Trang chủDi sảnTục xông đền, xông nhà đêm giao thừa: di sản văn hóa...

Tục xông đền, xông nhà đêm giao thừa: di sản văn hóa độc đáo Nam Định

Mới đây, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định số 3990/QĐ-BVHTTDL đưa tập quán xã hội và tín ngưỡng “Tục xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà” đêm giao thừa làng Gạo, thôn Quả Linh, xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Làng Kẻ Gạo, tên chữ là Cảo Linh, sau đổi thành Quả Linh, là một làng Việt cổ được hình thành từ thời Vua Hùng, gắn liền với sự tích 18 dòng họ về khai điền lập ấp. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục và tín ngưỡng văn hóa dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Người xông nhà thắp hương kính cáo gia tiên vào đêm giao thừa đón năm mới

Người xông nhà thắp hương kính cáo gia tiên vào đêm giao thừa đón năm mới

Đó chính là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, được coi là kênh thông tin nguyên gốc, thầm lặng và sâu lắng. Mỗi thế hệ người con quê hương, dù đi làm ăn sinh sống, học tập hay công tác ở bất cứ nơi đâu, đều mong muốn có dịp thành kính tìm về để chiêm ngưỡng cội nguồn, tiếp nhận linh ứng của tổ tiên và quê hương, qua đó thêm nguồn lực tinh thần, tự tin bước vào cuộc sống hôm nay, vững vàng hướng tới tương lai.

Người dân địa phương tham gia đoàn rước xông Đền đêm giao thừa 
Người dân địa phương tham gia đoàn rước xông Đền đêm giao thừa 

Trong cộng đồng làng xã, văn hóa làng được thể hiện rõ nét nhất thông qua các lễ tiết và lễ hội truyền thống phong phú, bao gồm cả khía cạnh tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, thiêng liêng và đời thường.

Nói đến văn hóa làng Gạo, trước hết phải nói đến lễ Chạp Tổ. Với tâm thức “cây có gốc, nước có nguồn, con người có tổ tiên ông bà cha mẹ”, trong ngày Chạp Tổ, con cháu xa gần trở về từ đường, thành kính dâng lễ vật hương hoa tinh khiết, thực hiện nghi lễ tế Tổ theo các nghi thức truyền thống, ôn lại nguồn gốc của tổ tiên, các quy ước của dòng họ, làm lễ vào họ cho các cháu mới sinh. Vì vậy có thể nói lễ Chạp Tổ là sự kiện quan trọng của mỗi dòng họ trong năm để con cháu tri ân công đức của tổ tiên, nhớ về cội nguồn ông bà cha mẹ, tạo sự đoàn kết gắn bó giữa các anh em, con cháu trong dòng họ. Đặc biệt trong ngày Chạp Tổ, mỗi dòng họ sẽ lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn để mở cửa (xông) nhà thờ trong đêm giao thừa đón năm mới.

Múa rồng trong đêm giao thừa 
Múa rồng trong đêm giao thừa 

Ở làng, Chạp Làng, Chạp Điện vào ngày Rằm tháng Chạp, dân làng cùng nhau chọn cử người đủ tiêu chuẩn để mở cửa đền, cửa điện đêm giao thừa. Theo tín ngưỡng, phẩm hạnh những người đó liên quan đến cả làng, cả họ trong năm mới. Người được lựa chọn phải đảm bảo đầy đủ các yếu tố: tuổi cao, sức khỏe tốt, con cháu đề huề, gia đình hạnh phúc, gương mẫu trong xóm làng và gia đình không có khăn xám. Vì vậy, người được chọn cử là một vinh dự lớn của cả cuộc đời, là niềm tự hào của cả gia đình, dòng họ. Do đó, họ rất hồ hởi đón nhận, cùng gia đình dòng họ chuẩn bị rất chu đáo, công phu để hoàn thành công việc được dân làng, dòng họ giao cho. Tục xông đền, xông điện, xông nhà thờ vào đêm giao thừa là nét độc đáo riêng biệt của văn hóa làng Gạo.

