Trang chủKinh tếNông nghiệpChỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công...

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 1)


Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội, đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững, mang đến điểm tựa vững chắc và cơ hội phát triển cho hàng triệu hộ gia đình khó khăn trên cả nước. Thông qua tín dụng chính sách xã hội, Chỉ thị này trở thành “cánh tay nối dài” từ ý Đảng đến lòng dân, lan tỏa nguồn lực thiết yếu giúp người dân vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và tham gia tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội. Đây là bước đi chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng về một đất nước thịnh vượng, gắn kết ý Đảng với lòng dân trên hành trình xây dựng nền tảng bền vững từ cơ sở.

Sau 10 năm triển khai, Chỉ thị số 40-CT/TW của Đảng đã chứng minh vai trò là điểm tựa quan trọng, mang đến sinh kế bền vững và cơ hội phát triển cho hàng nghìn hộ gia đình khó khăn tại tỉnh Hoà Bình. Bằng sự chỉ đạo sát sao từ các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, nguồn tín dụng chính sách đã lan tỏa đến từng thôn bản, không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới…

Từ chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước

Ngày 4/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, đánh dấu bước khởi đầu cho chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, với mục tiêu không vì lợi nhuận. Qua thời gian thực hiện, hoạt động tín dụng này đã góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đồng thời thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế – xã hội trên cả nước.

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH chi nhánh tỉnh Hoà Bình, thời gian qua, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh từng bước thoát nghèo, xây dựng sinh kế bền vững. (Ảnh: Thanh Hà)
Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ NHCSXH chi nhánh tỉnh Hoà Bình, thời gian qua, hàng nghìn hộ dân trên địa bàn đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh từng bước thoát nghèo, xây dựng sinh kế bền vững. (Ảnh: Thanh Hà)

Dù đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận, hệ thống tín dụng chính sách xã hội vẫn gặp phải một số hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của người dân. Để khắc phục điều này, ngày 22/11/2014, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội. Chỉ thị này ra đời như một “luồng sinh khí mới”, giúp hệ thống tín dụng chính sách đi nhanh hơn, đúng hướng hơn và đạt hiệu quả cao hơn trong cuộc sống của người dân.

Tại Hòa Bình, ngay khi Chỉ thị số 40-CT/TW được ban hành, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến các tầng lớp Nhân dân, nhất là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, từ đó có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động, góp phần tích cực trong công tác giảm nghèo bền vững của địa phương.

Ông Bùi Đức Hinh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Hoà Bình cho biết, khi địa phương nhận được Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư, tỉnh đã nhanh chóng triển khai, quán triệt chỉ đạo các ngành, các cấp xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch cũng như văn bản chỉ đạo để tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh. Xác định tầm quan trọng, ý nghĩa của tín dụng chính sách xã hội, các ngành, các cấp tại Hoà Bình đã nhập cuộc rất nhanh để triển khai thực hiện.

Đặc biệt, Tỉnh uỷ luôn coi trọng chính sách tín dụng xã hội, không ngừng quan tâm bố trí ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận nguồn vốn ưu đãi.

Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã ban hành chính sách riêng hỗ trợ cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng giai đoạn 2023-2026 với nguồn vốn được bố trí từ ngân sách địa phương. Đồng thời, tỉnh cũng chủ động đề xuất các cơ chế mới như mở rộng đối tượng cho vay, nâng mức vay và kéo dài thời hạn vay đối với các chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên, hộ nghèo, hộ cận nghèo và các chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

Mặt trận Tổ quốc các cấp đã phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội, giúp nguồn vốn tín dụng đến đúng đối tượng, đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp cũng được kiện toàn với 282 thành viên cấp tỉnh và huyện, bổ sung thêm 151 Chủ tịch UBND xã vào Ban đại diện cấp huyện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với tín dụng chính sách.

