Trang chủDi sảnBảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được thực hiện một cách toàn diện, đạt được nhiều kết quả quan trọng; nhiều di sản thay đổi, hồi sinh, qua đó góp phần vào sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Thừa Thiên – Huế có hệ thống di sản phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh với nhiều loại hình khác nhau. Ngày nay, Huế là Cố đô duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được nguyên vẹn kiến trúc thành quách, cung điện, lăng tẩm.. cùng hàng vạn hiện vật, cổ vật đặc biệt quý hiếm.

Công cuộc bảo tồn, trùng tu di tích Huế, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tôn tạo cảnh quan môi trường tại khu di sản Huế luôn được chú trọng và gắn liền với việc đẩy mạnh trao đổi hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn tiên tiến của thế giới và phát triển nguồn nhân lực địa phương. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tôn tạo, trùng tu hệ thống di tích lịch sử một cách toàn diện, có hệ thống. Từ năm 1996 đến nay, đã có gần 200 công trình, trong đó có các công trình tiêu biểu như Điện Kiến Trung, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh… đã được tu bổ, phục dựng; với số tiền hơn 2.265 tỉ đồng từ nguồn vốn Trung ương và địa phương.

baoton-1.jpg
Huế là địa phương nổi tiếng về di sản, với 8 di sản đã được UNESCO vinh danh

Tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã và đang thực hiện Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế nhằm thực hiện các mục tiêu gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực I di tích đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội.

Đối với các di tích nằm ngoài Quần thể di tích Cố đô Huế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị tiếp tục được quan tâm chỉ đạo triển khai đồng bộ. Việc tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử, cách mạng và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ được tiến hành thường xuyên. Giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh đã tiến hành tu bổ, tôn tạo gần 40 công trình di tích tại các huyện, thị xã và TP. Huế.

Năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ Bảo tồn di sản Huế, giao cho UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế trực tiếp quản lý, nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ. Từ khi thành lập đến nay, Quỹ đã nhận được hơn 8 tỉ đồng ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị.

baoton-2.jpg
Điện Kiến Trung rất đẹp và uy nghi, một trong những công trình vừa được tu bổ

Nói về Quỹ bảo tồn di sản Huế, ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng là Giám đốc Quỹ Bảo tồn di sản Huế cho hay, thời gian tới, với nhiệm vụ được giao, Trung tâm sẽ có nhiều giải pháp để huy động nguồn lực cho Quỹ; nhưng trước hết là tuyên truyền để cộng đồng hiểu thêm nội dung ý nghĩa của Quỹ qua đó cùng chung tay cho công cuộc bảo tồn di sản. Không phải là ủng hộ quỹ số tiền nhiều hay ít, mà quan trọng là bày tỏ sự quan tâm đến di sản của mọi tầng lớp nhân dân.

“Bối cảnh kinh tế đang còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp, đơn vị rất quan tâm đến bảo tồn di sản Huế nhưng không có nhiều nguồn lực. Trung tâm sẽ kết nối, phát động đến các doanh nghiệp có điều kiện và tâm huyết với di sản văn hóa; đồng thời cũng có thể kêu gọi một số tỉnh, thành trong nước ủng hộ Quỹ. Ý nghĩa lớn chính là đóng góp cho quỹ của quốc gia chứ không riêng gì cho Huế, vì di sản Huế là của cả đất nước. Quần thể Di tích Cố đô Huế rất nhiều dự án cần được tu bổ và rất cấp thiết, nên từ nguồn lực của Quỹ để lựa chọn phân bổ phù hợp tùy theo quy mô, tính chất của công trình di tích cần trùng tu, bảo tồn. Quỹ Bảo tồn di sản Huế không chỉ dành cho các di tích ở Quần thể Di tích Cố đô Huế mà còn nhiều di tích văn hóa, di sản phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Trung nhấn mạnh.

baoton-3.jpg
Việc bảo tồn di sản tại Cố đô Huế giúp phát huy giá trị di sản và tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế – xã hội

