Trang chủNewsNhân quyềnBảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động đang ngày càng trở nên bức thiết và thu hút sự quan tâm của chính phủ các quốc gia, khi lực lượng lao động chiếm tỷ lệ lớn trong dân số toàn cầu (khoảng 60% là người lao động từ 15 tuổi trở lên). Các yếu tố như khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, pháp luật và sự phát triển của khoa học công nghệ cũng có nguy cơ đẩy người lao động dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết.

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay
Lao động ngành may mặc, một ngành thâm dụng lao động lớn. (Ảnh minh họa)

Thực thi các luật bảo đảm quyền của người lao động còn là điểm nghẽn

Mặc dù Việt Nam đã có những nỗ lực trong việc cải thiện quyền lợi lao động thông qua các luật và quy định như Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH),… nhưng việc thực thi vẫn gặp nhiều khó khăn. Các quyền cơ bản của người lao động trong nhiều trường hợp còn chưa được bảo đảm đầy đủ, khiến nhiều người lao động không có tiếng nói trong việc đòi hỏi quyền lợi và bảo vệ mình trước những vi phạm từ phía chủ sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, mức lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sống cơ bản của họ trong bối cảnh chi phí sinh hoạt ngày càng tăng cao, khiến tình trạng thu nhập thấp và đời sống khó khăn tiếp tục là vấn đề lớn.

Tình trạng lao động phi chính thức ở Việt Nam đang gây ra nhiều vấn đề lớn về sự bền vững kinh tế và xã hội. Báo cáo của Tổng cục Thống kê “Tổng quan về lao động có việc làm phi chính thức ở Việt Nam” (2021) cho thấy lao động phi chính thức ở Việt Nam chiếm khoảng 36 triệu người, tương đương 68,5% tổng lực lượng lao động. Đối tượng này chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm tới 77,9% số lao động.

Mặc dù hình thức này là một giải pháp tạm thời cho những người không thể tìm được việc làm chính thức, nhưng nó đồng thời khiến họ phải chịu thiệt thòi về các quyền lợi được hưởng theo quy định của pháp luật.

Với những người lao động có hợp đồng, đặc biệt là lao động ngành may mặc, một ngành thâm dụng lao động lớn, cũng còn nhiều vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc, thu nhập.

Theo báo cáo “Đánh giá nhanh về điều kiện lao động trong ngành may mặc của Việt Nam năm 2022 của tổ chức Phòng chống nô lệ quốc tế (Anti-slavery International), đã chỉ ra những bất cập liên quan đến điều kiện lao động chưa bảo đảm như họ phải làm việc trong điều kiện khó khăn với thời gian làm việc kéo dài (9-13 giờ/ngày); tiền lương và đời sống còn khó khăn: Mức lương trung bình dao động từ 4 đến 14 triệu VND/tháng (tương đương khoảng 180-600 USD), không đủ để trang trải cuộc sống tại các thành phố lớn; điều kiện sống cũng rất nghèo nàn, họ thường phải thuê các căn phòng chật hẹp, thiếu trang thiết bị cần thiết; an toàn lao động chưa được tuân thủ nghiêm túc (không được đào tạo đầy đủ về an toàn lao động và thường phải đối mặt với các nguy cơ về sức khỏe như tiếp xúc với hóa chất độc hại, bụi bẩn…).

Để tạo cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi của người lao động, Việt Nam đã có nhiều bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hệ thống pháp luật, bao gồm các quy định trực tiếp trong Bộ luật Lao động, Luật BHXH, Luật An toàn, vệ sinh lao động và Luật Hình sự.

Bộ luật Lao động năm 2019 là văn bản pháp luật cốt lõi, bảo vệ quyền lợi người lao động thông qua việc quy định các quyền cơ bản như quyền làm việc, quyền được trả lương hợp lý, nghỉ ngơi, an toàn lao động, và bình đẳng giới[1], nhưng vẫn tồn tại những khoảng trống trong thực thi, chưa bảo vệ đầy đủ cho người lao động phi chính thức hoặc lao động thời vụ.

