Trang chủPolitical ActivitiesVĩnh Long tiên phong trong chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế...

Vĩnh Long tiên phong trong chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế số

Vĩnh Long đã đạt nhiều bước tiến quan trọng trong chuyển đổi số, với các nền tảng dữ liệu tích hợp và dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân. Tỉnh tập trung phát triển kinh tế số, thúc đẩy thanh toán điện tử và thương mại điện tử, giúp doanh nghiệp và người dân tiếp cận công nghệ nhanh chóng và thuận tiện.

Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 16 tháng 11 năm 2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số xác định, Vĩnh Long xây dựng và triển khai các kế hoạch chi tiết để thực hiện mục tiêu chuyển đổi số trong giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030. Một trong những mốc quan trọng trong tiến trình này là sự ra đời của nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) của tỉnh Vĩnh Long, giúp kết nối và chia sẻ dữ liệu không chỉ trong tỉnh mà còn với nền tảng tích hợp dữ liệu quốc gia (NDXP).

img

Viettel Vĩnh Long tặng 8.000 điện thoại thông minh cho khách hàng chuyển đổi dịch vụ 2G sang 4G

Vĩnh Long cũng chú trọng đến các nền tảng số khác như nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở (MOOCS), nền tảng giám sát an toàn, an ninh mạng (SOC), cũng như triển khai hóa đơn điện tử và các dịch vụ công trực tuyến.

Phát triển kinh tế số

Cùng với việc triển khai thanh toán không dùng tiền mặt tại các trường học và cơ sở y tế, Vĩnh Long đã tạo ra môi trường thuận lợi để người dân và doanh nghiệp chuyển từ các phương thức thanh toán truyền thống sang các hình thức thanh toán điện tử thông qua mã QR và các ứng dụng ví điện tử.

Theo bà Đoàn Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Long, việc sử dụng thanh toán điện tử, ứng dụng các mã QR trong các chợ, trung tâm thương mại và các cửa hàng đã dần trở thành thói quen của người dân địa phương. Các hoạt động mua bán sản phẩm cũng được thực hiện trên các sàn thương mại điện tử, tạo điều kiện cho sản phẩm của Vĩnh Long tiếp cận thị trường rộng lớn hơn.

Một ví dụ điển hình là sự tham gia của hơn 370 doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở sản xuất địa phương trên sàn giao dịch thương mại điện tử ngành công thương Vĩnh Long. Tỉnh cũng chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm OCOP và sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hỗ trợ các sản phẩm mới được cấp chứng nhận để giới thiệu lên các sàn thương mại điện tử.

Đưa chuyển đổi số vào đời sống

Vĩnh Long chú trọng đến việc phát triển xã hội số, nâng cao nhận thức và kỹ năng số cho người dân. Các cổng thông tin điện tử của tỉnh và các đơn vị đã được đưa vào vận hành, đồng thời, các ứng dụng di động như “Smart Vĩnh Long” và các trang mạng xã hội như Zalo “Chính quyền số Vĩnh Long” đã giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin và tham gia vào các dịch vụ công trực tuyến.

Chia sẻ về lợi ích của chuyển đổi số, chị Châu Thị Thúy Hằng (35 tuổi, Long Hồ) cho biết: “Bây giờ, đi mua sắm không cần phải mang theo tiền mặt như xưa, chỉ cần cầm theo thẻ hoặc điện thoại là có thể thanh toán được hầu hết các hóa đơn. Đi chợ đi mua sắm thời nay cũng khác xưa nhiều, chỉ cần quét QR là có thể thanh toán được, rất nhanh, tiện lợi và an toàn.”

Mặc dù đạt được những thành tựu lớn trong chuyển đổi số, Vĩnh Long vẫn còn đối mặt với một số thách thức. Các vấn đề về hạ tầng mạng chưa đồng đều ở một số khu vực, rủi ro mất an toàn thông tin và chất lượng dịch vụ đôi khi chưa đáp ứng yêu cầu là những vấn đề cần được giải quyết. Bà Đoàn Hồng Hạnh nhấn mạnh, việc tăng cường tuyên truyền và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho toàn thể người dân là cần thiết để thúc đẩy phát triển xã hội số.

Vĩnh Long cũng đang thực hiện các biện pháp để cải thiện an toàn thông tin, giám sát các nguy cơ mất an toàn mạng và kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin của các đơn vị để đảm bảo sự ổn định và an toàn trong quá trình chuyển đổi số.