Nghi lễ tế Thánh - Ông xông đền cùng đoàn tế nam quan vào thời khắc giao thừa đón năm mới.
Nghi lễ tế Thánh – Ông xông đền cùng đoàn tế nam quan vào thời khắc giao thừa đón năm mới.

Trong những ngày giáp Tết, trên khắp các xóm ngõ, đường làng và mỗi gia đình không khí gói bánh chưng, trang hoàng đón Tết đã được hoàn tất. Sáng 30 Tết, từng dòng người hối hả đi chợ mua sắm tấp nập, trang trí ban thờ và chuẩn bị mâm cơm cúng gia tiên, các gia đình tổ chức ra nghĩa trang thắp hương mời gia tiên về đón Tết cùng con cháu.

Chiều 30 Tết, gia đình người được xông sắm sửa lễ đến các di tích kính cáo với Thành Hoàng, tổ tiên xin được bao sái, trang hoàng nơi hành lễ và rước nhang án, nghi trượng về nhà để chuẩn bị cho buổi rước.

Rước đuốc trong đêm giao thừa
Rước đuốc trong đêm giao thừa

Tối 30 Tết, anh em, họ hàng, làng xóm, bạn bè cùng nhau sang nhà người được mở xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ chúc mừng, cùng nhau uống nước và chuẩn bị mọi việc cho lễ rước. Các lễ vật được sử được chuẩn bị kỹ bao gồm: hương, hoa, quả, gà, xôi, chè, rượu, cây vàng cây bạc, câu đối đỏ…. Gạo nếp được lựa chọn kỹ, hạt tròn, bóng, mẩy. Gà trống ta, mào tươi, thân mình thon, chân vàng, lông đẹp. Cây vàng, bạc được làm từ giấy màu, tượng trưng cho sự giàu sang phú quý, ấm no hạnh phúc. Những lễ phẩm đó gắn với nền nông nghiệp trồng lúa nước nhằm bày tỏ lòng thành kính của nhân dân đối với trời đất, Thành Hoàng và tổ tiên nên được tiến hành rất thận trọng, đẹp đẽ, sạch sẽ, thanh khiết.

Đúng 21 giờ, sau một hồi trống lệnh của làng, gia đình người được xông mới bắt tay vào việc mổ gà, đồ xôi, nấu chè… chuẩn bị lễ vật cho đêm giao thừa.

Khoảng 23 giờ, đám rước bắt đầu. Cả làng có tới 20 đoàn rước xông Đền, xông Điện, xông Nhà thờ họ kéo dài nối tiếp nhau trên trục đường làng. Đi đầu là đoàn rước xông Đền; xông Điện, rồi lần lượt đến đoàn rước xông nhà thờ họ.

 Đi đầu mỗi đoàn rước là người rước đuốc, cờ, chiêng, trống, nhang án… Đoàn rước gồm có nhang án, đỉnh hương, cây vàng, cây bạc, mâm xôi, con gà, chè lam, hoa, quả,… do các thanh niên đầu chít khăn đỏ, mặc trang phục lễ hội rước. Người xông Đền, xông Điện vận lễ phục áo đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn đi sau nhang án, phía sau là đoàn tế nam quan và nhân dân.

 Ngọn đuốc đi đầu là ngọn lửa thiêng mang lại những điều tốt lành cho năm mới, là ngọn lửa soi đường chỉ lối cho 18 cụ Tổ về đây khai cơ lập ấp, là ngọn lửa xua tan màn đêm giá lạnh, xua đuổi thú dữ; vừa là ngọn lửa của tinh thần đoàn kết của dân làng, anh em dòng họ vượt qua khó khăn thử thách. Trước đây, đi cùng đoàn rước, không thể thiếu được cảnh thả đèn trời, đốt pháo râm ran kéo dài suốt trục đường làng.

