Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcGiáo sư Nguyễn Văn Tuấn: AI và liêm chính khoa học

Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: AI và liêm chính khoa học

Trong khoa học, việc lệ thuộc quá nhiều vào trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ dẫn đến nhiều công trình nghiên cứu khoa học giả, ngụy tạo. AI có thể khiến việc vi phạm đạo đức khoa học tinh vi và khó phát hiện hơn.

AI và liêm chính khoa học - Ảnh 1.

Học viên tham gia khóa học phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế do Viện phát triển nguồn lực xã hội Phương Nam tổ chức mới đây – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Tuấn, giáo sư y khoa tại Đại học New South Wales, giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc Đại học Kỹ thuật Sydney (Úc), trong cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ.

Tích cực và tiêu cực

* Giáo sư nhận định như thế nào về vấn đề liêm chính khoa học ở Việt Nam?

– Liêm chính khoa học hay nói cách khác là đạo đức khoa học ở Việt Nam cũng không vượt ra khỏi những vấn đề trên thế giới đã trải qua.

Thứ nhất, người nghiên cứu ở Việt Nam cũng có tình trạng giả tạo dữ liệu, ví dụ tự điền bảng hỏi, tự trả lời câu hỏi mà không ai biết được. Đây là trường hợp rất tinh vi và ở Việt Nam xảy ra khá nhiều.

Thứ hai, có những công trình nghiên cứu mà y đức có vấn đề, bệnh nhân không hề biết dữ liệu của mình đã được sử dụng cho các công trình nghiên cứu đó. Đáng lý ra, theo quy định quốc tế, làm nghiên cứu phải có sự đồng thuận của bệnh nhân.

Ngoại trừ những trường hợp bệnh nhân đã qua đời thì Ủy ban Y đức có thể cho phép làm nghiên cứu mà không cần có chữ ký của bệnh nhân. Trường hợp này có xảy ra nhưng hơi hiếm.

Thứ ba, có người mua bài báo khoa học từ các nhóm kinh doanh bài báo khoa học quốc tế ở Trung Đông, Ấn Độ, Pakistan… và có thể công bố nhiều bài báo trong thời gian ngắn. Nhưng thực ra họ không làm gì cả mà chỉ mua bài.

Thứ tư, nhiều người thay vì chọn công bố trên các tạp chí khoa học chính thống do hiệp hội chuyên môn quản lý và làm chủ quản thì họ chọn công bố trên các tạp chí “dỏm”. Đó là những tạp chí thu tiền và đăng bài.

Còn tạp chí chính thống phải qua 3 – 4 chuyên gia bình duyệt, tốn thời gian cả năm trời mới công bố được một bài. Nếu may mắn lắm thì chín tháng mới công bố được một bài, nhưng có giá trị.

* Người người, nhà nhà đang nhắc nhiều đến AI, với giới khoa học, theo ông, AI mang lại những lợi ích gì?

– AI theo tôi nên dịch là “thông minh nhân tạo”, đây là công cụ có hai mặt: tích cực và tiêu cực. AI giúp mình soạn bài báo khoa học. Ngày xưa không có AI thì phải tự ngồi viết bài báo khoa học, tiếng Anh phải tốt, viết đúng câu văn, chọn đúng thuật ngữ, văn phong phải phù hợp với văn phong khoa học.

Còn bây giờ không cần viết đúng văn phạm, có thể sai này sai kia, có thể yêu cầu AI sửa. Đây là ứng dụng tốt cho những người mà tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ.

AI có thể tóm tắt tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu mà mình quan tâm, giúp nâng cao năng suất nghiên cứu. Ví dụ muốn làm phân tích dữ liệu chúng ta có thể yêu cầu AI viết code, vẽ biểu đồ, người nghiên cứu chỉ cần tập trung biên tập.

Đứng về mặt y khoa, AI giúp cho chẩn đoán tốt hơn. Nhiều khi mắt thường nhìn không ra, hoặc nhìn ra nhưng đọc đến phim số 10 bắt đầu lẫn lộn, bỏ sót chẩn đoán. Trong trường hợp này AI đọc rất tuyệt vời, trong vòng 5 giây. AI còn giúp cho mình phòng ngừa bệnh tật, làm công việc y khoa lâm sàng tốt hơn.

