Thời gian qua, hội nhập về kinh tế quốc tế đã góp phần tạo động lực phát triển mới cho nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản với việc phát huy thế mạnh, tiềm năng nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm nông lâm thủy sản (NLTS) của Việt Nam.
Với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm NLTS, tham gia toàn diện và bền vững vào chuỗi cung ứng NLTS, thực phẩm toàn cầu. Nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm NLTS xuất khẩu của Việt Nam nhằm đáp ứng được các quy định của các thị trường nhập khẩu. Tiếp tục định vị và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm NLTS của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Hướng đến năm 2025 giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS của Việt Nam đạt khoảng 50 – 51 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 22 tỷ USD, lâm sản đạt từ 13,5 – 14 tỷ USD, thủy sản đạt 12,5 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 1 – 1,5 tỷ USD, các mặt hàng NLTS khác đạt khoảng 1 – 1,5 tỷ USD, Khoảng 20% sản phẩm NLTS của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 50% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc, khoảng 50% giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS là qua chế biến và chế biến sâu. Đến năm 2030 giá trị xuất khẩu NLTS của Việt Nam đạt khoảng 60 – 62 tỷ USD vào năm 2030. Trong đó, nhóm nông sản chính đạt 25 tỷ USD, lâm sản đạt khoảng 16 – 17 tỷ USD, thủy sản đạt 15 tỷ USD, sản phẩm chăn nuôi đạt từ 3 – 4 tỷ USD, mặt hàng NLTS khác đạt khoảng 2 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu NLTS đạt khoảng 6% – 8%/năm; khoảng 40% sản phẩm NLTS của Việt Nam xuất khẩu được gắn thương hiệu quốc gia, 70% sản phẩm truy xuất được nguồn gốc; khoảng 60% giá trị xuất khẩu các sản phẩm NLTS là qua chế biến và chế biến sâu.
Đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm NLTS có thế mạnh, lợi thế cạnh tranh, nhu cầu và thế mạnh của từng quốc gia cho phù hợp. Rà soát, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo thuận lợi, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến xuất khẩu NLTS các quy định về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, đăng ký danh sách doanh nghiệp, danh mục sản phẩm được phép xuất khẩu, thủ tục hải quan… đề xuất kiện toàn và thành lập mới một số hiệp hội ngành hàng, nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả của Hiệp hội ngành hàng NLTS. Thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm NLTS, đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển công nghiệp phụ trợ, chế biến NLTS đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường.
Hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu NLTS trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu, chính sách hỗ trợ doành nghiệp xuất khẩu NLTS trong việc xác lập, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại các thị trường xuất khẩu. Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, triển khai các hoạt động nhằm phát triển thương hiệu sản phẩm; quảng bá hình ảnh, thương hiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế…
Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững dựa trên tiềm năng và lợi thế so sánh, ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển các sản phẩm có chất lượng, lợi thế; phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; tăng cường liên kết 6 nhà: nhà nông – nhà nước – nhà doanh nghiệp – nhà băng – nhà khoa học – nhà phân phối với nòng cốt là liên kết nhà nông – nhà doanh nghiệp; tiếp tục xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến và phân phối nông sản, tham gia hiệu quả vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị nông nghiệp toàn cầu. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (GAP), truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong chế biến nhằm tăng cường quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm NLTS xuất khẩu từ khâu nuôi trồng đến thu hoạch, vận chuyển, chế biến, xuất khẩu.
Tăng cường công tác nghiên cứu chính sách, đánh giá tác động của các FTA tới từng ngành hàng do bộ quản lý để xác định lợi thế và đề ra ưu tiên về thị trường, định hướng ngành hàng theo từng FTA. Đàm phán kỹ thuật, mở cửa thị trường các sản phẩm NLTS, qua đó thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường thế giới. Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật từ nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm đầu ra, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật và thực vật theo quy định của Việt Nam và của thị trường nhập khẩu; giảm thiểu rủi ro nguy cơ mất an toàn thực phẩm và dịch bệnh, bảo vệ sản xuất trong nước và hỗ trợ trong việc duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm NLTS.
Xây dựng kế hoạch đàm phán mở cửa thị trường, tháo gỡ các rào cản thương mại, giải quyết tranh chấp quốc tế. Cung cấp thông tin thị trường nước ngoài để định hướng sản xuất sản phẩm NLTS trong nước đáp ứng theo quy định, tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng chính sách hỗ trợ công nghệ về bảo quản, chế biến sâu, đóng gói đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh NLTS; xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm NLTS. Thực hiện các giải pháp đăng ký bảo hộ thương hiệu cho các sản phẩm NLTS chủ lực của Việt Nam. Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ; hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ thương hiệu trong nước và trên thị trường quốc tế, đàm phán với các nước trong công tác mở cửa thị trường, giải quyết tranh chấp thương mại, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, rào cản đối với thương mại NLTS trên thị trường quốc tế. Ưu tiên cao việc đưa nội dung quảng bá nông sản Việt là một trong những hoạt động ngoại giao kinh tế trong các sự kiện chính trị đối ngoại.
Phương Quang