Những lao động này không được hưởng mức lương tối thiểu, an sinh xã hội hay bảo hiểm y tế (BHYT) như lao động chính thức. Quá trình giải quyết tranh chấp lao động thường rất phức tạp, tốn kém và kéo dài, gây khó khăn cho người lao động, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Các doanh nghiệp vi phạm quy định lao động nhiều khi chỉ bị phạt nhẹ hoặc không bị xử lý nghiêm khắc…

Luật BHXH năm 2014 bảo vệ các quyền lợi an sinh xã hội cho người lao động, đặc biệt là trong các trường hợp như ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ hưu và thai sản. Tuy nhiên, phạm vi bao phủ của luật này vẫn còn hạn chế như lao động trong khu vực phi chính thức và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận BHXH bắt buộc. Việc tận dụng và xử lý các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm người lao động vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người lao động khỏi các rủi ro nghề nghiệp, nhưng việc thực thi luật ở các doanh nghiệp nhỏ hoặc khu vực nông thôn chưa được đồng đều do thiếu giám sát và ý thức tuân thủ pháp luật. Nhóm lao động không có hợp đồng cũng chưa được bảo vệ đầy đủ về bảo hiểm và quyền lợi lao động.

Bộ Luật hình sự (BLHS) hiện hành quy định về bảo vệ quyền lợi của người lao động được cụ thể hóa thông qua một loạt tội danh và chế tài nhằm xử lý các hành vi vi phạm. Thực tế việc xử lý các hành vi phạm tội, đặc biệt là tội cưỡng bức lao động (Điều 297 BLHS), tội vi phạm quy định về an toàn lao động (Điều 295 BLHS) vẫn còn nhiều khó khăn. Việc giám sát và xử lý các hành vi bóc lột thường gặp khó khăn do một số doanh nghiệp né tránh bằng cách không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng mờ ám với người lao động.

Nhiều lao động phi chính thức hoặc lao động tự do có thể không được bảo vệ đầy đủ bởi luật pháp do họ không thuộc diện ký kết hợp đồng chính thức. Các vụ cưỡng bức lao động thường rất khó phát hiện, và khi phát hiện, việc thu thập chứng cứ và chứng minh tội phạm là rất khó khăn, đặc biệt khi người lao động bị kiểm soát hoặc đe dọa không dám tố cáo. Trong một số ngành nghề nguy hiểm, việc bảo đảm an toàn lao động vẫn là thách thức lớn, đặc biệt ở các khu vực có điều kiện làm việc kém hoặc các doanh nghiệp nhỏ.

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay
Nữ công nhân lao động tại Hà Nội được khám sức khỏe sinh sản miễn phí. (Nguồn: LĐTĐ)

Nỗ lực triển khai các sáng kiến, chương trình tăng cường quyền lợi cho người lao động

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã triển khai nhiều sáng kiến và chương trình nhằm cải thiện điều kiện làm việc và tăng cường quyền lợi cho người lao động. Một trong những chương trình nổi bật là Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021- 2025 (Quyết định số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 16/02/2022), tập trung vào việc nâng cao nhận thức và cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho người lao động trong các ngành công nghiệp nguy hiểm như xây dựng, khai thác khoáng sản và sản xuất hóa chất.

Bên cạnh đó, chương trình cải cách chính sách tiền lương theo Quyết định số 135/QĐ-TTg ngày 31/01/2024 của Thủ tướng chính phủ đã và đang được triển khai nhằm bảo đảm người lao động được trả lương xứng đáng và công bằng hơn. Mục tiêu của chương trình này là điều chỉnh mức lương tối thiểu, đảm bảo phù hợp với mức sống và chi phí sinh hoạt thực tế của người lao động, đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng cao.

Ngoài ra, các tổ chức công đoàn tại Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động. Thông qua các cuộc đối thoại xã hội giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, công đoàn đã tham gia vào việc thương lượng các điều kiện làm việc, tiền lương, và các chế độ phúc lợi khác cho người lao động, góp phần nâng cao vị thế và quyền lợi của họ trong xã hội.

Việt Nam không chỉ tập trung vào các cải cách nội bộ mà còn đẩy mạnh hợp tác quốc tế để bảo vệ quyền lợi người lao động. Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có các điều khoản liên quan đến quyền lao động, trong đó đáng chú ý nhất là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động và bảo đảm quyền lợi của họ, việc áp dụng những giải pháp sáng tạo và thực tiễn là rất quan trọng. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại Việt Nam.

Một là, tăng cường thực thi luật pháp liên quan đến bảo vệ quyền lợi người lao động.

