Những năm qua, Yên Bái đã phát huy cao độ tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển, đạt được những thành tích đáng tự hào, đóng góp quan trọng vào thành tích chung của cả nước trong thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), tiếp tục là điểm sáng, một trong những địa phương dẫn đầu về phong trào xây dựng NTM trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Kết quả đó, một phần là sự nỗ lực, chung tay của đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS.Để chuẩn bị tốt nhất cho cho Chương trình Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (Lễ Tuyên dương), ngày 24/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương.Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 – 2025, tại Hội nghị Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I (2021 – 2025) và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (2026 – 2030) khu vực phía Nam, diễn ra chiều ngày 23/12, tại tỉnh Bình Phước.Để chuẩn bị tốt nhất cho cho Chương trình Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (Lễ Tuyên dương), ngày 24/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương.Ấy là tâm sự đầy quyết tâm của Lương Thị Hoài Thu – thủ khoa đầu vào, trường Đại học Vinh. Không những thế, ba năm dưới mái trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) THPT số 2 Nghệ An, Thu đều đạt kết quả học tập loại giỏi. Trong niềm vui và tự hào được ra Hà Nội dự Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu, xuất sắc lần thứ XI, năm 2024 được tổ chức vào ngày 28/12 tại Hà nội, Hoài Thu khẳng định: Học xong ra trường, em sẽ về quê, cống hiến sức trẻ để xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp.Với phương châm “Đồn là nhà, Biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, trong những năm qua, hình ảnh những người lính mang quân hàm xanh trên tuyên biên giới tinh Lào Cai không chỉ hoàn thành tôt nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tô quôc mà còn là điêm tựa vững chắc cho Nhân dân các dân tộc nơi đóng quân.Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Sóc Trăng cho biết, trên địa bàn tỉnh đã thành lập được 4 Nghiệp đoàn vé số kiến thiết. Trong đó, tại vùng biên giới biển của tỉnh có 2 nghiệp đoàn là Nghiệp đoàn vé số kiến thiết Minh Hạnh thuộc phường 1, thị xã Vĩnh Châu và Nghiệp đoàn vé số kiến thiết Trần Đề (huyện Trần Đề).Tỉnh Cao Bằng đã và đang vận dụng hiệu quả nguồn lực của Chương trình MTQG 1719 để hướng tới hoàn thành mục tiêu Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 – 2025”. Những hoạt động được tỉnh tích cực triển khai trong thời gian qua đã và đang thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” ở vùng đồng bào DTTS.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 24/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc huyện Phù Yên. Người Lô Lô làm du lịch cộng đồng. Đinh pú – Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Brâu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Năm 2024, nền nông nghiệp nước ta phải chịu nhiều thiệt hại nặng nề do thiên tai gây ra, đặc biệt là cơn bão số 3. Hiện nay, nhờ các chính sách, hỗ trợ khôi phục sản xuất của Nhà nước, sản lượng nông lâm thuỷ sản vẫn tiếp đà tăng trưởng.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 24/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc huyện Phù Yên. Người Lô Lô làm du lịch cộng đồng. Đinh pú – Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Brâu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chiều 23/12, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị gặp mặt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo chủ chốt cấp huyện là người DTTS năm 2024.Chiều 23/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 23/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hồi sinh Di tích quốc gia Hải Vân Quan. Nghề nuôi ong lấy mật ở Thanh Thịnh. Những điểm đến không thể bỏ lỡ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vai trò tiên phong của Người có uy tín
Được Nhân dân trong thôn tin tưởng tín nhiệm, bầu chọn là Người uy tín năm 2012, ông Vi Hiển Đu, thôn Tông Luông, xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên luôn là tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực hoạt động, phong trào thi đua ở địa phương, nhất là trong việc xây dựng NTM tại địa phương.
Trước thực trạng đường đi lại còn nhiều khó khăn, hưởng ứng phong trào chung tay xây dựng NTM, ông và gia đình đã tiên phong hiến đất, cây cối, hoa màu làm đường bê tông rộng 3m, dài 150m, với diện tích là 450m2; vận động và cùng các hộ gia đình trong xóm tự đào đắp, san gạt mặt bằng, mua cát, sỏi, ngày công để đổ bê tông, với số tiền trên 50 triệu đồng, nay đã hoàn thành.
Cũng từ đó, phong trào hiến đất làm đường trong thôn trở nên sôi nổi, Nhân dân trong thôn đã hiến hàng ngàn mét vuông đất, hàng trăm ngày công để làm hơn 3 km đường bê tông nông thôn, giúp cho Nhân dân trong thôn đi lại dễ dàng, các cháu đi học thuận tiện.
Bên cạnh đó, ông còn tích cực vận động Nhân dân làm công trình thắp sáng đường quê. Kết quả trên 3km đường được thắp sáng đã hoàn thành, tạo sự thận tiện cho sinh hoạt của Nhân dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội. Vận động Nhân dân quan tâm, chủ động trong công tác vệ sinh môi trường, phát quang đường làng ngõ xóm hàng tháng mỗi tháng 1 lần đi vào nề nếp.
