Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcThúc đẩy quản lý chất lượng giáo dục đại học trong bối...

Thúc đẩy quản lý chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập


Các đại biểu, nhà khoa học, nhà quản lý tham dự hội thảo.
Các đại biểu, nhà khoa học, nhà quản lý tham dự hội thảo.

Tại Hội thảo quốc gia với chủ đề “Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” do Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tổ chức ngày 26/12, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, nhà quản lý, giảng viên đã cùng nhau trao đổi, bàn luận, chia sẻ những kinh nghiệm quý về quản lý chất lượng trong giáo dục đại học.

Thách thức trong mô hình quản lý chất lượng

Chia sẻ về các mô hình quản lý chất lượng trong cơ sở giáo dục đại học, TS Phan Huy Hùng, Trường Đại học Cần Thơ cho biết: chất lượng đại học là khái niệm đa chiều. Quản lý chất lượng được xem là một trong những yếu tố then chốt cho sự thành công và tồn tại của tổ chức nói chung, cơ sở giáo dục đại học nói riêng. Trong những thập kỷ qua, nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được đưa ra liên quan đến quản lý chất lượng. Thông qua các tiếp cận này, nhiều công cụ và mô hình khác nhau được sử dụng cho mục đích quản lý chất lượng.

Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trong nước.
Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trong nước.

Hiện giáo dục đại học sử dụng 3 mô hình quản lý chất lượng cơ bản: quản lý chất lượng tổng thể, quản lý chất lượng châu Âu và quản lý chất lượng thẻ điểm cân bằng.

Phân tích sâu về mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM), TS Phan Huy Hùng nêu 9 tiêu chí đánh giá, gồm: sự tham gia toàn diện của nhân viên, cải tiến liên tục, làm việc nhóm, trao quyền, đào tạo liên tục, sự hài lòng của khách hàng, cam kết – hỗ trợ, quản lý dân chủ, thay đổi trong văn hoá.

Dù được đánh giá cao và ứng dụng rộng rãi với các ưu điểm nổi trội như giảm lỗi trong quá trình thực hiện, tăng sự hài lòng của khách hàng, giảm chi phí, xây dựng văn hóa tổ chức cụ thể; song mô hình TQM vẫn mang đến nhiều thách thức, như yêu cầu nhiều thời gian và nguồn lực (con người, chi phí…), cần sự cam kết của cả tập thể, rủi ro khi thực hiện các hoạt động rời rạc.

Mô hình quản lý chất lượng châu Âu lại có tính phức tạp và cần nhiều nỗ lực để triển khai; khó khăn trong triển khai đối với cơ sở giáo dục đại học nhỏ và có nguồn lực hạn chế; đưa ra ít giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề được xác định cần cải thiện; dựa quá nhiều vào tự đánh giá nên dễ dẫn đến kết quả chủ quan và thiếu chính xác.

Với mô hình thẻ điểm cân bằng, một số vấn đề tiềm ẩn được kể đến như: chống lại sự thay đổi, thu thập và bảo đảm chất lượng dữ liệu phức tạp, quá chú trọng vào các số liệu tài chính, bỏ qua đánh giá thường xuyên, nguy cơ trì trệ và bỏ lỡ các cơ hội cải thiện…

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong quản lý chất lượng

Trong bối cảnh chuyển đổi số, bảo đảm chất lượng giáo dục chủ động đã nổi lên như một cách tiếp cận mới, ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là AI để dự đoán và giải quyết các vấn đề tiềm tàng trước khi chúng xảy ra. Cách tiếp cận này không chỉ dừng lại ở việc giám sát và cải tiến chất lượng mà còn nhấn mạnh vai trò của phân tích dữ liệu lớn trong việc hỗ trợ các quyết định chiến lược. Tại bậc đại học, AI hỗ trợ các nhà quản lý đánh giá hiệu quả chương trình học và tối ưu hóa tài nguyên dựa trên các phân tích chi tiết và chính xác.

Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ nhiều kinh nghiệm liên quan công tác quản lý chất lượng trong giáo dục đại học.
Tại hội thảo, các đại biểu chia sẻ nhiều kinh nghiệm liên quan công tác quản lý chất lượng trong giáo dục đại học.

Theo TS Kim Mạnh Tuấn, Đại học Quốc gia Hà Nội, việc ứng dụng AI không chỉ là một xu hướng mà còn là một nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số trong giáo dục.

Để khai thác tối đa lợi ích từ AI, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, các cơ sở giáo dục và các bên liên quan nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai công nghệ một cách hiệu quả và toàn diện.

AI mang lại cơ hội lớn cho hệ thống giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tối ưu hóa quản trị và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về hội nhập quốc tế. Với sự đầu tư mạnh mẽ và chiến lược triển khai rõ ràng, AI sẽ trở thành công cụ đắc lực để thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện và bền vững, góp phần vào việc xây dựng một xã hội tri thức hiện đại và công bằng.

Từ thực tế công tác này tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, TS Đinh Thị Kim Thương nêu ra một số bài học cơ bản về quản lý chất lượng khoa học công nghệ (KHCN), đó là phải có định hướng chiến lược rõ ràng; xây dựng tiêu chí đánh giá, nâng cao năng lực đội ngũ; tăng cường phối hợp liên ngành; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ; quản lý dữ liệu và thông tin hiệu quả, đánh giá và phản hồi thường xuyên; khuyến khích đổi mới sáng tạo và tham gia vào cộng đồng quốc tế.

Trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của KHCN, việc quản lý chất lượng là một yếu tố then chốt bảo đảm sự thành công, bền vững trong các nghiên cứu và ứng dụng.

Qua quá trình phân tích và rút ra bài học từ thực tiễn công tác quản lý chất lượng KHCN, có thể thấy việc xây dựng chiến lược phát triển rõ ràng, kết hợp với các tiêu chí đánh giá phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và nâng cao chất lượng nghiên cứu. Cùng với đó, việc đào tạo nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, tăng cường phối hợp liên ngành, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ là những biện pháp cần thiết để tối ưu hóa hiệu quả của hoạt động KHCN.

Ngoài ra, công tác quản lý dữ liệu và thông tin hiệu quả, thực hiện quy trình đánh giá, phản hồi thường xuyên sẽ góp phần tạo ra môi trường làm việc tích cực, khuyến khích đổi mới sáng tạo và ứng dụng các công nghệ tiên tiến.

Nhìn ra các quốc gia trên thế giới, PGS.TS Nguyễn Văn Tuân – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủ đô Hà Nội nhấn mạnh: các nước đã triển khai nhiều phương pháp và mô hình quản lý chất lượng khác nhau, từ việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá đến ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý. Những điều đó vừa khẳng định vai trò, vừa giúp cải thiện chất lượng đào tạo, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu  và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động.

 

Hội thảo “Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” là cơ hội để các nhà giáo dục, nhà khoa học và chuyên gia chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh hiện nay. 

Hội thảo thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trong nước. Từ hơn 100 bài nghiên cứu được gửi về, Hội thảo đã lựa chọn khoảng 80 bài để đăng trong Kỷ yếu Hội thảo. Các báo cáo đã mang lại nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích, góp phần thúc đẩy quản lý chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập.

 



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/thuc-day-quan-ly-chat-luong-giao-duc-dai-hoc-trong-boi-canh-hoi-nhap.html

Cùng chủ đề

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội-cơ sở đào tạo nhân lực đa ngành, uy tín

Dự lễ kỷ niệm còn có các thế hệ lãnh đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Hà Tây, Trung cấp Kỹ thuật đa ngành Sóc Sơn – là những đơn vị tiền thân, đơn vị được sáp nhập để phát triển thành Trường Đại học Thủ đô Hà Nội và đông đảo giảng viên, học viên, sinh viên, học sinh của nhà trường. Tự hào truyền thống 65 năm xây dựng – phát...