Bên cạnh việc thường xuyên cập nhật các quy định liên quan đến quyền lợi người lao động thì việc triển khai áp dụng trong thực tiễn phải được đẩy mạnh thường xuyên. Cần mở rộng bảo vệ pháp lý cho người lao động trong khu vực phi chính thức.

Chính phủ cần tìm cách đưa các lao động này vào hệ thống bảo vệ chính thức thông qua các hợp đồng đơn giản, cải thiện quyền tiếp cận an sinh xã hội và khuyến khích doanh nghiệp chuyển đổi lao động phi chính thức thành lao động chính thức. Để giải quyết tình trạng này, cần tăng cường các biện pháp giám sát và thực thi nghiêm chỉnh. Đồng thời, thiết lập một kênh truyền thông công khai, ứng dụng công nghệ để nêu rõ các doanh nghiệp vi phạm nhằm tăng cường tính minh bạch và công khai, giúp người lao động dễ dàng nhận diện các đơn vị không tuân thủ.

Hai là, đẩy mạnh công tác giám sát và xử lý các vi phạm về lao động.

Công tác giám sát thường xuyên là yếu tố quyết định trong việc bảo vệ người lao động khỏi các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, do lực lượng thanh tra lao động còn mỏng, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp có rủi ro cao như xây dựng và dệt may, nhiều vi phạm vẫn chưa được phát hiện và xử lý kịp thời.

Để khắc phục, cần thiết lập một hệ thống quản lý dữ liệu lao động tập trung, ghi nhận thông tin về điều kiện làm việc và các báo cáo từ thanh tra cũng như người lao động. Hệ thống này sẽ giúp phân tích mức độ vi phạm, ưu tiên xử lý các trường hợp nghiêm trọng, đồng thời tăng cường sự phối hợp với các tổ chức quốc tế để đảm bảo hiệu quả và tính khách quan trong việc giám sát và xử lý.

Bảo vệ quyền của người lao động ở Việt Nam hiện nay
Luật BHXH năm 2014 bảo vệ các quyền lợi an sinh xã hội cho người lao động, đặc biệt là trong các trường hợp như ốm đau, tai nạn lao động, nghỉ hưu và thai sản.

Ba , cải tiến hệ thống BHXH và các chính sách phúc lợi để bảo đảm quyền lợi tốt hơn cho người lao động.

Việc trốn đóng BHXH từ các doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực phi chính thức là một vấn đề nổi lên trong thực tiễn cần áp dụng công nghệ blockchain vào hệ thống BHXH, giúp quản lý minh bạch và ngăn chặn các hành vi trốn đóng bảo hiểm.

Việc cấp mã số bảo hiểm cá nhân duy nhất cho từng người lao động sẽ tạo ra khả năng truy xuất thông tin đóng bảo hiểm dễ dàng. Đồng thời, các chính sách phúc lợi như bảo hiểm thất nghiệp và BHYT cần được điều chỉnh linh hoạt hơn để đáp ứng nhu cầu của người lao động trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi nhanh chóng.

Bốn là, đào tạo người lao động về quyền của họ và các biện pháp bảo vệ bản thân trong bối cảnh kinh tế thay đổi.

Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay là nhiều người lao động không nắm rõ quyền lợi của mình, khiến họ dễ rơi vào các tình huống bị xâm phạm quyền lợi. Để giải quyết, cần đẩy mạnh các chương trình đào tạo về quyền lợi lao động thông qua các hình thức như hội thảo trực tuyến và ứng dụng di động.

Các ứng dụng này không chỉ cung cấp thông tin về quyền lợi của người lao động mà còn hỗ trợ họ báo cáo các vi phạm một cách an toàn, bảo đảm bảo mật. Đồng thời, việc đào tạo kỹ năng để đối phó với các biến đổi của thị trường lao động, như tự động hóa và toàn cầu hóa, sẽ giúp người lao động nâng cao khả năng tự bảo vệ và phát triển bền vững trong công việc.

Năm là, mở rộng cơ hội hợp tác quốc tế và nâng cao năng lực quản lý lao động.

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu, tạo ra nhiều cơ hội để hợp tác trong lĩnh vực lao động. Để cải thiện, Việt Nam cần tăng cường năng lực quản lý lao động thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực của các cơ quan chức năng trong nước mà còn tạo điều kiện cho việc phát triển một thị trường lao động chuyên nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các giải pháp trên không chỉ giúp cải thiện quyền lợi của người lao động mà còn tạo nền tảng cho một lực lượng lao động vững mạnh, có nhận thức và kỹ năng cao, sẵn sàng đối mặt với các thách thức của thị trường lao động hiện đại.


