Trang chủDi sảnNón ngựa Phú Gia đón bằng Di sản văn hóa phi vật...

Nón ngựa Phú Gia đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nón ngựa Phú Gia, ‘kiệt tác’ nón lá của làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) vinh dự đón bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia…

Không chỉ là chiếc nón

Nghề chằm nón ngựa ở làng Phú Gia, xã Cát Tường (huyện Phù Cát, Bình Định) hình thành đến nay đã hơn  200 năm. Từ đó đến nay, người dân làng Phú Gia không ngừng gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống của ông cha, tạo ra cho xã hội sản phẩm độc đáo không chỉ làm xao lòng du khách trong nước mà còn “đốn tim” du khách nước ngoài.

Theo ông Đỗ Văn Lan (74 tuổi), người cả đời tâm huyết với nghề chằm nón ngựa ở làng Phú Gia, sở dĩ chiếc nón được sản xuất tại làng Phú Gia có tên là “nón ngựa” bởi nó bền bỉ như sức ngựa. Thêm nữa, nón ngựa Phú Gia chỉ dành cho giới có chức sắc và những người thuộc giới thượng lưu, quyền quý của thời ấy, họ chỉ đội nón lúc ngồi trên lưng ngựa. Nét độc đáo của nón ngựa Phú Gia là mẫu hoa văn “long, lân, quy, phụng” được thêu trên nón. Những mẫu hoa văn này là biểu tượng quyền uy của người đội nón. Mỗi mẫu hoa văn thể hiện thứ bậc của người đội nón trong xã hội thời ấy. Chỉ cần nhìn vào hoa văn trên chiếc nón ngựa là biết phẩm hàm của những vị quan trong triều đình phong kiến.

Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của nghề chằm nón ngựa Phú Gia. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại Lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của nghề chằm nón ngựa Phú Gia. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Lan cho rằng nón ngựa Phú Gia là sản phẩm đặc trưng của văn hóa trang phục, có giá trị mỹ thuật cao và là sản phẩm đặc trưng làng nghề của Bình Định. Nón ngựa Phú Gia được làm thủ công với nhiều công đoạn công phu, mỗi công đoạn lại yêu cầu cách thức khác nhau. Để làm ra một chiếc nón ngựa, người chằm nón phải thực hiện 10 công đoạn, từ tạo sườn cho đến thêu thuyền, kết lá… Nón ngựa Phú Gia có kết cấu rất đặc biệt và rất bền chắc.

“Nón được kết thành 10 lớp, nguyên liệu làm nón là lá kè (lá cọ), ống giang (cật), rễ dứa,… mọc tự nhiên trong rừng núi Bình Định. Hoa văn trên nón ngựa đa số là các hình ảnh mang đậm bản sắc văn hoá người Việt như đám mây, long-lân-quy-phụng, hoa sen, bầu rượu,…  Vì thế, người làm nón ngoài sự tinh tế còn phải có năng khiếu mỹ thuật. Mỗi chiếc nón ngựa nếu làm đủ các công đoạn sẽ có độ bền sử dụng 150 đến 200 năm. Hiện nhiều chiếc nón ngựa của 200 năm trước vẫn còn được lưu giữ tại thôn Phú Gia”, ông Lan cho hay.

UBND huyện Phù Cát đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của nghề chằm nón ngựa Phú Gia. Ảnh: V.Đ.T.

UBND huyện Phù Cát đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của nghề chằm nón ngựa Phú Gia. Ảnh: V.Đ.T.

Bảo tồn di sản

Ngày 12/9, tại làng Phú Gia, UBND huyện Phù Cát phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được trao cho nghề chằm nón ngựa.

Theo ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, nghề chằm nón ngựa đã và đang được người dân xã Cát Tường duy trì, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Làng nghề nón ngựa Phú Gia đã được UBND tỉnh Bình  Định công nhận là làng nghề truyền thống, đạt danh hiệu Làng nghề tiêu biểu Việt Nam, trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của Bình Định; sản phẩm của làng nghề đã có mặt trong và ngoài nước.