Tuy nhiên khi AI phát triển cũng xảy ra vài mặt trái. Nhiều người không viết gì nhưng lại dùng AI soạn bài báo khoa học. Nộp bài báo đó lên cho những chuyên gia biên tập, nhìn cũng đúng quy chuẩn nhưng trường hợp này gọi là ngụy tạo.

Người nghiên cứu có thể giả tạo công trình nghiên cứu như thiệt, mô phỏng nghiên cứu theo số liệu, làm phân tích, soạn bài báo. Nếu mất cảnh giác thì không thể biết đây do AI làm hay là công trình nghiên cứu thiệt.

Người nghiên cứu có thể dùng AI để giả bộ bình duyệt bài báo khoa học. Người nhận bài báo đáng lý ra phải đọc và cho ý kiến, nhưng họ lười không đọc và đưa bài báo cho AI đọc và tự phê bình. Trường hợp này dẫn tới tình trạng thật giả lẫn lộn.

Một số người lợi dụng AI viết thư trong giao tiếp hằng ngày, viết đơn xin việc hay tạo CV. Tuy AI làm tổng quan được nhưng vẫn có trường hợp đưa ra tài liệu tham khảo hoàn toàn sai.

Hiện nay một số tạp chí cho dùng AI, nhưng phải khai báo. Cho phép người nghiên cứu dùng AI để biên tập, nhưng không được dùng để lên ý tưởng, vì ý tưởng là do con người tạo ra.

Không phó mặc cho AI

* Lệ thuộc vào AI sẽ dẫn đến những hậu quả gì, thưa giáo sư?

– Đã có công trình nghiên cứu về người sử dụng máy tính và AI thường xuyên khiến sức khỏe tinh thần, sự nhạy bén bị suy giảm. 

Cũng giống như ngày xưa không có điện thoại thì người dùng tự nhớ số điện thoại, còn bây giờ khi đã có điện thoại thông minh thì người dùng bị phụ thuộc vào nó. AI làm trí lực bị suy giảm, làm con người kém thông minh hơn.

Với AI, sinh viên cũng dễ trở nên lười biếng hơn, không tự suy nghĩ để có ý tưởng mới, không tự bắt tay vào làm để trang bị cho bản thân các kỹ năng.

* Ông có thể chia sẻ một vài phương pháp riêng của bản thân về ứng dụng AI trong nghiên cứu nhưng không vi phạm chuẩn mực đạo đức?

– Trong cách viết bài báo khoa học, tôi đã hướng dẫn cho nghiên cứu sinh khi viết bản thảo bằng tiếng Anh nếu văn phạm, chữ nghĩa không chỉn chu có thể hỏi AI. AI có thể viết lại chỉn chu nhưng người nghiên cứu phải tự biên tập câu văn đó, chứ không copy 100% đưa vào bài. Nghĩa là chỉ dùng AI cho việc biên tập, nhưng người nghiên cứu và AI cùng biên tập chứ không để tự nó làm.

Tôi cũng khuyến khích các bạn dùng AI tăng năng suất nghiên cứu, ví dụ như dùng AI để yêu cầu viết mã code, nhưng đích thân người nghiên cứu phải kiểm tra lại, phải xem lại tài liệu tham khảo và không để lệ thuộc vào AI.

* Làm thế nào để ông biết được học viên có sử dụng AI trong nghiên cứu?

– Đa số các bạn làm nghiên cứu sinh có cách viết văn ít trơn tru và ví von nên chỉ cần đọc câu văn, cách dùng chữ là có thể nhận ra có sử dụng AI hay không. Những ý tưởng “khác người” hoặc buồn cười, rất có thể là sản phẩm của AI.

Ngoài ra những công trình nghiên cứu quá tròn trịa, càng đẹp càng đáng ngờ… Việc này đòi hỏi người đọc phải có kinh nghiệm.