Đặc biệt, ông và gia đình đã gương mẫu đi đầu hiến hơn 200m2 đất xây dựng nhà văn hóa thôn, đóng góp ngày công và trên 2 triệu đồng để xây dựng cơ ở hạ tầng thôn, bản; vận động Nhân dân hiến trên 700m2 đất làm nhà văn hóa và đối ứng tiền xây dựng nhà văn hóa thôn trên 100 triệu đồng.
Vận động Nhân dân đóng góp tiền mua sắm trang thiết bị nội thất nhà văn hóa thôn như điện, quạt, bê tông hóa sân chơi,… mỗi hộ dân 100 nghìn đồng, cán bộ đảng viên từ 200 nghìn trở lên. Kết quả vận động được trên 300 triệu đồng.
Ông Vi Hiển Đu còn tích cực tham mưu Chi bộ, Ban công tác mặt trận thôn xây dựng hương ước, quy ước xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới việc, việc tang, lễ hội; đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, thực hiện các tiêu chí xây dựng thôn NTM văn hóa, xã văn hóa….Nhờ đó, đến tháng 10 năm 2021, xã Khánh Thiện được công nhận đạt chuẩn NTM.
Với những đóng góp cho cộng đồng và xã hội, ông Vi Hiển Đu nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành. Năm 2023, ông Đu cùng 13 Người có uy tín tiêu biểu khác đại diện cho 870 Người có uy tín tỉnh Yên Bái được tham dự và được biểu dương tại Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong vùng DTTS toàn quốc năm 2023 do Ủy ban Dân tộc tổ chức.
Tương tự, ông Mùa A Sùng, sinh năm 1943 là Người có uy tín tiêu biểu trong vận động Nhân dân chung tay xây dựng NTM xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu. ông Sùng là cán bộ hưu trí, từng trải qua các lĩnh vực công tác ở địa phương, thường xuyên đóng góp ý kiến và cùng với việc tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, vận động con cháu, gia đình, do vậy, khi đã có sự vận động của ông thì việc gì cũng nên.
Đơn cử như việc mở đường giao thông nông thôn, để cho người dân tin và làm theo, gia đình ông đã tiên phong đã hiến trên 10.000 m2 đất. Nghe và làm theo ông Sùng, bà con địa phương đã cùng hiến đất để làm đường giao thông, giải phóng mặt bằng 8 km đường liên xã Trạm Tấu – Xà Hồ, 8,5 km đường giao thông nội thôn, nội đồng. Nhờ đó, những con đường được rộng thêm ra, khang trang, sạch đẹp, đi lại thuận lợi hơn.
Ông Mùa A Sùng cũng là một trong 13 Người có uy tín tỉnh Yên Bái được tham dự và được biểu dương tại Hội nghị Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong vùng DTTS toàn quốc năm 2023, do Ủy ban Dân tộc tổ chức.
Điểm sáng trong xây dựng NTM
Ngoài những tấm gương Người có uy tín nêu trên, trên địa bàn tỉnh Yên Bái còn có hàng trăm Người có uy tín tiêu biểu, cùng góp sức chung tay xây dựng NTM, như: ông Hoàng Đình Thăng dân tộc Tày, sinh năm 1948, xã Đại Phác, huyện Văn Yên đã vận động đồng bào có đạo trong việc hiến hàng nghìn mét vuông đất làm đường giao thông nông thôn; ông Lò Minh Tâm, dân tộc Thái, sinh năm 1947, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ đã hiến 700 m2 đất và nhiều ngày công để làm đường thôn, bản; ông Dương Quốc Mong, dân tộc Tày, sinh năm 1947 xã Liễu Đô, huyện Lục Yên đã hiến 1.000 m2 đất, phá bờ rào kiên cố để làm liên thôn;
Ông Lý Văn Thuỷ, dân tộc Dao, sinh năm 1951 xã Tân Đồng, huyện Trấn Yên đã vận động Nhân dân đóng góp được trên 200 triệu đồng và trên 2.500 ngày công lao động; Ông Hoàng Văn Duân, dân tộc Giáy, sinh năm 1975 xã Gia Hội, huyện Văn Chấn đã vận động Nhân dân trong thôn đóng góp tiền, ngày công làm đường bê tông được 300 m, mở mới được 800 m đường giao thông; ông Cư A Phần, dân tộc Mông, sinh năm 1957 xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên đã hiến hơn 4.000 m2 đất để làm trường Mầm non của xã…
Có thể khẳng định, với những đóng góp tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động, đội ngũ Người có uy tín đã tác động tích cực đến tiến trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Nhờ đó, năm 2019, huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên của tỉnh cũng như của cả vùng Tây Bắc đạt chuẩn NTM. Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có 110/150 xã đạt chuẩn NTM, bằng 73,3% tổng số xã toàn tỉnh; có 37 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 11 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 4/9 đơn vị hành chính cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nguoi-co-uy-tin-o-yen-bai-guong-sang-trong-xay-dung-nong-thon-moi-1735033237436.htm