 

“Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, qua đó khẳng định giá trị bền vững và sức sống mãnh liệt của làng nghề; tôn vinh, biểu dương cộng đồng dân cư và các nghệ nhân trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Đây vừa là niềm vinh dự, vừa là trách nhiệm lớn lao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Phù Cát nói riêng và tỉnh Bình Định nói chung”, ông Giang khẳng định.

Quan khách thưởng ngoạn nét độc đáo của những chiếc nón ngựa Phú Gia. Ảnh: V.Đ.T.

Quan khách thưởng ngoạn nét độc đáo của những chiếc nón ngựa Phú Gia. Ảnh: V.Đ.T.

Để nghề chằm nón ngựa Phú Gia trường tồn trong dòng chảy văn hóa dân tộc, ông Lâm Hải Giang đề nghị huyện Phù Cát cần có quy hoạch tổng thể, chi tiết, lưu ý đến các thiết chế truyền thống và không gian sử dụng nón ngựa để giữ gìn bản sắc văn hóa làng nghề truyền thống gắn với phát triển kinh tế và du lịch.

Cùng với đó là xây dựng, triển khai thực hiện các giải pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ nghệ nhân; tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ thể di sản, nhân dân; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy; đẩy mạnh kết nối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch để xây dựng tour, tuyến phục vụ nhu cầu khách du lịch trong nước và quốc tế, hướng đến mục tiêu xây dựng du lịch làng nghề nón ngựa Phú Gia là sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh.

Theo ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, ngoài những chiếc nón ngựa truyền thống, làng nghề Phú Gia ngày nay còn chế tác ra nhiều loại nón cách tân. Người làm nón chỉ giữ lại những công đoạn chính trong quy trình làm nón ngựa truyền thống, một số nguyên liệu làm nón cũng được thay đổi để phù hợp với xu hướng thị trường. Hiện nay, nón ngựa Phú Gia đã có mặt ở khắp nơi, từ Bắc vào Nam và cả nước ngoài.

Chiếc nón ngựa Phú Gia 'đốn tim' du khách. Ảnh: V.Đ.T.

Chiếc nón ngựa Phú Gia “đốn tim” du khách. Ảnh: V.Đ.T.

“Làng nón ngựa Phú Gia đã trở thành một điểm nhấn du dịch ở các tour về Bình Định. Mỗi phiên chợ (5 ngày một phiên) có gần 1.000 chiếc nón ngựa Phú Gia được xuất đi các tỉnh, thành khắp cả nước. Những kết quả phấn khởi nêu trên là động lực để những người dân ở làng nón ngựa Phú Gia quyết tâm giữ nghề, giữ nét văn hóa, tinh hoa của cha ông ngày trước”, ông Hưng chia sẻ.

Cũng theo ông Hưng, để bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghề chằm nón ngựa Phú Gia, trong thời gian tới, huyện quyết tâm triển khai thành công Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị của nghề chằm nón ngựa Phú Gia. Cụ thể, huyện tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích các hộ gia đình, cơ sở sản xuất phát triển theo hướng liên kết, tạo sản phẩm hàng hóa đặc trưng.

“Các nghệ nhân, người nắm giữ di sản có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ, thực hành, bảo vệ và phát huy giá trị di sản ở làng nón ngựa Phú Gia sẽ được tôn vinh xứng đáng. Huyện Phù Cát cũng sẽ hình thành khu trưng bày, khu trình diễn nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch trải nghiệm; đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch. Thành lập tổ hợp tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; xây dựng trang thông tin điện tử làng nghề…”, ông Nguyễn Văn Hưng, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát.

Nguồn: https://nongnghiep.vn/non-ngua-phu-gia-don-bang-di-san-van-hoa-phi-vat-the-quoc-gia-d399767.html

Cùng chủ đề

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc. Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và tỉnh Yên Bái trao Bằng Chứng nhận, tặng hoa chúc mừng thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN) Tối 21/12, Ủy ban Nhân dân thị xã Nghĩa Lộ,...