Không gian trưng bày Trường ĐH Thủ đô Hà Nội

Một dấu ấn đậm nét trong chuỗi hoạt động nhân kỷ niệm 65 năm truyền thống (1959 – 2024) và 10 năm thành lập Trường Đại học Thủ đô Hà Nội (2014 – 2024) là không gian trưng bày truyền thống, thành tựu của nhà trường nằm tại khuôn viên của trụ sở chính (số 98, phố Dương Quảng Hàm, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội). Không gian trưng bày truyền thống, thành tựu được chuẩn bị...

Phát huy giá trị liên văn hóa trong xu hướng hội nhập toàn cầu

Thúc đẩy giáo dục liên văn hóa, giao tiếp liên văn hóa, truyền thông trong bối cảnh văn hóa hội tụ;… là nội dung quan trọng tại Hội thảo khoa học quốc tế ICCE 2024 do Trường Đại học Thủ đô Hà Nội phối hợp Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, Báo Kinh tế & Đô thị cùng các đối tác trong và ngoài nước tổ chức. Đa dạng nội dung nghiên cứu về liên văn...

Đào tạo nhân lực đáp ứng xu thế quốc tế hoá giáo dục

Bắt đầu từ xây dựng chương trình đào tạo Trong những thập kỷ qua, một số thuật ngữ được các nhà khoa học sử dụng để nói về giáo dục liên văn hóa như giáo dục xuyên văn hóa, đa văn hóa và liên văn hóa. Dù có nhiều cách gọi khác biệt, các thuật ngữ này đều hướng tới một mục tiêu chung: thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa các cá nhân thuộc các nền văn hóa...

Giáo dục liên văn hóa trong bối cảnh hội nhập- bức tranh văn hóa đa sắc

9 đơn vị đồng tổ chức Hội thảo Hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa và Giáo dục lần thứ V năm 2024 (ICCE 5) gồm phiên toàn thể và các phiên chuyên đề với 6 tiểu ban: những vấn đề chung về liên văn hóa; giáo dục và các phạm trù liên văn hóa; giáo dục liên văn hóa trong môi trường đại học; giáo dục liên văn hóa trong môi trường giáo dục phổ thông; liên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND huyện xin nghỉ hưu trước tuổi

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Chí Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Phong (Bắc Ninh) đã chủ động xin nghỉ hưu trước tuổi để thuận lợi trong việc sắp xếp bộ máy. Ngày 25/12, ông Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ký Quyết định số 1754/QĐ-UBND về việc nghỉ hưu trước tuổi đối với ông Nguyễn Chí Cường, Chủ tịch UBND huyện Yên Phong nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, ông Nguyễn Chí Cường được nghỉ hưu trước tuổi kể...

Công an Nam Định được tặng Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ

Kinhtedothi - Năm 2024, Công an tỉnh Nam Định triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” với khẩu hiệu hành động "Xây dựng lực lượng Công an Nam Định thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại". Nhìn lại chặng đường 1 năm qua, cán bộ, chiến sĩ Công an toàn tỉnh đã quyết tâm phấn đấu, hoàn thành xuất sắc và vượt mức các chỉ tiêu thi đua của...

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức

Kinhtedothi - Toạ đàm “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc – Cơ hội và thách thức” được Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay (27/12) với sự tham dự của các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình, trực tiếp và toàn diện của Đảng, đất nước ta, dân tộc đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, tích lũy đủ thế và lực cho sự phát...

10 điểm nhấn tiêu biểu của ngành Xây dựng trong năm 2024

Hoàn thiện dự án luật và hành lang pháp lý chuyên ngành Ngày 26/11/2024, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn (Luật số 47/2024/QH14) với tỷ lệ tán thành cao, Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 tại Quyết...

Hà Nội nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi, thủy sản

Sau hơn 3 năm triển khai Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi (bò thịt, bò sữa) và thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025, lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản của Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong lĩnh vực chăn nuôi bò thịt, bò sữa, đã tăng tỷ lệ đàn bò lai có tầm vóc, năng suất, chất lượng tốt, nâng cao giá...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Đây mới là bản chuẩn của câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’

"Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" đều là những câu nói quen thuộc được lan truyền trong dân gian."Cả hai bản này đều chưa được công nhận", PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học nói.Từ điển tục ngữ thống kê "Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng" và biến thể khác là "Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm...