[1] Đọc thêm Điều 8, 90, 91, 93, 105, 106, 107, 138, 139, 168 Bộ Luật lao động năm 2019





Nguồn: https://baoquocte.vn/bao-ve-quyen-cua-nguoi-lao-dong-o-viet-nam-hien-nay-296259.html

Cùng chủ đề

VietinBank thông báo gia hạn thời gian nộp hồ sơ đề xuất

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) thông báo gia hạn thời gian nộp hồ sơ đề xuất của Gói thầu “Thuê dịch vụ Cloud và triển khai Chatbot GenAI trên Cloud - 1 năm”.Căn cứ hồ sơ yêu cầu “Thuê dịch vụ Cloud và triển khai Chatbot GenAI trên Cloud - 1 năm” của VietinBank đã phát hành ngày 18/12/2024; VietinBank thông báo gia hạn Gói thầu với thông tin như sau: - Thời hạn nộp hồ...

Sự kiện trọng đại khi Việt Nam lần đầu đăng cai lễ ký Công ước của Liên Hợp Quốc

Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai lễ ký một Công ước của Liên Hợp Quốc, đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu một mốc mới trong đối ngoại đa phương của Việt Nam. Ngày 24/12 tại New York, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Công ước Liên Hợp Quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức lễ ký Công ước. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn...

Vùng Đông Nam Bộ thu trên 215.100 tỷ đồng từ du lịch

Trong năm 2024, toàn vùng Đông Nam Bộ đón trên 73 triệu lượt khách, tăng 12,6% so với năm 2023 và tổng doanh thu đạt trên 215.100 tỷ đồng. ...

Chính phủ và Quốc hội họp triển khai thi hành 18 luật, 21 nghị quyết

Chiều 25/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV. ...

Ảnh chụp Tổng Bí thư Tô Lâm và huyền thoại Kenny G giành giải ‘Khoảnh khắc vàng’

TPO - Sáng 25/12, tại trụ sở Thông tấn xã Việt Nam (Hà Nội), đã diễn ra lễ trao giải ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 7 năm 2024. Giải ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng đã bước sang năm thứ 7. Đây là sân chơi lớn cho các nhà báo, nhà nhiếp ảnh, thể hiện tài năng, nghiệp vụ và góc nhìn độc đáo của mình thông qua tác phẩm ảnh báo chí. Qua đó phản ánh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết số 35-NQ/TW) xác định các nội dung chủ yếu gồm: Đối tượng, phương thức chống phá của các thế lực thù địch; mục tiêu, quan điểm và một số nhiệm vụ, giải pháp…

Thường trực Ban Bí thư làm việc với các cơ quan của Đảng, Mặt trận Tổ quốc về Nghị quyết 18

Tính đến ngày 23/12, toàn bộ các cơ quan, Ban Đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng được giao chủ trì xây dựng Đề án đã hoàn thiện và gửi Đề án về Ban Chỉ đạo Trung ương.

Tiếp đà tăng nhẹ tại miền Nam và miền Trung; Thị trường thịt heo toàn cầu đang có sự điều chỉnh sản xuất

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp đà tăng nhẹ tại miền Nam và miền Trung, miền Bắc tạm chững giá. Theo khảo sát, heo hơi trên cả nước đang có giá dao động từ 63.000 - 69.000 đồng/kg.

Phát huy sức mạnh mềm văn hóa trong thời kỳ hội nhập

Sức mạnh mềm không còn là một khái niệm mà đã và đang dần trở thành chiến lược phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.

Điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Từ năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có nhiều điểm mới so với những năm trước.

Bài đọc nhiều

Phát triển cây dược liệu giúp giảm nghèo bền vững

Nếu như trước đây, việc trồng và chế biến các sản phẩm từ dược liệu chỉ tồn tại một cách nhỏ lẻ, manh mún thì nay, cây dược liệu đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Đến nay, diện tích cây dược liệu trên...