Vietnam Airlines khai trương phòng khách Bông Sen tại sân bay Phù Cát

Phòng khách Bông Sen mới được đặt tại tầng 2, khu vực cách ly Quốc nội của Cảng hàng không Phù Cát, ngay cạnh cửa ra máy bay số 6, được thiết kế theo các tiêu chuẩn, dịch vụ 5 sao của Vietnam Airlines. ...

Thái Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Đến nay tỉnh Thái Bình đã có tổng số 16 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc danh mục lễ hội truyền thống và nghề thủ công truyền thống. ...

Lễ hội trên 200 năm làng chài ở Bình Định thành di sản

Ngày 12/12, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) tỉnh Bình Định cho biết Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ký quyết định đưa lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý nằm trên địa bàn xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn còn có tên gọi khác là lễ hội Khai sơn Cầu ngư Xương Lý ra đời từ hơn 200 năm...

Quảng Ninh có thêm 3 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định (số 3975/QĐ-BVHTTDL, 3976/QĐ-BVHTTDL và 3989/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024) về việc đưa 3 di sản văn hóa của Quảng Ninh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hệ thống siêu thị giảm giá từ 10 – 50% cho hơn 3.500 sản phẩm Việt

Hiện, tại các hệ thống siêu thị trên địa bàn TP.HCM, lượng khách đến mua sắm mỗi lúc một đông hơn. Saigon Co.op tung chương trình "Lễ hội rau củ quả Đà Lạt" khuyến mại lên tới 30%. Ảnh: Nguyễn Thủy. Theo ghi nhận của PV, tại siêu thị Co.opmart Rạch Miễu, quận Phú Nhuận, lượng hàng hóa tại đây khá phong phú, đa dạng sản phẩm. Khách đến mua sắm tập trung đông ở các mặt hàng thiết yếu như lương...

Một doanh nghiệp có 16 sản phẩm sản phẩm OCOP tiềm năng đạt 5 sao

Đó là 16 sản phẩm chế biến từ cacao của Công ty TNHH Cacao Xuân Ron Chợ Gạo (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). UBND tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 2 năm 2024. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang, đợt 2 năm 2024 có 36 hồ sơ đánh giá, phân hạng với 36 sản phẩm của 6 chủ thể sản xuất ở thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, Cái...

Cả nước có hơn 2.000 hợp tác xã nông nghiệp có sản phẩm đạt OCOP

Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả; 2.169 HTX NN là chủ thể có các sản phẩm OCOP được công nhận. Sự lớn mạnh của khu vực kinh tế nông thôn Theo Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN-PTNT), tính đến hết tháng 12, cả nước có khoảng 21.700 Hợp tác xã nông nghiệp (HTX NN), trong đó có 14.300 HTX NN hoạt động hiệu quả (đạt 65,6%). Có...

Thực thi hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu gạo

Nhãn hiệu gạo góp phần nâng cao giá trị, tăng khả năng nhận biết của người tiêu dùng, các doanh nghiệp rất quan...

Chủ nhân của 5 sản phẩm thêu tay OCOP và tâm huyết gìn giữ nghề

Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức quê ở xã Đồng Tâm, Mỹ Đức, TP Hà Nội, nơi từng có một thời hoàng kim của nghề thêu. Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng- Giám đốc Hợp tác xã thêu tay Mỹ Đức (trái) giới thiệu cách thêu. Ảnh: Nhân vật cung cấp. Thế rồi quãng hơn 20 năm trước nghề thêu tay ở đây dần bị mai một. Thị trường tiêu thụ khó khăn, việc làm...

Bài đọc nhiều

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO...

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh – nơi vua làm việc hằng ngày

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh, một di tích tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.   Động thổ dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích Điện Cần Chánh - Ảnh: VGP/Nhật Anh Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho...