Hiện nay, Thừa Thiên – Huế đang tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định xây dựng và phát triển Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Nghị quyết số 54/NQ-TW của Bộ Chính trị là động lực để thúc đẩy phát triển các giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế một cách bền vững, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên – Huế trong việc huy động các nguồn lực phát triển văn hóa. Trên cơ sở Nghị quyết 54, nhiều chính sách, nhiều kế hoạch phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được ban hành nhằm khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh con người Huế chung tay bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên đất Cố đô, xây dựng một TP. Huế vừa cổ kính, vừa hiện đại.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, công cuộc bảo tồn di sản văn hóa tại Cố đô Huế luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy giá trị di sản và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh cũng như khu vực và cả nước, trọng tâm là kinh tế du lịch – dịch vụ. Các loại hình di sản văn hóa của Cố đô Huế sau khi được UNESCO công nhận đã trở thành nguồn lực có giá trị vô cùng to lớn để khai thác và phát triển kinh tế – xã hội địa phương; góp phần xây dựng tỉnh theo hướng “Di sản văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”…

Đến nay, Thừa Thiên – Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 6 di sản của riêng Huế (Quần thể Di tích Cố đô Huế -1993 – Di sản vật thể; Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam – 2003 – Di sản phi vật thể; Mộc bản triều Nguyễn – 2009 – Di sản tư liệu; Châu bản triều Nguyễn – 2014 – Di sản tư liệu; Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế – 2016 – Di sản tư liệu; Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế – 2024 – Di sản tư liệu) và 2 di sản chung với các địa phương khác (Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt)

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-co-do-hue-381261.html

Cùng chủ đề

Nỗi lòng bảo tồn di sản văn hoá Ca trù

Nhiều năm qua, những nghệ nhân tại huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) vẫn miệt mài với nghiệp giữ gìn, bảo tồn di sản văn hoá Ca trù dẫu "cơm áo không đùa với khách thơ". Giữ gìn di sản Như thường lệ, vào mỗi chiều thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, Câu lạc bộ Ca trù Nguyễn Công Trứ (CLB) lại tổ chức sinh hoạt. Những làn điệu ca trù được các thành viên CLB cất vang trong không gian...

WWF hỗ trợ Quảng Trị bảo tồn loài Sao la tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3164/QĐ-UBND ngày 23/12/2024 phê duyệt dự án “Bảo tồn loài Sao la” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa do tổ chức World Wide Fund for Nature (WWF) tài trợ. Với tổng vốn viện trợ không hoàn lại 27.584 USD, tương đương gần 665 triệu đồng và thời gian thực hiện đến hết tháng 12/2025, Dự án gắn với mục tiêu nhằm phát hiện và bảo...

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều...

Tuyên Quang: Tăng cường công tác bảo tồn và phát triển kinh tế từ nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp

Những năm gần đây, ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện những mô hình phát triển kinh tế từ nuôi động vật hoang có nguồn gốc hợp pháp, các mô hình đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình.Những năm gần đây, ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang đã siết chặt công tác quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã, qua đó góp phần...

Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hoá phi vật thể “Thực hành Then”

"Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Những năm qua, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Lạng Sơn đã chung tay gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị để di sản Then trở thành tài sản chung của nhân loại. Loại hình nghệ thuật đặc sắc Năm 2019, "Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam" chính...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đối với bà Vương Ngọc Hà

Thủ tướng Chính phủ ban hành các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm nhân sự UBND 2 tỉnh Hà Giang và Đắk Nông. * Đối với tỉnh Hà Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 23/12/2024 phê chuẩn...

Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh đối với bà Trịnh Thị Minh Thanh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1323/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Trịnh Thị Minh Thanh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh kể từ ngày 10/12/2024. ...

Cương quyết xóa bỏ cơ chế ‘xin cho’, loại bỏ các quy định cản trở phát triển

Yêu cầu khẩn trương ban hành 130 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, Thủ tướng nhấn mạnh cần phát huy hơn nữa tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, lắng nghe, thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, cương quyết xóa bỏ cơ chế "xin cho", không tạo ra hệ sinh...

Tổng kết công tác phối hợp ban hành các Luật, Nghị quyết lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Kỳ họp thứ 8,...

(TN&MT) - Chiều tối 25/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV do Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ...

Bảo đảm sự gắn kết giữa công tác xây dựng với thi hành pháp luật

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội và các cơ quan có liên quan đã khẩn trương chuẩn bị, giúp Chính phủ phối hợp với UBTVQH kịp thời tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15 để sớm đưa các luật, nghị quyết được Quốc hội thông...

Bài đọc nhiều

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều...