 Đèn trời là ngọn đèn soi sáng, là niềm tin hy vọng, mong muốn của nhân dân về những điều tốt đẹp, an khang, thịnh vượng vào một năm mới. Trong khí đất trời hòa quyện, phảng phất mưa xuân, mùi hương trầm hòa cùng âm thanh của chiêng, trống, tiếng nhạc lưu thủy, ánh sáng của đuốc, đèn màu, đèn trời, tạo nên cảnh sắc riêng hiếm có, trong lòng mỗi người đều bồi hồi, trang nghiêm, thiêng liêng và ấm cúng về những ước nguyện tốt đẹp trong năm mới.   

Giờ phút giao thừa sắp đến cũng là lúc các đoàn rước đến đền Đông, điện Đức Thánh Trần và các nhà thờ dòng họ. Đúng thời phút thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, tiếng trống điểm sang canh báo hiệu một năm mới bắt đầu, người xông tiến vào mở cửa với lời chúc dâng lên Thành Hoàng, tổ tiên với ước nguyện một năm mới dân làng khỏe mạnh, nhà nhà ấm no, hạnh phúc. Tại đền Đông, điện Đức Thánh Trần, người xông cùng đội tế nam quan thực hiện nghi lễ chúc Thánh, còn các từ đường dòng họ, người xông từ đường thực hiện các nghi lễ tế Tổ theo nghi thức truyền thống.

Trong giờ phút thiêng liêng của năm mới, người người vui vẻ ngồi quây quần bên nhau, những câu chuyện làm ăn, những dự tính trong tương lai được đưa ra chân tình cởi mở, gác bỏ những khúc mắc trong năm cũ và hy vọng trong năm mới được ấm no, hạnh phúc.

Sau khi thực hiện các nghi lễ, người xông đền, xông điện, xông nhà thờ mừng tuổi những người tham gia đoàn rước để lấy may, lấy lộc cho cả năm và cùng nhau ngồi nhâm nhi chén rượu lộc, miệng tươi cười phấn khởi, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình trong năm mới.

Khi thụ lộc xong, mọi người trở về gia đình xông nhà, thắp nén hương thơm thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân công đức của tổ tiên. Các con cháu ngồi quây quần, cùng nhau chúc ông bà, cha mẹ sống lâu trăm tuổi; ông bà mừng tuổi các cháu chăm ngoan, học giỏi và nhiều điều tốt lành, anh khang, thịnh vượng. Đó là giờ phút thiêng liêng nhất, ấm cúng nhất, hạnh phúc nhất của mỗi gia đình trong phút đầu, giờ đầu, ngày đầu năm mới.

Cũng giống như bao làng quê khác, Nhân dân làng Gạo cũng giữ gìn phong tục tết truyền thống: “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy” hay “Mùng 1 Tết nội, mùng 2 Tết ngoại, mùng 3 Tết thầy”.

Vào sáng ngày mùng 1 Tết, con cháu sắm lễ vật gồm: gà, bánh chưng, trầu, rượu… thắp hương thành kính tổ tiên và chúc tết ông bà, bố mẹ. Sau một năm làm việc bận rộn, ngày Tết chính là khoảng thời gian để gia đình tụ họp, gặp gỡ, kể cho nhau nghe những câu chuyện làm ăn buôn bán và để cùng chúc một năm mới nhiều sức khỏe, an khang thịnh vượng đến với mỗi người, mỗi gia đình. Ngày mùng 3, tại đền Đông, Nhân dân địa phương tổ chức lễ động thổ, khởi đầu một năm lao động, tăng gia sản xuất. Sau 3 ngày Tết, các gia đình làm lễ hóa vàng “đưa chân các cụ mời bà con anh em thân thiết đến uống rượu vui xuân cùng với gia đình.

