Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPOCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc...

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh

Bên cạnh nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia của tỉnh, giai đoạn này, Thanh Hóa phát triển nhanh về số lượng sản phẩm OCOP gắn với bảo tồn, gây dựng thương hiệu, phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh.

Khách hàng lựa chọn sản phẩm nông sản bày bán ở huyện Hoằng Hóa.
Khách hàng lựa chọn sản phẩm nông sản bày bán ở huyện Hoằng Hóa.

Sinh ra, lớn lên ở xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Phạm Duy Thạnh trăn trở tìm hướng lập nghiệp tại quê nhà. Huyện Nga Sơn có nghị quyết chuyên đề, quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, Phạm Duy Thạnh lập dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết định đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi lợn tọa lạc dưới chân núi Răng Cưa.

Trang trại được thiết kế che chắn côn trùng, ruồi muỗi, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, hút, thông gió; tổ chức chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, quy mô 500 con lợn/lứa, thu gom, xử lý chất thải. Thăng trầm trong cơ chế thị trường, nghị lực vượt khó, từng bước mở rộng quy mô trang trại, các thanh niên Tâm, Thạnh đã thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn nông trang xanh, tổ chức chăn nuôi theo chuỗi giá trị, gắn với chế biến, năng động tiếp cận thị trường cung ứng thực phẩm sạch, an toàn.

Công ty trách nhiệm hữu hạn nông trang xanh Tâm Thạnh còn chú trọng phát triển thêm sản phẩm chế biến sâu và đã có 2 sản phẩm: Giò nạc và Chả lụa đạt OCOP 3 sao. Doanh nghiệp đã đạt doanh thu hơn 8 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 9 lao động ở khu vực nông thôn với mức thu nhập từ 5-9 triệu đồng/người/tháng.

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh ảnh 2

Người lao động vệ sinh chuồng trại chăn nuôi ở Nông trang xanh Tâm Thạnh.

Tốt nghiệp Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam năm 2013, Hà Thị Xem ở xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tiếp tục hiện thực hóa định hướng lập nghiệp tại quê hương. Nhận thấy không chỉ đồng bào các dân tộc thiểu số mà đông đảo người dân trong tỉnh Thanh Hóa ưa thích hương vị, sử dụng hạt mắc khẻn làm gia vị; Hà Thị Xem nghiên cứu, kết hợp chế biến hạt mắc khẻn cùng hạt dổi làm gia vị, đưa ra thị trường “Muối mắc khẻn Mường Đeng”.

Sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn, Hà Thị Xem bao tiêu sản phẩm hạt mắc khẻn cho người dân vùng thượng du Thanh Hóa; hợp đồng với hợp tác xã ở tỉnh Hòa Bình cung ứng hạt dổi; đầu tư nhà xưởng, các loại máy xay, sấy, dập phục vụ chế biến, đóng bao bì sản phẩm, đồng thời xây dựng hồ sơ đề cử, được thẩm định, công nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

“Muối mắc khẻn Mường Đeng” khẳng định thương hiệu trên thị trường, chủ thể còn năng động tìm kiếm đối tác trưng bày, bán sản phẩm tại các điểm du lịch, siêu thị, cửa hàng trong, ngoài tỉnh Thanh Hóa.

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh ảnh 3
Hà Thị Xem chào bán sản phẩm trực tuyến.

Đầu năm 2024, Hà Thị Xem cùng 14 thành viên thành lập Hợp tác xã Du lịch và Phát triển nông lâm nghiệp Mường Đeng, bao tiêu rau, bầu, bí, vịt, lợn bản địa cho nông hộ; tổ chức chế biến mật ong, hạt dổi, mắc khẻn, măng lưỡi lợn, măng rối, đũa tre…, cung ứng thêm những sản phẩm đặc hữu ra thị trường.

Ngoài bán hàng trực tiếp, qua mạng lưới tiêu thụ, hợp tác xã được các các cơ quan chức năng hỗ trợ kết nối cung-cầu, quảng bá, bán sản phẩm trên sàn giao dịch thương mại điện tử, đồng thời khai thác lợi thế mạng xã hội giới thiệu, bán hàng trực tuyến.