Ngoài ra, tỉnh đã hỗ trợ NHCSXH 5,8 tỷ đồng để cải tạo, xây mới các trụ sở, phòng giao dịch, trang bị đầy đủ thiết bị an toàn. Hoạt động giao dịch xã được tổ chức vào một ngày cố định hàng tháng tại 151 Điểm giao dịch xã, phường, thị trấn, giúp người dân tiếp cận dễ dàng thông tin, chính sách tín dụng và dịch vụ ngân hàng tại trụ sở UBND xã, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại.

Đi sâu, đi sát đến từng thôn bản

Là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hoà Bình, Đảng bộ và chính quyền huyện Tân Lạc đã xác định rõ giảm nghèo là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm. Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc, ông Lê Chí Huyên cho biết: “Nguồn vốn tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu giúp chính quyền các cấp thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và tạo việc làm. Vì vậy, Huyện ủy Tân Lạc luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW”.

Người dân nhận vốn vay tại Điểm giao dịch xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. (Ảnh: Thanh Hà)
Người dân nhận vốn vay tại Điểm giao dịch xã Tử Nê, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình. (Ảnh: Thanh Hà)

Trong quá trình triển khai, huyện Tân Lạc đặc biệt chú trọng tới công tác tuyên truyền, giúp người dân nắm vững các chủ trương và chính sách xã hội của Nhà nước. Huyện ủy và UBND huyện cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi để NHCSXH triển khai nhanh chóng, kịp thời các chương trình tín dụng chính sách. Tính từ năm 2015 đến nay, số tiền từ ngân sách chuyển sang cho NHCSXH là 11.800 triệu đồng; cấp ủy và chính quyền các xã đã chủ động tạo điều kiện về địa điểm và cơ sở vật chất cho NHCSXH hoạt động thuận lợi tại 16/16 điểm giao dịch cố định đặt tại UBND các xã và thị trấn, góp phần đưa nguồn vốn đến với người dân một cách hiệu quả nhất.

Có mặt tại xã Tử Nê (huyện Tân Lạc) vào đúng ngày giao dịch cố định, ông Quách Văn Hạt – Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, chia sẻ: “Việc triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW được xem là khâu đột phá trong chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới của xã. Những thay đổi tích cực trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ và đảng viên xã Tử Nê thời gian qua đã góp phần thực hiện công tác giảm nghèo thiết thực và hiệu quả hơn”.

Trước khi Chỉ thị 40 được triển khai, tỷ lệ hộ nghèo của xã Tử Nê năm 2010 là 32,6%. Đến năm 2015, sau khi thực hiện Chỉ thị, tỷ lệ này giảm còn 13,73% và đến năm 2024 chỉ còn 2,26%, đưa Tử Nê trở thành một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất huyện Tân Lạc. Các cấp lãnh đạo và các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên đã tích cực mở các lớp tập huấn cho bà con, nhằm hỗ trợ bà con sử dụng vốn hiệu quả và phát triển sinh kế bền vững.

Với vai trò là “cầu nối” giúp nguồn vốn ủy thác của NHCSXH đến tay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, suốt 10 năm qua, Hội Nông dân xã Tử Nê đã tích cực hỗ trợ “đúng”, “trúng” đối tượng. Bà Bùi Thị Hinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tử Nê, chia sẻ: “Nhờ sự đồng hành từ NHCSXH huyện Tân Lạc, nhiều hộ dân đã tiếp cận được nguồn vốn để phát triển kinh tế, cải thiện nhà cửa và đầu tư chăn nuôi, đem lại hiệu quả rõ rệt.”

Đáng mừng là các hộ dân vay vốn không chỉ sử dụng đúng mục đích mà còn chấp hành nghiêm các quy định của NHCSXH, luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp lãi và trả nợ đúng kỳ hạn. Nguồn vốn tín dụng đã giúp nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, hạn chế rủi ro từ cho vay nặng lãi và tín dụng đen, đồng thời mang đến cơ hội phát triển cho người có hoàn cảnh khó khăn, đúng với mục tiêu “Không để ai bị bỏ lại phía sau” của Đảng và Nhà nước.