Ngũ trò của làng Viên Khê-một làng cổ ở Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất và được các thế hệ chắt chiu, chọn lọc và trao truyền cho đến ngày nay. Ngũ trò Viên Khê hay còn gọi là dân ca, dân...

Hang Sơn Đoòng: Kỳ Quan Địa Chất Lớn Nhất Thế Giới Tại Quảng Bình

Hang Sơn Đoòng, một trong những kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ nhất thế giới, nằm trong vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc tỉnh Quảng Bình. Không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam, hang động này còn là minh chứng cho sức mạnh kỳ diệu của tự nhiên trong việc tạo nên những công trình vượt xa trí tưởng tượng của con người. Câu chuyện về sự phát hiện Sơn Đoòng bắt...

Nón ngựa Phú Gia đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nón ngựa Phú Gia, ‘kiệt tác’ nón lá của làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) vinh dự đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia… Không chỉ là chiếc nón Nghề chằm nón ngựa ở làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) hình thành đến nay đã hơn  200 năm. Từ đó đến nay, người dân làng Phú Gia không ngừng gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống của...

Đắk Lắk: Nghề làm gốm thủ công truyền thống của người Mnông được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3991/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người Mnông xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Nghề làm gốm của người Mnông ở xã Yang Tao, huyện Lắk là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt. Trải qua bao thăng trầm, đến nay đồng bào...

Cùng chuyên mục

Bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An

Để bảo vệ môi trường di sản quần thể danh thắng Tràng An, cần định kỳ đánh giá tác động môi trường trong khu di sản; phát huy vai trò của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp và xã hội hoá các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường...   TS. Nguyễn Song Tùng, Viện trưởng Viện Địa lý Nhân văn phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: VGP/Hoàng Giang Ngày 18/9, tại Ninh Bình, Viện Địa lý Nhân văn...

Khu di sản Hoàng thành Thăng Long sẽ được mở rộng thêm 13.800m2

Sáng 25-12, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị bàn giao đất quốc phòng, tài sản gắn liền trên đất giữa Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tại 28A, Điện Biên Phủ (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội). Đại tá Đinh Như Huệ, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị (Thừa uỷ quyền của Tổng cục Chính trị) cho biết, việc bàn giao...

Phở Hà Nội trở thành Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia

Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hoá ẩm thực của Hà Nội. Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL đưa vào Danh mục...

Quốc Oai đón danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai hội chùa Thầy

Tối 12-4, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy (xã Sài Sơn), huyện Quốc Oai tổ chức chương trình đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và khai hội chùa Thầy; khai mạc Tuần lễ văn hóa du lịch huyện Quốc Oai 2024 với chủ đề “Quốc Oai - Khơi nguồn di sản”. Về dự chương trình có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương;...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Mới nhất

5 thực phẩm nên tránh khi bị thiếu máu do thiếu sắt

Một số loại thực phẩm có thể ngăn chặn sự hấp thụ sắt trong cơ thể. Những người bị thiếu máu do thiếu sắt cần tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm để giúp phục hồi lượng...

Đắk Lắk – nơi cao nguyên đầy nắng và gió

Đắk Lắk - vùng đất cao nguyên đầy nắng gió, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và nền văn hóa phong phú.  Những thác nước như Dray Nur, Dray Sap đổ xuống từ độ cao, tạo nên những bọt nước trắng xóa, hòa quyện cùng màu xanh mát của rừng núi. Những cánh đồng cà phê bạt...

Hỗ trợ người thu nhập thấp nhiều gói vay ưu đãi

Đã có giải pháp cho vay mới giúp người lao động có nhu cầu vay nhưng thu nhập thấp - gặp khó khăn khi tiếp cận các gói vay truyền thống tại ngân hàng. ...

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vượt mốc 3.000 bài công bố Quốc tế

NDO - Ngày 26/12, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến tháng 12/2024, đơn vị này đã công bố 4.153 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị trong và ngoài nước. Trong đó, số bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế thuộc danh...

Bộ Y tế đề xuất chính sách hỗ trợ sinh viên ngành Y tương tự ngành Sư phạm

Bộ Y tế đề xuất nghiên cứu một số cơ chế hỗ trợ học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên ngành y, nhằm khuyến khích họ trong bối cảnh nguồn nhân lực y tế hiện tại chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của đất nước. Bộ Y tế đề xuất chính sách hỗ trợ sinh...

Mới nhất