Thiếu cơ chế xử lý

AI và liêm chính khoa học - Ảnh 2.

GS Nguyễn Văn Tuấn đang chia sẻ với học viên trong khóa học về phương pháp nghiên cứu khoa học và công bố quốc tế – Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Ở Việt Nam trước đây công bố quốc tế không quan trọng nên ít người làm. Còn bây giờ công bố quốc tế quan trọng nên ai cũng chạy theo. Người ta đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể như 2 – 3 bài báo mới được chức danh này, chức danh kia.

Mỗi người bằng mọi cách chạy theo số bài báo, dẫn đến tình trạng có những người chỉ trong thời gian rất ngắn, từ 5 – 6 tháng mà đã công bố 30 – 40 bài báo.

Hay có những người không có trong nhóm nghiên cứu nào, chỉ có một mình nhưng trong năm công bố 50 – 60 bài báo. Chuyện đó phải đặt dấu hỏi.

Tôi nghĩ ở Việt Nam còn thiếu cơ chế xử lý, giải quyết những vấn đề vi phạm đạo đức khoa học.

* Giáo sư có thể chia sẻ một vài giải pháp khả thi cho tình trạng vi phạm đạo đức khoa học?

– Khi tôi được mời đứng ra lập một viện nghiên cứu ở Việt Nam, tôi đề ra quy chế rất rõ ràng.

Thứ nhất, ứng xử trong khoa học với nhau phải đúng và đàng hoàng.

Thứ hai, phải có cơ chế xử lý vi phạm đạo đức khoa học. Trong đó bất cứ một đại học nào, trung tâm nghiên cứu nào cũng phải có một hội đồng.

Khi có chuyện xảy ra, việc đầu tiên là phải điều tra, có báo cáo và minh bạch với mọi người. Tất cả các nghiên cứu sinh phải tham gia khóa học về đạo đức khoa học thì mới được bắt tay vào làm nghiên cứu và cứ hai năm phải học lại.

AI và liêm chính khoa học - Ảnh 3.Giữ gìn liêm chính khoa học

Câu chuyện dùng bằng ‘dỏm’ nhưng vẫn được đề bạt, học lên cao, thậm chí cả thạc sĩ tiến sĩ, luôn gây bức xúc cho dư luận dù tình trạng này kéo dài nhiều năm qua.



Nguồn: https://tuoitre.vn/giao-su-nguyen-van-tuan-ai-va-liem-chinh-khoa-hoc-2024122423381903.htm

Cùng chủ đề

Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025: Giảm buổi thi, giảm môn thi

Ngày 24-12, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 với nhiều thay đổi lớn so với năm trước. Quy chế thi tốt nghiệp THPT vừa ban hành có kế thừa nội dung của các quy chế...

Hàng triệu hạt vi nhựa trong túi lọc đựng trà

Nghiên cứu mới cho thấy các túi lọc đựng trà có thể thải hàng triệu hạt vi nhựa vào cơ thể người dùng và môi trường. Một nghiên cứu cách đây 5 năm cho thấy túi lọc đựng trà thải ra hàng tỉ hạt...

Trời lạnh, vui Noel an lành

Không khí se lạnh mấy ngày qua ở Nam Bộ như món quà của thời tiết được nhiều người dân đón nhận dịp Noel, nhưng nếu không biết cách chăm sóc cơ thể, nhiều người lớn, trẻ em bị mắc bệnh trong dịp này. ...

Đại học cấp 100 học bổng toàn phần, cho sinh viên chọn nơi làm việc ở nước ngoài khi tốt nghiệp

Năm 2025, Trường đại học FPT cấp hàng ngàn học bổng toàn phần cho thí sinh. Trong đó có 100 học bổng chuyên gia toàn cầu cho học sinh giỏi quốc gia. Năm 2025, lần đầu tiên Trường đại học FPT cấp học bổng...