Lễ Hội Quan Họ: Di Sản Phi Vật Thể Được UNESCO Công Nhận Và Hành Trình Phát Huy

Lễ hội Quan họ Bắc Ninh không chỉ là dịp hội ngộ của những câu ca ngọt ngào, đậm tình xứ Kinh Bắc mà còn là nơi tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc, được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ ngày được quốc tế công nhận vào tháng 9 năm 2009, Quan họ đã từng bước phát triển mạnh mẽ, lan tỏa trong đời sống văn...

Cùng chuyên mục

Bolero được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức tôn vinh nghệ thuật bolero là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ngày 5/12, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức tôn vinh nghệ thuật bolero là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, theo đề nghị của Cuba và Mexico. Quyết định này được UNESCO đưa ra tại phiên...

Trưng bày di sản thực hành Then và làm gốm Chăm

 Trưng bày “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” và “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” sẽ diễn ra từ ngày 27 - 29/12.   Chương trình do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) tổ chức, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật số 22 Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là cơ hội để quảng bá các di sản văn hóa độc đáo của đồng bào...

Đắk Lắk: Nghề làm gốm thủ công truyền thống của người Mnông được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3991/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người Mnông xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Nghề làm gốm của người Mnông ở xã Yang Tao, huyện Lắk là một loại hình di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt. Trải qua bao thăng trầm, đến nay đồng bào...

Thêm 3 di sản văn hóa của Quảng Ninh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định (số 3975/QĐ-BVHTTDL, 3976/QĐ-BVHTTDL và 3989/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024) về việc đưa 3 di sản văn hóa của Quảng Ninh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia được công nhận gồm: Tục Kiêng gió của người Dao xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu; Lễ cấp sắc...

Tục xông đền, xông nhà đêm giao thừa: di sản văn hóa độc đáo Nam Định

Mới đây, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định số 3990/QĐ-BVHTTDL đưa tập quán xã hội và tín ngưỡng “Tục xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” đêm giao thừa làng Gạo, thôn Quả Linh, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Làng Kẻ Gạo, tên chữ là Cảo Linh, sau đổi thành Quả Linh, là một làng Việt cổ được hình thành...

Mới nhất

Đóng gói quà tặng theo tinh thần “sống xanh”

Bắt nguồn từ trăn trở trước thực trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt...

Trí thức Việt kiều muốn có ‘bài toán’ đủ hay, đủ khó để cống hiến cho đất nước

Doanh nghiệp Việt vẫn loay hoay tìm cách kết nối với chuyên gia, trí thức người Việt ở nước ngoài khi ra thị trường quốc tế. Cần có những bài toán đủ hay, đủ khó để thu hút đội ngũ nhân tài Việt kiều cống hiến cho đất nước. Trí thức Việt kiều không ngại khổ, chỉ cần có bài...

TPHCM tuyên dương những tấm gương cống hiến vì cộng đồng

TPO - Từ chia sẻ, gửi gắm của các cá nhân, tập thể điển hình về tinh thần sẻ chia, cống hiến vì cộng đồng, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho biết, thành phố đã là thành phố nghĩa tình và chắc chắn sẽ là đầu tàu của lòng nhân ái.  TPO - Từ chia...

Các nhà thờ nổi tiếng ở Nam Định lung linh trước đêm Giáng sinh

TPO - Trong dịp Giáng sinh, các nhà thờ tại Nam Định được trang hoàng lộng lẫy, đồng bào giáo dân cùng du khách thập phương hòa mình vào các hoạt động đón mừng Thiên Chúa ra đời, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất cho người thân, bạn bè. VIDEO: Các nhà thờ ở Nam Định lung linh trước Giáng...

Chiêm ngưỡng cảnh sắc hồ Thiên Nga dưới chân núi Phú Sĩ

TPO - Phong cảnh mùa thu Nhật Bản đẹp lãng mạn và thơ mộng mà không đoạn văn nào có thể lột tả hết, điểm đến yêu thích của nhiều du khách khi đến với đất nước mặt trời mọc là được dạo bước bên hồ Thiên Nga và ngắm trọn vẹn đỉnh núi Phú Sĩ từ xa....

Mới nhất