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết số 35-NQ/TW) xác định các nội dung chủ yếu gồm: Đối tượng, phương thức chống phá của các thế lực thù địch; mục tiêu, quan điểm và một số nhiệm vụ, giải pháp…

Hội nhập để phát triển bền vững

Năm 2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn sâu sắc trong các hoạt động đối ngoại, không chỉ mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế mà còn khẳng định vai trò trong khu vực và trên trường quốc tế.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước chia sẻ niềm vui Giáng sinh cùng đồng bào Công giáo

Nhân dịp Giáng sinh 2024, lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đến thăm, chúc mừng các chức sắc, tu sĩ và đồng bào Công giáo tại nhiều địa phương. Các đoàn đã chuyển lời chúc mừng tốt đẹp, chia sẻ niềm vui Giáng sinh và khẳng định tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng hành xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh, thịnh vượng....

Mường Hoong, Ngọc Linh không còn là nơi nghèo nhất ở Kon Tum

Trở lại xã Mường Hoong, xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei (Kon Tum) hôm nay, nhìn về xa là những ngôi làng ở lưng chừng núi với nhiều sắc màu của những căn nhà mới xây; những ruộng lúa xanh tốt quanh năm; những vườn cà phê trĩu quả; những vườn sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng sâm xanh mướt. Cho thấy, cái nghèo nàn, lạc hậu năm xưa đang dần lùi xa, vùng đất này đang từng ngày khởi...

Cùng chuyên mục

Yên Bái tổ chức Hội nghị tập huấn công tác Nhân quyền cấp cơ sở

Ngày 25/12/2024, Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Yên Bái phối hợp Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024. Hội nghị có sự tham dự của hơn 300 đại biểu đại diện các Sở, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo Nhân quyền tỉnh cùng lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các xã, phường, thị trấn tỉnh Yên...

Công ước Hà Nội mở ra một chương mới trong hợp tác giữa các quốc gia trong cuộc chiến chống tội phạm mạng toàn...

Ngày 24/12/2024 tại New York, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm mạng và chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Lễ ký Công ước. Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã trả lời phỏng vấn báo chí. - Xin Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đánh giá về việc Liên hợp quốc thông qua Công ước...

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới

Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (Nghị quyết số 35-NQ/TW) xác định các nội dung chủ yếu gồm: Đối tượng, phương thức chống phá của các thế lực thù địch; mục tiêu, quan điểm và một số nhiệm vụ, giải pháp…

Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng trong năm 2025

Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước sẽ có tên gọi là “Công ước Hà Nội”. Sau gần 4 năm đàm phán, “Công ước Hà Nội” ra đời là...

Save the Children International (SCI) – Cam kết mạnh mẽ, đổi mới linh hoạt vì trẻ em và cộng đồng

Ông cho biết: Năm 1990, SCI chính thức đăng ký hoạt động ở Việt Nam. Hiện, tổ chức này hoạt động tập trung ở sáu lĩnh vực gồm: giáo dục, sức khỏe và dinh dưỡng, bảo vệ trẻ em, quản trị quyền trẻ em, giảm nghèo cho trẻ em và thanh thiếu niên, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu tại 22 tỉnh, thành. Theo thống kê, từ năm 1990...

Mới nhất

Vụ ‘4 bệnh yêu cầu xác nhận 1 bệnh’ ở Quảng Nam: Cập nhật 914 tên bệnh tương ứng với 42 bệnh

Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cập nhật 914 tên bệnh theo mã ICD-10 tương ứng với 42 bệnh trong nghị quyết 29, tránh tình trạng người bệnh "suy thận mạn" phải xin giấy xác nhận là "suy thận" mới đúng "thủ tục". ...

Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV

Chiều 25/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được thông qua . Hội nghị do Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan liên quan tổ chức, được...

65 năm kết nối kiều bào với đất nước

(ĐCSVN) – Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, một trong những dấu ấn rất đậm nét của Ủy ban trong chặng đường 65 năm qua là việc tham mưu, kiến nghị, xây dựng nhiều chủ trương, quyết sách lớn của Đảng, Nhà nước về công tác người Việt Nam ở...

22 tác phẩm đoạt giải ảnh ‘Khoảnh khắc vàng’ năm 2024

(CLO) Sáng 25/12, tại trụ sở Thông tấn xã Việt Nam (Hà Nội), đã diễn ra lễ trao giải ảnh báo chí Khoảnh khắc vàng lần thứ 7 năm 2024. ...

Mới nhất