Theo Chủ tịch UBND xã Tử Nê, hiện nay, tổng dư nợ cho vay tại xã đạt trên 17,4 tỷ đồng, tập trung vào các chương trình cho vay sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, nước sạch và giải quyết việc làm, đảm bảo kết quả giảm nghèo bền vững và không có nợ quá hạn. Trong năm tới, xã đặt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2%, tiếp tục củng cố thành quả giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân.

(Còn tiếp…)





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/chi-thi-so-40-cttw-canh-tay-noi-dai-cua-dang-trong-cong-cuoc-giam-ngheo-ben-vung-bai-1-159203.html

Cùng chủ đề

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 3)

Nhiều kết quả quan trọng đạt được trong 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội đang và sẽ trở thành điểm tựa để các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đưa hoạt động tín dụng chính sách phát triển...

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 2)

Trên hành trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Hoà Bình những năm qua, không thể không kể đến vai trò quan trọng của tín dụng chính sách. Nguồn vốn tín dụng do Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hoà Bình triển khai đã trở thành “trợ lực” thiết thực, hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, xây dựng và phát triển kinh tế. ...

Giám khảo từ Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới chấm thi nấu ăn cho sinh viên Việt

Bếp trưởng Norbert Ehrbar, thành viên Hiệp hội siêu đầu bếp thế giới, cho biết mình vô cùng bất ngờ về chất lượng của các sinh viên Việt Nam trong cuộc thi. Ông Norbert Ehrbar cho biết sau dịch COVID-19, nhiều nhà hàng khách...

Nguồn vốn chính sách, “điểm tựa” của người nghèo (Bài 2)

Với đặc thù là huyện thuần nông, từ lâu nguồn vốn tín dụng chính sách đã dần trở thành điểm tựa giúp người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Lương Tài có thêm nguồn vốn sản xuất, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần tích cực vào mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa...

Nguồn vốn chính sách, “điểm tựa” của người nghèo (Bài 1)

Với người nghèo và các đối chính sách là đối tượng có nhu cầu cần vốn vay, mỗi khi muốn vươn lên thay đổi cuộc đời đều phụ thuộc và những thứ "đầu tiên". Ấy là vốn, là chính sách, là định hướng. Vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) luôn được xem như "trụ cột", "bà đỡ" để nâng đỡ, hiện thực hóa giấc mơ thoát nghèo, vươn lên phát triển...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp,...

Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù: Đà Nẵng “đi trước mở đường”

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15. Đây là nghị quyết quan trọng về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thúc đẩy sự phát triển của TP. Đà Nẵng. Phiên họp không chỉ thể hiện quyết tâm của Chính phủ mà còn khẳng định vị thế chiến lược của Đà...

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 3)

Nhiều kết quả quan trọng đạt được trong 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội đang và sẽ trở thành điểm tựa để các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Hoà Bình tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đưa hoạt động tín dụng chính sách phát triển...

Chỉ thị số 40-CT/TW: “Cánh tay” nối dài của Đảng trong công cuộc giảm nghèo bền vững (Bài 2)

Trên hành trình giảm nghèo bền vững của tỉnh Hoà Bình những năm qua, không thể không kể đến vai trò quan trọng của tín dụng chính sách. Nguồn vốn tín dụng do Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hoà Bình triển khai đã trở thành “trợ lực” thiết thực, hỗ trợ người dân vượt qua giai đoạn khó khăn, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, xây dựng và phát triển kinh tế. ...

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn diện UOB dự báo tăng trưởng kinh tế Quý cuối năm ở mức 5,2% Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm tăng tốc, bứt phá, về đích, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển...

