Tính chung 11 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 1,8 triệu tấn cao su, trị giá 2,95 tỷ USD. Dự kiến năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 3-3,2 tỷ USD.Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp bổ sung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, xem xét, quyết định một số nội dung về ngân sách thuộc thẩm quyền.Cái bắt tay “lịch sử” của hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã làm sống dậy một hùng quan, tạo lập một hình mẫu tiêu biểu về công tác khôi phục bảo tồn di sản. Cứ thế, Hải Vân Quan đã sống dậy như một thời hào hùng thủa xưa, nơi mà người người đi qua phải nhớ đến.Năm 2024 đánh dấu năm thứ 11 Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu được tổ chức. Sự kiện do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện, nhằm tôn vinh các em học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong học tập, lao động sản xuất trên cả nước. Ở Thanh Hóa có hai sinh viên dân tộc Mường và Thổ đạt thành tích xuất sắc, tiêu biểu được tuyên dương năm 2024Bát Xát (Lào Cai) là huyện vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn; tuy nhiên, thời gian qua công tác khuyến học, khuyến tài phát triển mạnh mẽ. Trong đó, các dòng họ khuyến học trong đồng bào DTTS đã và đang góp phần lan tỏa tinh thần hiếu học, học tập suốt đời.Để bảo tồn, gìn giữ truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã quan tâm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền; cùng với đó là sử dụng các nguồn hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu Quốc gia để góp phần giữ gìn và bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mảng.Chú trọng protein, các thực phẩm chống viêm, nguồn gốc thực vật, cắt giảm đường và muối là những xu hướng trong chế độ ăn uống sẽ được nhiều người lựa chọn vào năm 2025.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 24/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc huyện Phù Yên. Người Lô Lô làm du lịch cộng đồng. Đinh pú – Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Brâu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở có được ngôi nhà kiên cố, ổn định để yên tâm phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai linh hoạt nhiều giải pháp xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo.Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển”, năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã phát huy tinh thần đoàn kết, nêu cao quyết tâm chính trị, vượt qua mọi khó khăn, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của địa phương, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển đi lên của huyện.Lễ Mừng lúa mới (Hàng Sị Phạt) của dân tộc Cống tại huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc. Đây cũng là một trong những lễ hội độc đáo, đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc.Với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng vùng miền địa phương, thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Đặc biệt, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) triển khai trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã và đang mang đến “luồng gió mới” cho nhiều doanh nghiệp, HTX tại vùng đồng bào DTTS và miền núi đẩy mạnh phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra nhiều sản phẩm nông sản, dược liệu có chất lượng.Rồ Ôn là khu dân cư xã vùng cao Phước Hà thuộc huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, có nhiều nghệ nhân tâm huyết giữ nghề mây tre đan truyền thống của đồng bào Raglay. Các sản phẩm đan lát từ mây tre “mẹ truyền con nối” gắn bó với đời sống người dân địa phương. Nghề mây tre đan tạo ra những sản phẩm tinh xảo, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tạo việc làm cho đồng bào Raglay, tăng thu nhập, nâng cao đời sống gia đình, tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 11 năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 220 ngàn tấn cao su, trị giá 424,3 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 1,8 triệu tấn cao su, trị giá 2,95 tỷ USD (giảm 6% về lượng nhưng tăng 17,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023).
Mặc dù sản lượng giảm nhưng trị giá tăng cao là nhờ giá cao su xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong 11 tháng năm 2024 đạt 1.675 USD/tấn (tăng 24,6%, tương đương tăng 412 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2023).
Về thị trường, Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng năm 2024 với thị phần chiếm 67,6%, tiếp theo là Ấn Độ chiếm 7,7% thị phần, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) chiếm 6% thị phần và Hàn Quốc chiếm 2,5% thị phần. Trong nhóm 15 thị trường xuất khẩu lớn nhất, giá trị xuất khẩu cao su tăng ở tất cả các thị trường, trong đó mạnh nhất là Malaysia tăng 5 lần và Srilanca tăng 3,7 lần.
Trong năm 2024, ngành cao su đã gặp phải thách thức lớn bởi quy định không phá rừng của EU. Theo đó, EU yêu cầu các sản phẩm cao su nhập khẩu vào thị trường này phải chứng minh rõ nguồn gốc và tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Nhưng với việc đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và không ngừng cải thiện chất lượng sản phẩm đã giúp ngành xuất khẩu cao su tăng trưởng mạnh mẽ, khẳng định vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam (VRA), kim ngạch xuất khẩu cao su của nước ta trong năm 2024 dự kiến sẽ đạt 3-3,2 tỷ USD, cao hơn khoảng 100-300 triệu USD so với năm 2023.
Bên cạnh đó, năm 2025 dự kiến sẽ là một năm phát triển mạnh mẽ hơn của ngành cao su Việt Nam. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành sẽ đạt trên 11 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2024, khai thác tối đa giá trị bền vững từ nguồn nguyên liệu thân thiện môi trường và tái chế.
Nguồn: https://baodantoc.vn/du-kien-nam-2024-kim-ngach-xuat-khau-cao-su-dat-3-32-ty-usd-1735010057887.htm