Hơn 8 tháng hoạt động, hợp tác xã đạt doanh thu hơn 500 triệu đồng, nhất là tạo thêm sinh kế, thắt chặt liên kết với nông dân vùng miền núi sản xuất các nông sản lợi thế, cung ứng sản phẩm đặc sản, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Thanh Hóa là địa phương có bề dày truyền thống khai thác, chế biến các sản phẩm hải sản. Duy trì, phát triển nghề chế biến hải sản ở phường Hải Bình, thị xã Nghi Sơn, từ năm 2019 anh Nguyễn Thế Hoàng quan tâm chế biến đa dạng các sản phẩm từ hải sản gắn với xây dựng hồ sơ đề cử và đã có ba sản phẩm đạt OCOP 3 sao là: mắm tôm, mắm tép, nước mắm.

Chủ thể chia sẻ, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm khích lệ các chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm, hỗ trợ cải tiến mẫu mã, bao bì, ứng dụng công nghệ thông tin quảng bá, kết nối tiêu thụ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chương trình tác động, thay đổi tư duy người sản xuất, hỗ trợ phát triển các sản phẩm truyền thống nhưng bản thân mỗi chủ thể phải thực hiện nghiêm quy trình sản xuất an toàn, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm tinh chế nhằm khẳng định thương hiệu sản phẩm qua lựa chọn của người tiêu dùng.

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh ảnh 4
Người lao động đảo ướp nguyên liệu tại cơ sở sản xuất Lê Gia.

Kế thừa thương hiệu làng nghề sản xuất nước mắm Khúc Phụ truyền thống, thanh niên Lê Anh chọn lọc, tiếp thu những kinh nghiệm cổ truyền kết hợp với nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sản phẩm tinh túy. Đặt mua cá cơm đen có thành phần, hàm lượng dinh dưỡng cao làm nguyên liệu chế biến, học tập thêm kinh nghiệm quý trong sản xuất nước mắm ở các tỉnh phía nam; Lê Anh đã tạo ra những sản phẩm thương hiệu Lê Gia, trong đó có sản phẩm mắm tôm Lê Gia sớm được công nhận sản phẩm OCOP quốc gia.

 

Chăm sóc bữa ăn cho hàng triệu gia đình Việt Nam bằng những gia vị truyền thống, tự nhiên, tốt cho sức khỏe con người, sản phẩm của Lê Gia còn vươn tới nhiều quốc gia trên thế giới; qua đó góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, gia tăng chuỗi giá trị nông sản.

Công ty trách nhiệm hữu hạn thực phẩm và thương mại dịch vụ Lê Gia tiếp tục mạnh dạn đầu tư, đã đưa nhà máy chế biến hải sản ở thôn Hồng Kỳ, xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, vào hoạt động và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa mới công nhận điểm du lịch trải nghiệm gắn với nghề truyền thống Lê Gia.

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh ảnh 5
Chủ thể cùng nhân viên kiểm tra hàm lượng sản phẩm nước mắm Lê Gia.

Theo Lê Anh, thương mại chỉ là một phần của quy trình sản phẩm. Phát triển du lịch gắn với làng nghề nông thôn không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn là trách nhiệm nhân thêm niềm tự hào truyền thống quê hương. Điểm du lịch Lê Gia còn là nơi truyền tải nét đẹp nông thôn, giáo dục tình yêu lao động và hội tụ, giao thoa, lan tỏa những giá trị văn hóa.

Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh và quốc gia, triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm thiết thực bảo tồn, phát triển các sản phẩm truyền thống, lợi thế ở Thanh Hóa; thúc đẩy lao động, sáng tạo, tạo ra những sản phẩm mới ở mỗi làng quê, vùng, miền xứ Thanh.

Giai đoạn này có thêm nhiều nông sản thực phẩm thiết yếu đến đặc sản, sản phẩm đặc hữu, chất lượng cao, các loại thảo mộc, nguyên liệu đông dược được chế biến sâu, tạo ra nhiều sản phẩm được công nhận OCOP.

OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh ảnh 6
Có thêm nhiều sản phẩm tinh dầu ở Thanh Hóa được người tiêu dùng lựa chọn.

Nếu như trong năm đầu triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Thanh Hóa mới có 13 sản phẩm OCOP thì đến thời điểm này toàn tỉnh đã có gần 600 sản phẩm OCOP. Về số lượng sản phẩm OCOP, Thanh Hóa xếp thứ 3 toàn quốc, sau thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An.

Hiện, sản phẩm của Lê Gia cùng 3 sản phẩm chế biến từ cói của Công ty Việt Anh ở huyện Nga Sơn đang được đề cử Trung ương thẩm định, công nhận lại và công nhận mới sản phẩm OCOP quốc gia. Đây cũng là những chủ thể có các sản phẩm đã vươn tới thị trường các châu lục, góp phần lan tỏa bản sắc văn hóa Việt Nam tại các quốc gia trên thế giới.

Thanh Hóa cũng là một trong những địa phương có chính sách khen thưởng, khuyến khích phát triển sản phẩm OCOP; quan tâm đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng cho các chủ thể, hỗ trợ truyền thông, kết nối cung-cầu, liên kết phát triển sản phẩm.

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm phát triển ở tất cả các địa phương, vùng miền, trong đó các huyện: Hoằng Hóa, Thọ Xuân, Yên Định là những địa phương top đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, đồng thời cũng là những huyện có nhiều sản phẩm OCOP nhất ở tỉnh Thanh Hóa.

Phó Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa Bùi Công An nhận định: Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thiết thực nâng cao chất lượng, chuẩn hóa sản phẩm hàng hóa, tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Chủ nhân các làng nghề dần trẻ hóa, nhiều chủ thể OCOP được đào tạo cơ bản đã bản lĩnh, năng động khởi nghiệp, sáng tạo lập nghiệp, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn đi đôi phát huy bản sắc văn hóa xứ Thanh, tăng hàm lượng, giá trị văn hóa qua những sản phẩm thương mại.

Cùng chủ đề

Tân Yên phát triển đa dạng sản phẩm OCOP, xây dựng huyện NTM nâng cao

Chương trình OCOP tại Tân Yên giúp nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện cuộc sống người dân và đóng góp quan trọng vào xây dựng hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao. Thu hoạch ổi lê Tân Yên tại hợp tác xã nông nghiệp Quyên Phong. Ảnh: Đinh Mười. Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại huyện Tân Yên đã tạo tác động tích cực đến kinh tế nông thôn, thúc đẩy sự chuyển đổi từ mô...

Đượm vị muối nàng rây – sản phẩm OCOP 3 sao Bắc Trà My

sâSản phẩm muối nàng rây là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu đạt 3 sao của huyện miền núi Bắc Trà My, vừa được công nhận. Từ lâu đời, người dân huyện miền núi Bắc Trà My có thói quen sử dụng cây nàng rây để giã muối làm gia vị cho các món ăn trong gia đình. Nàng rây là một loại cây có rất nhiều trên các nương rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu...

Phẫu thuật gắp con giun dài 14cm trong mắt bệnh nhân

Sáng 24-12, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết các bác sĩ của bệnh viện vừa phẫu thuật thành công, gắp một con giun dài 14cm dưới kết mạc mắt trái của bệnh nhân. Đây là ca bệnh hiếm gặp trong lĩnh vực nhãn khoa. ...

Thăng Bình công nhận 11 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2024

(QNO) - Huyện Thăng Bình vừa quyết định công nhận 11 sản phẩm của 10 chủ thể đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao năm 2024. Theo đó, có 6 sản phẩm được công nhận mới gồm: giỏ gỗ mỹ nghệ (HTX gỗ mỹ nghệ Anh Sơn), nước mắm truyền thống Bình Minh (HTX sản xuất và kinh doanh hải sản Bình Minh), cá hố khô biển ngang (HTX nông nghiệp Bình Hải), tiêu thơm đặc sản Bình Quế (HTX dịch...