Bài đọc nhiều

Tín dụng ưu đãi trên miền nắng gió (Bài 2)

Ninh Thuận - vùng đất của nắng và gió với những con người chất phác đang từng ngày tìm cách vượt qua khó khăn, kiên trì vươn lên. Trên hành trình ấy, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội” ra đời như ngọn đèn hải đăng, dẫn lối cho con tàu tín dụng chính sách vững vàng vượt qua...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Cần Thơ hướng đến trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của khu vực ĐBSCL

Thực hiện Quy hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, Thành phố Cần Thơ sẽ hình thành 7 khu nông nghiệp công nghệ cao và 2 khu chăn nuôi tập trung. Đến năm 2045, Thành phố Cần Thơ phấn đấu trở thành trung tâm nông nghiệp công nghệ cao của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với nền nông nghiệp thông minh, tuần hoàn, thân thiện với môi trường.Bộ Nông nghiệp và Phát triển...

Trung Quốc chậm mua hàng, giá một loại tinh bột của Việt Nam giảm sâu

Giá sắn đang có xu hướng giảm sâu do nhu cầu mua hàng từ các nhà máy của Trung Quốc rất chậm. ...

Đào khảo cổ gò đất ven sông Vàm Cỏ Đông ở Long An, phát lộ hiện vật cổ bằng vàng ròng văn hóa Óc...

Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử...

Cùng chuyên mục

Bão số 10 tác động như thế nào trên đất liền các tỉnh phía Nam?

Theo tin mới nhất về bão số 10: Bão số 10 sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau đó đổi hướng Tây Tây Nam và tiến về các tỉnh Phú Yên, Bà Rịa - Vũng Tàu. ...

Cây trầu không tiến vua của một làng ở Hà Tĩnh đang tốt um tùm, hễ đến tết là dân hái bán bộn tiền

Trầu không “tiến vua” ở thôn Văn Sơn, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) được nhiều người ưa dùng bởi vị thơm nồng khác biệt. Hiện cả làng đang tất bật chăm sóc, thu hoạch loại lá này để chuẩn bị cho vụ Tết. ...

Ngọn núi cao nhất Việt Nam ở tỉnh Lào Cai xuất hiện băng trắng xóa khi nhiệt độ xuống dưới 1 độ C

Thông tin với báo chí sáng (23/12), đại diện truyền thông Fansipan Legend cho biết, khoảng 5h cùng ngày, tại đỉnh núi Fansipan (ngọn núi cao nhất Việt Nam ở tỉnh Lào Cai) nhiệt độ xuống -1 độ C nên xuất hiện băng giá. ...

Mở ra cơ hội hợp tác nông nghiệp bền vững

Chiều ngày 21/12/2024, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trong chuyến thăm và làm việc tại công...

Đề xuất hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nông sản quốc gia

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo Nghị định xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam. Trong đó, bổ sung thêm chính sách đặc thù cho hợp tác xã, tổ hợp tác, hiệp hội, trang trại, hộ gia đình với quy định hỗ 100% kinh phí xây dựng mô hình sản xuất tập trung theo quy mô lớn.Thực hiện Quy hoạch phát triển giai đoạn 2021 -...

Mới nhất

Tặng bạn những lời chúc Giáng sinh ngọt như bánh gừng

Có những điều luôn khó nói thành lời, chỉ được viết ra dưới nét mực nắn nót. Giáng sinh này, hãy gửi đến người thân lời chúc thật ý nghĩa để cùng nhau cảm nhận sự ấm áp trong những ngày cuối cùng của năm 2024. ...

Gánh nặng bệnh thận mạn tại Việt Nam

Bệnh thận mạn không thể khỏi hoàn toàn. Ngay cả khi người bệnh đã được ghép thận thành công, họ vẫn được xem là mắc bệnh thận mạn vì phải dùng thuốc suốt đời. Bệnh thận mạn không thể khỏi hoàn toàn. Ngay cả khi người bệnh đã được ghép thận thành công, họ vẫn được xem là mắc bệnh...

“Bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào”

Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025, tại Hội nghị Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế...

Vietravel Airlines được vinh danh tại lễ công bố thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024

Ngày 22/12/2024, tại Nhà hát Quân đội đã diễn ra buổi lễ công bố Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024. Giải thưởng Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024 (Viet Nam Top Brand 2024) là một sự kiện quan trọng nhằm vinh danh những thương hiệu xuất sắc, có ảnh hưởng lớn và thành công trong việc xây...

Mới nhất