Jimin BTS, Stray Kids và nhiều sao K-pop thống trị bảng xếp hạng album thế giới của Billboard

Billboard vừa công bố bảng xếp hạng album thế giới - World Albums. Jimin BTS, Stray Kids, SEVENTEEN, Aespa... nắm giữ nhiều vị trí hàng đầu. Whiplash của Aespa đạt vị trí thứ 13 trong tuần thứ 8, CRAZY của LE SSERAFIM trụ vững...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá cà phê cao, nông dân ghim hàng chờ giá tăng

Giá cà phê nhân duy trì khoảng 120.000 đồng/kg gần như suốt cả vụ thu hoạch. Nhiều nông dân Tây Nguyên vẫn ôm hàng, không bán non. Mùa thu hoạch cà phê tại Gia Lai sắp kết thúc, nhưng thay vì "bán lúa non"...

Vụ GFDI huy động gần 4.000 tỉ: Lỏng lẻo trong quản lý của các cơ quan nhà nước?

Cử tri phản ánh thời gian gần đây dư luận đang quan tâm về Công ty GFDI huy động vốn lên đến gần 4.000 tỉ đồng của người dân. Điều này cho thấy vấn đề lỏng lẻo trong quản lý nhà nước về tài chính, đầu tư. ...

Cả nước đón Giáng sinh rộn rã, khách Tây khen ‘Quá tuyệt vời’

Gia đình ông Besner (Canada) có chuyến du lịch 14 ngày tại Việt Nam dịp cuối năm. Họ chọn đón Giáng sinh và năm mới 2025 tại Hà Nội. Nhiều người đến phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chụp ảnh từ chiều 24-12 - Ảnh: HỒNG QUANG Từ chiều 24-12, trời Hà Nội rét ngọt cùng với tiết trời khô ráo tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ra đường tận hưởng không khí Giáng sinh. Lúc 17h30, các tuyến...

Lạm dụng thuốc bổ cho trẻ, hậu quả khôn lường

Mạng xã hội bùng nổ thông tin, rất nhiều loại thực phẩm bổ sung được quảng cáo thu hút sự quan tâm của phụ huynh và nhiều người tự ý cho con dùng 'thuốc bổ' vô tội vạ với kỳ vọng con tăng đề kháng, tốt cho sức khỏe. ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chốt mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, áp dụng đến hết năm 2025. Đề nghị cân nhắc lộ trình tăng dần mức thuếChủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề...

Bài đọc nhiều

Có bao nhiêu hành tinh trong vũ trụ?

Các nhà thiên văn học ước tính có khoảng 100.000 tỷ tỷ hành tinh trong vũ trụ dựa trên giả định mỗi ngôi sao có một hành tinh xoay quanh. Giới nghiên cứu mới chỉ phát hiện 5.510 hành tinh trong dải Ngân Hà. Ảnh: NASA Chỉ riêng dải Ngân Hà đã có khoảng 100 tỷ ngôi sao và có hàng nghìn tỷ thiên hà trong vũ trụ. Các nhà thiên văn học phát hiện 5.502 hành tinh quay quanh...

Trái Đất có bao nhiêu mảng kiến tạo?

Số lượng mảng kiến tạo trên Trái Đất nằm trong khoảng từ 10 đến 100 và phần lớn thậm chí không xuất hiện trên bản đồ chính thức. <img itemprop="contentUrl" style="position: absolute;width:100%;left:0;" loading="lazy" intrinsicsize="680x0" alt=" Source link

Có bao nhiêu con vật từng tồn tại trên Trái Đất

Hiện nay có khoảng 8 tỷ người, chỉ là một phần nhỏ so với số người từng tồn tại, chưa nói đến số động vật từng sống trên Trái Đất. Số lượng động vật từng sống trên Trái Đất. Ảnh: adogslifephoto/Getty Việc ước tính tổng số động vật từng sống trên Trái Đất cực kỳ khó. Theo David Jablonski, nhà nghiên cứu địa vật lý tại Đại học Chicago, có lẽ cách dễ nhất là bắt đầu từ việc ước...

Đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về viễn thám

(ĐCSVN) – Cục Viễn thám quốc gia sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về công nghệ viễn thám; đẩy mạnh xã hội hóa việc ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về viễn thám. ...