Rầm rập chạy đua với Tết ở làng nghề miến dong nổi tiếng của Hà Nội

TPO - Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người dân làng So (xã Tân Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đang chạy đua với thời gian để hoàn thành các đơn hàng miến dong, món ăn không thể thiếu trên mâm cỗ Tết của nhiều gia đình Việt. 24/12/2024 | 06:30 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lan tỏa nét đẹp cổ phục Việt trong đời sống hiện đại

Ngày 24/12, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư, huyện Hoa Lư, Ninh Bình, diễn ra chương trình “Hoa Lư bộ hành - Đại Cồ Việt y quan” nhằm lan tỏa văn hóa trang phục Việt Nam tới đông đảo nhân dân, du khách trong nước và quốc tế.  Thứ ba, ngày 24/12/2024 - 19:21   Dù trải qua nhiều thăng trầm của dòng chảy lịch sử, giao lưu tiếp biến với nhiều nền...

Chứng khoán nghỉ giao dịch 1 ngày dịp Tết Dương lịch năm 2025

NDO - Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo lịch nghỉ giao dịch nhân dịp Tết Dương lịch năm 2025. Theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội sẽ nghỉ giao dịch vào thứ Tư, ngày 1/1/2025. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội tổ chức giao dịch trở lại bình thường từ thứ Năm, ngày 2/1/2025. Cùng với đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội thông báo về...

không khí Giáng sinh ngập tràn đối với bà con giáo dân, người dân, du khách

NDO - Tối 24/12, thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh hơi se lạnh khiến không khí rộn ràng, náo nhiệt của mùa Giáng sinh 2024 đang tràn ngập khắp mọi nẻo đường trung tâm của thành phố. Hân hoan, vui vẻ và hạnh phúc là những cảm xúc mà người dân Thành phố Hồ Chí Minh đang đón nhận và tận hưởng trong mùa Giáng sinh năm nay. NDO - Tối 24/12, thời tiết Thành...

Hệ thống duy trì tỉnh táo cho lái xe bằng sóng não vô địch thi khởi nghiệp

NDO - Quy tụ tới 50 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc giúp giải quyết các vấn đề cộng đồng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội... của sinh viên, cuộc thi “Bệ phóng khởi nghiệp (Startup Launchpad)” lần thứ 2 năm 2024 đã bước vào vòng tranh tài cuối cùng, diễn ra chiều 24/12 tại Hà Nội với sự góp mặt của 10 ứng viên xuất sắc nhất. NDO...

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn 18% viên chức nhận lương

NDO - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vừa tổ chức Hội thảo Tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” tại Đảng bộ Đại học Quốc gia. Theo Phó Giáo sư, Tiến...

Bài đọc nhiều

Cao Bằng: Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn

Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông nghiệp đang là hướng đi được đánh giá góp phần nâng cao giá trị sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khẳng định thương hiệu bằng sản phẩm OCOP Các sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng gồm thuộc các nhóm sản phẩm chủ lực là thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm...

30 tỉnh, thành phố tham gia ‘Hội chợ hàng OCOP năm 2024’

Tối 20/12, tại Công viên Cầu Giấy, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố Hà Nội đã khai mạc “Hội chợ hàng OCOP năm 2024” với quy mô 90 gian hàng, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP đến từ 30 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thực hiện chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành...

200 gian hàng sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt

Tối 24/12, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức khai mạc chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt năm 2024 tại công viên Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt. Đây là 1 trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024. Chương trình có quy mô trên 200 gian hàng của 120 đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại...

Nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát huy tiềm năng của các sản phẩm OCOP. Các đại biểu tham quan gian hàng OCOP tại Hội chợ OCOP khu vực Đông Bắc - Quảng Ninh 2024. Ảnh: Nguyễn Thành. Qua hơn 10 năm triển khai, Chương trình OCOP đã lan tỏa rộng khắp đến các địa phương trong toàn tỉnh, tạo nên khí thế thi đua...