Trong thời gian tới, Vĩnh Long tiếp tục triển khai quyết liệt các chiến lược chuyển đổi số, hoàn thiện hạ tầng số, đặc biệt là tăng cường kết nối dữ liệu với Cơ sở Dữ liệu Quốc gia và các nền tảng số địa phương. Chính quyền tỉnh cũng sẽ phối hợp với các cơ sở đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho chuyển đổi số và an toàn thông tin./.



Nguồn: https://mic.gov.vn/vinh-long-tien-phong-trong-chuyen-doi-so-thuc-day-kinh-te-so-197241224164724115.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vĩnh Phúc tăng tốc xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã quyết liệt thực hiện chiến lược chuyển đổi số nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ công và thay đổi cách thức quản lý của các cơ quan chính quyền. ...

Bài đọc nhiều

Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 theo...

Logistics với thị trường Hoa Kỳ

Một vấn đề rất đáng lưu ý tại Hoa Kỳ hiện nay là phát triển logistics xanh đang nổi lên như một xu hướng tất yếu. Các sáng kiến mới như giảm phát thải carbon, áp dụng phương tiện vận tải điện và tối ưu hóa tuyến đường vận chuyển, tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT) và blockchain để tối ưu hóa vận hành, minh bạch hóa chuỗi cung ứng và...

Bộ Công Thương lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực

 Luật Điện lực năm 2024 đã giao Chính phủ quy định chi tiết về giấy phép hoạt động điện lựcNgày 30/11/2024, Luật Điện lực số 61/2024/QH15 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2025. Theo đó, Luật Điện lực năm 2024 đã giao Chính phủ quy định chi tiết về giấy phép hoạt động điện lực. Bộ Công Thương đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập và chủ trì xây...

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%

(MPI) – Tại Công điện số 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt trên 8%. Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối...

Cùng chuyên mục

Ninh Bình kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch lớn của khu vực châu Á

Không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh đẹp, Ninh Bình còn là vùng đất giàu truyền thống văn hóa - lịch sử, là điểm đến hấp dẫn và là hình mẫu phát triển du lịch bền vững. ...

Vĩnh Phúc tăng tốc xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số

Trong những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã quyết liệt thực hiện chiến lược chuyển đổi số nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ công và thay đổi cách thức quản lý của các cơ quan chính quyền. ...

Nhiều hoạt động đặc sắc chào đón du khách tại Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày

Đến với Festival khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), du khách sẽ được trải nghiệm “Hành trình săn mây - Khám phá hoa Tớ dày” và bay dù lượn. ...

Xuất siêu vào Singapore tăng mạnh trong 11 tháng năm 2024

Trong kim ngạch hàng XK, hàng hoá có xuất xứ từ Singapore đạt hơn 23,44 tỷ SGD (giảm 5,6%) và hàng hoá có xuất xứ từ nước thứ 3 đạt hơn 34,95 tỷ SGD (tăng 13,74%), chiếm lần lượt 40,15% và 59,85% tổng kim ngạch XK của Singapore.Tính chung cả 11 tháng của năm 2024, kim ngạch XNK của Singapore với thế giới đạt hơn 1.170,45 tỷ SGD, tăng 5,64% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó...

Mới nhất

Hàng nghìn người ngồi dưới mưa dự lễ mừng Chúa Giáng sinh

TPO - Dù thời tiết không thuận lợi với những cơn mưa phùn và không khí se lạnh, dòng người vẫn tấp nập đổ về dự lễ tại các nhà thờ ở Đà Nẵng để mừng Chúa Giáng sinh. TPO - Dù thời tiết không thuận lợi với những cơn mưa phùn và không khí se lạnh,...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chốt mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu 2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, áp dụng đến hết năm 2025. ...

Hệ thống duy trì tỉnh táo cho lái xe bằng sóng não vô địch thi khởi nghiệp

NDO - Quy tụ tới 50 ý tưởng, dự án khởi nghiệp xuất sắc giúp giải quyết các vấn đề cộng đồng, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội... của sinh viên, cuộc thi “Bệ phóng khởi nghiệp (Startup Launchpad)” lần thứ 2 năm 2024 đã bước vào vòng tranh tài cuối cùng, diễn...

Sân chơi thỏa mãn đam mê khởi nghiệp, sáng tạo của sinh viên Thủ đô

(ĐCSVN) - Chung kết cuộc thi “Bệ phóng khởi nghiệp (STARTUP LAUNCHPAD)” lần thứ II, năm 2024 có sự tham gia tranh tài của 10 đội thi. Đây không chỉ là sân chơi để thỏa mãn niềm đam mê khởi nghiệp, sáng tạo của các bạn sinh viên Thủ đô, mà còn là cầu nối giữa những ý tưởng,...

Mới nhất