Cảnh báo tình trạng học sinh bị dụ dỗ ‘nuôi’ búp bê Kumanthong

Ngày 26/12, Công an tỉnh Quảng Nam có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Quảng Nam đề nghị phối hợp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên trước trào lưu “nuôi” búp bê Kumanthong. ...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Các trường đại học Mỹ kêu gọi sinh viên quốc tế trở về trường trước khi ông Trump nhậm chức

Một số trường đại học tại Mỹ khuyến khích sinh viên quốc tế sớm quay trở lại trường sau kỳ nghỉ đông, do lo ngại lệnh cấm đi lại có thể được áp dụng sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức. ...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn, khó khăn, thách thức của ngành Giáo dục năm 2024

TPO - Năm 2024, đánh dấu thời điểm hoàn thành chu trình đầu tiên triển khai Chương trình GDPT 2018 đối với ba cấp học đồng bộ trên cả nước. Danh mục sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đã hoàn thành việc thẩm định và phê duyệt. Bộ GD&ĐT cũng chuẩn bị mọi điều kiện để đổi mới thi cử. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập, khó khăn. TPO - Năm 2024,...

Tạm đình chỉ cô giáo ở Hà Nội bị phụ huynh tố tát vào mặt, kéo lê trẻ lớp 3

Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh tố có “tác động vật lý” và học sinh lớp 3 trong giờ giáo dục thể chất. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng chia sẻ con mình là K. (học sinh lớp 3 Trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội) bị cô giáo "tác động vật lý" vào mặt, cổ, tay trong...

Trường đại học Luật TP.HCM sẽ mở thêm 3 ngành mới, tăng chỉ tiêu lên 4.000

Năm 2025, Trường đại học Luật TP.HCM dự kiến sẽ tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, mở thêm tối thiểu 3 ngành mới các lĩnh vực kinh doanh và quản lý, pháp luật. Tối 27-12, Trường đại học Luật TP.HCM...

Thực hư vụ phụ huynh Hà Nội bức xúc vì con trai lớp 3 bị giáo viên kéo ra khỏi lớp, “tác động vật...

Xác nhận với báo Dân Việt, bà Bùi Thị Chuyên, Hiệu trưởng trường Tiểu học La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội cho biết, tạm thời đình chỉ cô giáo 1 tuần để phục vụ điều tra khi phụ huynh phản ánh con bị “tác động vật lý”. ...

TP.HCM: 310 học sinh lớp 12 phải kiểm tra lại môn tiếng Anh

Tất cả học sinh lớp 12 Trường THPT Trần Hữu Trang, TP.HCM phải làm bài kiểm tra lại môn tiếng Anh trong đợt thi cuối học kỳ 1. Trường THPT Trần Hữu Trang đã có thông báo chính thức, yêu cầu tất cả học...

Mới nhất

Điểm nhấn trên tàu đổ bộ Trung Quốc vừa được hạ thủy

Tàu đổ bộ Type 076 của Hải quân Trung Quốc vừa được hạ thủy mang thiết kế lớn hơn những con tàu cùng...

Tạm đình chỉ cô giáo ở Hà Nội bị phụ huynh tố tát vào mặt, kéo lê trẻ lớp 3

Trường Tiểu học La Khê (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tạm đình chỉ cô giáo bị phụ huynh tố có “tác động vật lý” và học sinh lớp 3 trong giờ giáo dục thể chất. Mới đây, một phụ huynh đã đăng tải bài viết lên mạng chia sẻ con mình là K. (học sinh lớp 3 Trường Tiểu...

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS....

Trường đại học Luật TP.HCM sẽ mở thêm 3 ngành mới, tăng chỉ tiêu lên 4.000

Năm 2025, Trường đại học Luật TP.HCM dự kiến sẽ tăng mạnh chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy, mở thêm tối thiểu 3 ngành mới các lĩnh vực kinh doanh và quản lý, pháp luật. ...

Mới nhất