Thứ gì đó trong lòng Trái Đất đang “kéo giãn” độ dài ngày

(NLĐO) - Những "thế lực ngầm" đang liên tục kéo giãn hay làm co lại thời gian một ngày trên Trái Đất theo những chu kỳ khác nhau. ...

Cùng chuyên mục

Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033

DNVN - Ngày 24/12, ông Yury Borisov, lãnh đạo Cơ quan Vũ trụ Nhà nước Roscosmos, cho biết Nga đã đề ra kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa đẩy Angara trong giai đoạn từ năm 2027 đến năm 2033, nhằm phục vụ dự án xây dựng Trạm quỹ đạo Nga (ROS). ...

Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030

(ĐCSVN) - Mục tiêu tổng quát của Đề án là phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo hướng bền vững, thân thiện, nhằm kiểm soát, cải thiện chất lượng môi trường và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao tiềm lực nghiên cứu, ứng dụng và làm chủ các công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của khu vực và thế giới. ...

Từ 25/12, người dùng mạng xã hội phải cung cấp thông tin cá nhân cơ bản

Từ 25/12/2024, người dùng mạng xã hội phải cung cấp thông tin cá nhân cơ bản như họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại di động tại Việt Nam... Zalo Facebook Twitter Lưu bài viết Bản in Copy link Theo Nghị định 147/2024/NĐ-CP ngày 9/11/2024 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, từ 25/12/2024, người dùng mạng xã hội phải cung cấp thông tin cá nhân cơ bản như: Họ...

Hàng nghìn người ngồi dưới mưa dự lễ mừng Chúa Giáng sinh

TPO - Dù thời tiết không thuận lợi với những cơn mưa phùn và không khí se lạnh, dòng người vẫn tấp nập đổ về dự lễ tại các nhà thờ ở Đà Nẵng để mừng Chúa Giáng sinh. TPO - Dù thời tiết không thuận lợi với những cơn mưa phùn và không khí se lạnh, dòng người vẫn tấp nập đổ về dự lễ tại các nhà thờ ở Đà Nẵng để mừng Chúa Giáng...

Sân chơi thỏa mãn đam mê khởi nghiệp, sáng tạo của sinh viên Thủ đô

(ĐCSVN) - Chung kết cuộc thi “Bệ phóng khởi nghiệp (STARTUP LAUNCHPAD)” lần thứ II, năm 2024 có sự tham gia tranh tài của 10 đội thi. Đây không chỉ là sân chơi để thỏa mãn niềm đam mê khởi nghiệp, sáng tạo của các bạn sinh viên Thủ đô, mà còn là cầu nối giữa những ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc, có tính khả thi cao với các nguồn lực, hỗ trợ thiết thực. Chiều 24-12,...

Mới nhất

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội”

(Dân trí) - Sau gần 4 năm đàm phán, "Công ước Hà Nội" ra đời là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với những mối đe dọa ngày càng tăng trên không gian mạng. Chiều 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua bằng...

Dàn nghệ sĩ nổi tiếng chào năm mới với “Happiness Concert”

(NLĐO)- NSND Bùi Công Duy cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ mang đến một "Happiness Concert" đặc biệt tại Nhà hát Hồ Gươm tối 29-12 ...

Việt Nam là đối tác quan trọng và một trong những ưu tiên hàng đầu của Australia

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao Đại sứ đã phối hợp tích cực với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành của Việt Nam thu xếp thành công các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước, tổ chức nhiều sự kiện ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thiết...

Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033

DNVN - Ngày 24/12, ông Yury Borisov, lãnh đạo Cơ quan Vũ trụ Nhà nước Roscosmos, cho biết Nga đã đề ra kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa đẩy Angara trong...

Những điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(ĐCSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Quy chế vừa ban hành, bên cạnh việc kế thừa nội dung của các Quy chế đã được triển khai thực hiện thuận lợi, ổn định các năm qua, nhất là năm 2023 và 2024,...

Mới nhất