Như vậy, có thể nói, tục xông đền, xông điện, xông nhà thờ họ, xông nhà là phong tục dân gian truyền thống được Nhân dân duy trì, gìn giữ nguyên bản từ thế hệ này sang thế hệ khác, ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân làng Gạo. Đây là tục lệ có giá trị về lịch sử, thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân công đức của Nhân dân đối với 18 cụ tổ có công khai nền lập ấp, vị Thành Hoàng làng có công bảo vệ Nhân dân, gắn với nền nông nghiệp trồng lúa nước truyền thống. Bên cạnh đó, tục lệ mang nhiều giá trị văn hóa, nhân văn sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân địa phương đối với trời đất, Thành Hoàng và tổ tiên. Đặc biệt, trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, trời – đất – con người giao hòa, cộng hưởng, chứa đựng những giá trị tâm linh sâu sắc, về niềm tin, khát vọng vào một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhân khang vật thịnh, mọi điều tốt đẹp nhất đến với mọi người, đến với bản thân, gia đình vào năm mới. Đồng thời, qua các hoạt động lễ nghi còn thể hiện tính cộng đồng làng xã, tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn, thử thách để bảo vệ và cùng nhau xây dựng gia đình, quê hương giàu mạnh.

Nguồn: https://kinhtedothi.vn/tuc-xong-den-xong-nha-dem-giao-thua-di-san-van-hoa-doc-dao-nam-dinh.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sora của Open AI có đối thủ

Cuộc chiến AI giữa Google và OpenAI ngày càng nóng khi cả hai công ty liên tục tung ra các sản phẩm mới. Sự cạnh tranh ngày càng căng thẳng khi Google DeepMind- phòng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo của Google đang nỗ lực tạo ra bước đột phá trong công cụ tạo ra video. Một trong những sản phẩm nổi bật mà DeepMind mới công bố là Veo 2- công cụ AI tạo ra video thế hệ...

Cải tạo, chỉnh trang đô thị theo quy định của Điều 20 Luật Thủ đô 2024

Kinhtedothi- Trong bối cảnh đô thị hóa, các đô thị lớn phải đối mặt với nhiều thách thức, như: ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và thiếu không gian xanh, vì vậy, việc cải tạo, chỉnh trang đô thị không chỉ nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sống mà còn hướng tới phát triển bền vững. Cải tạo, chỉnh trang đô thị bảo đảm phù hợp với thực tiễn Quy định tại Điều 20 của Luật Thủ đô...

Hà Nội xếp hạng 3 di tích lịch sử văn hóa cấp Thành phố

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký ban hành Quyết định số 6540/QĐ-UBND ngày 23/12/2024 về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP Hà Nội. Theo Quyết định, xếp hạng 3 di tích cấp TP đối với các di tích Lịch sử văn hóa tại xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa, gồm: Đền Đức Thánh Trung; Đền Đức Thánh Hạ; Đình Thái Bình....

dứt đà giảm, tăng nhẹ

Giá thép tại miền Bắc Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.690 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thương hiệu thép Việt Ý, dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.840 đồng/kg. Thép Việt Đức, với dòng thép cuộn CB240 ở mức 13.640 đồng/kg, thép thanh vằn D10 CB300 có giá 13.940 đồng/kg. Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá...

Giá kim loại đồng ngày 24/12: tiếp tục tăng nhẹ

Đồng kỳ hạn ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,1% lên 8.949,5 USD/tấn trong phiên giao dịch công khai chính thức. Kim loại được sử dụng trong điện và xây dựng đã giảm 1,2% vào tuần trước khi đồng USD đạt mức cao nhất trong hai năm, khiến kim loại kém hấp dẫn hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác. Thêm áp lực, Nhóm nghiên cứu đồng quốc tế cho...

Bài đọc nhiều

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO...

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Lễ Hội Quan Họ: Di Sản Phi Vật Thể Được UNESCO Công Nhận Và Hành Trình Phát Huy

Lễ hội Quan họ Bắc Ninh không chỉ là dịp hội ngộ của những câu ca ngọt ngào, đậm tình xứ Kinh Bắc mà còn là nơi tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc, được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ ngày được quốc tế công nhận vào tháng 9 năm 2009, Quan họ đã từng bước phát triển mạnh mẽ, lan tỏa trong đời sống văn...

Tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh – nơi vua làm việc hằng ngày

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang triển khai dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh, một di tích tiêu biểu về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.   Động thổ dự án tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích Điện Cần Chánh - Ảnh: VGP/Nhật Anh Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho...

Để Quảng Ninh phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực to lớn nhưng Quảng Ninh vẫn chưa thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản của tỉnh. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá...

Cùng chuyên mục

Miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ và tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc tại khu Di sản Thành Nhà Hồ...

Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ mở cửa miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ cho tất cả du khách trong nước và quốc tế và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc, các chương trình biểu diễn nghệ thuật chào đón năm mới với các hoạt động chính. Miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ 1. Mở cửa miễn phí tham quan Di sản Thành Nhà Hồ Thời gian: Từ ngày 25/1...

Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ

Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là một trong những lễ hội xuân đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được ghi vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2015. Nhằm phát huy và từng bước nâng tầm giá trị di sản văn hóa độc đáo này, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều...

Ngũ trò của làng Viên Khê-một làng cổ ở Thanh Hóa là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất và được các thế hệ chắt chiu, chọn lọc và trao truyền cho đến ngày nay. Ngũ trò Viên Khê hay còn gọi là dân ca, dân...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày 23/12, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết, trưng bày, trình diễn mô hình kết nối di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk”. Mô hình được triển khai từ ngày 21/11 - 2/12 tại xã Ea Tu,...

Lễ Hội Quan Họ: Di Sản Phi Vật Thể Được UNESCO Công Nhận Và Hành Trình Phát Huy

Lễ hội Quan họ Bắc Ninh không chỉ là dịp hội ngộ của những câu ca ngọt ngào, đậm tình xứ Kinh Bắc mà còn là nơi tôn vinh giá trị văn hóa đặc sắc, được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Từ ngày được quốc tế công nhận vào tháng 9 năm 2009, Quan họ đã từng bước phát triển mạnh mẽ, lan tỏa trong đời sống văn...

Mới nhất

Xe container cháy dữ dội trên cao tốc TPHCM – Long Thành, ô tô ùn tắc 5km

Xe container chạy trên cao tốc TPHCM - Long Thành bất ngờ bốc cháy ngùn ngụt khiến giao thông qua khu vực theo hướng đi Đồng Nai bị ùn tắc khoảng 5km. XEM VIDEO: Khoảng 7h hôm nay (24/12), xe container nói trên lưu thông trên cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, hướng từ TPHCM đi Đồng Nai....

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Ngày 23/12, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết, trưng bày, trình diễn mô hình kết nối di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong hành trình du lịch di...

Kiên Giang – ‘trái ngọt’ giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong giai đoạn 2019 - 2024, diện mạo nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang có nhiều thay đổi tích cực; đời sống nhân dân cải thiện mọi mặt, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,4%, cận nghèo 3,64%. Chỉ còn 2,4% hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số Theo thông tin tháng 12/2024 từ...

Người Hàn Quốc ở Việt Nam: Ký ức phố Hàn Quốc đầu tiên tại TP.HCM

Theo tờ Nikkei Asia, hiện có khoảng 178.000 người Hàn Quốc sinh sống tại Việt Nam, nhiều hơn khoảng 60.000 tổng số người Hàn Quốc tại các nước còn lại của Đông Nam Á. Nhiều người Hàn Quốc cho biết khi đến Việt Nam để sống và làm việc, kinh doanh..., họ cảm thấy được chào đón. Con đường Phạm Văn...

Địa chỉ 35 điểm bắn pháo hoa tại thủ đô Hà Nội dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán

Hà Nội sẽ có 5 điểm bắn pháo hoa dịp Tết dương lịch 2025 và 30 điểm bắn chào đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Vậy các điểm trên được bố trí ở đâu tại thủ đô Hà Nội? Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm (6 trận địa) ở các quận Hoàn Kiếm, Hà Đông,...

Mới nhất