Chương Mỹ giải bài toán nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Chương Mỹ là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là tiềm năng rất lớn để huyện khai thác lợi thế phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm). Tuy nhiên, vấn đề nguyên liệu sản xuất của một số nhóm ngành như mây, tre đan vẫn còn những khó khăn. Vì thế, việc chủ động nguồn nguyên liệu cho phát triển sản phẩm là một trong những giải pháp trọng tâm đã và...

Cùng chuyên mục

Chủ thể OCOP đẩy mạnh sản xuất phục vụ thị trường Tết

Dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, trong đó có các sản phẩm OCOP thường tăng rất cao. Thời điểm này, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang tập trung đẩy mạnh sản xuất, thiết kế mẫu mã bao bì phục vụ nhu cầu tiêu dùng và mua làm quà tặng dịp Tết. Công ty TNHH Mắc Ca Mai Thao sản xuất bánh dinh dưỡng kết hợp từ các loại hạt phục vụ...

Gia tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm OCOP

baophutho.vn Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Phù Ninh đã tạo động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, góp phần tăng lợi nhuận, tạo việc làm cho lao động...

Tân Yên phát triển đa dạng sản phẩm OCOP, xây dựng huyện NTM nâng cao

Chương trình OCOP tại Tân Yên giúp nâng cao giá trị sản phẩm, cải thiện cuộc sống người dân và đóng góp quan trọng vào xây dựng hoàn thành huyện nông thôn mới nâng cao. Thu hoạch ổi lê Tân Yên tại hợp tác xã nông nghiệp Quyên Phong. Ảnh: Đinh Mười. Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) tại huyện Tân Yên đã tạo tác động tích cực đến kinh tế nông thôn, thúc đẩy sự chuyển đổi từ mô...

200 gian hàng sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt

Tối 24/12, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức khai mạc chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt năm 2024 tại công viên Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt. Đây là 1 trong 10 chương trình chính của Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024. Chương trình có quy mô trên 200 gian hàng của 120 đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức xúc tiến thương mại...

Đượm vị muối nàng rây – sản phẩm OCOP 3 sao Bắc Trà My

sâSản phẩm muối nàng rây là một trong những sản phẩm OCOP tiêu biểu đạt 3 sao của huyện miền núi Bắc Trà My, vừa được công nhận. Từ lâu đời, người dân huyện miền núi Bắc Trà My có thói quen sử dụng cây nàng rây để giã muối làm gia vị cho các món ăn trong gia đình. Nàng rây là một loại cây có rất nhiều trên các nương rẫy của đồng bào các dân tộc thiểu...

Mới nhất

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua “Công ước Hà Nội”

(Dân trí) - Sau gần 4 năm đàm phán, "Công ước Hà Nội" ra đời là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm ứng phó với những mối đe dọa ngày càng tăng trên không gian mạng. Chiều 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) đã thông qua bằng...

Dàn nghệ sĩ nổi tiếng chào năm mới với “Happiness Concert”

(NLĐO)- NSND Bùi Công Duy cùng nhiều nghệ sĩ nổi tiếng sẽ mang đến một "Happiness Concert" đặc biệt tại Nhà hát Hồ Gươm tối 29-12 ...

Việt Nam là đối tác quan trọng và một trong những ưu tiên hàng đầu của Australia

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao Đại sứ đã phối hợp tích cực với Bộ Ngoại giao và các Bộ, ngành của Việt Nam thu xếp thành công các chuyến thăm của Lãnh đạo cấp cao hai nước, tổ chức nhiều sự kiện ý nghĩa kỷ niệm 50 năm thiết...

Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033

DNVN - Ngày 24/12, ông Yury Borisov, lãnh đạo Cơ quan Vũ trụ Nhà nước Roscosmos, cho biết Nga đã đề ra kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa đẩy Angara trong...

Những điểm mới trong Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

(ĐCSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp THPT. Quy chế vừa ban hành, bên cạnh việc kế thừa nội dung của các Quy chế đã được triển khai thực hiện thuận lợi, ổn định các năm qua, nhất là năm 2023 và 2024,...

Mới nhất