Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhPhòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề...

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện, là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển.

Phòng vệ thương mại bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong các cam kết quốc tế

Hội nhập quốc tế về kinh tế đã và đang là xu hướng tất yếu, phổ biến và phát triển ngày càng sâu rộng, thể hiện ở việc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày càng mở rộng số lượng các thành viên và nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương được ký kết. Đồng thời, hội nhập quốc tế về kinh tế đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Công tác phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Ảnh: TTXVN
Công tác phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Ảnh: TTXVN

Về thương mại, theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường, đồng thời nhập khẩu có sự đa dạng hóa, tránh phụ thuộc vào các nguồn cung cấp truyền thống. Nhờ việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản thương mại, Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

Các quy định pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh phù hợp với các cam kết quốc tế theo hướng thông thoáng hơn, minh bạch hơn và thuận lợi hơn. Từ đó, tạo điều kiện cải thiện môi trường đầu tư, giúp thu hút được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Đánh giá hội nhập quốc tế về kinh tế đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, Cục Phòng vệ thương mại cho rằng, quá trình này cũng đặt ra một số thách thức. Như, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu từ các nước, trong đó không loại trừ có những mặt hàng giá rẻ do có những hành vi cạnh tranh không công bằng, tác động đến các ngành sản xuất của Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, nước nhập khẩu có thể tiếp tục duy trì các biện pháp kỹ thuật, trong đó có việc lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, để hạn chế xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, làm giảm hiệu quả của hội nhập quốc tế về kinh tế. “Vì vậy, công tác phòng vệ thương mại cần được triển khai ở cả hai chiều một cách hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong các cam kết quốc tế”– Cục Phòng vệ thương mại nêu.

Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện trên tất cả các khía cạnh là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển. Cụ thể: Thực thi các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất của Việt Nam trước những hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, hạn chế những tác động tiêu cực từ việc lạm dụng biện pháp phòng vệ thương mại của một số quốc gia; triển khai các chương trình, đề án lớn nhằm nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm…

Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Với việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ, toàn diện, Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, công tác phòng vệ thương mại đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Thứ nhất, việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh đã góp phần bảo vệ, tạo lập lại môi trường cạnh tranh công bằng cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh một số hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ngành sản xuất trong nước.

Tính đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra tổng cộng 55 vụ việc phòng vệ thương mại. Các mặt hàng điều tra đa dạng gồm: Các sản phẩm kim loại cơ bản, hóa chất và nhựa, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng cơ bản, trong đó có nhiều sản phẩm có mối quan hệ mật thiết và đặc biệt quan trọng tới đời sống của người nông dân (sản phẩm đường, bột ngọt liên quan tới cây mía, sorbitol liên quan tới cây sắn).

Theo đó, các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu được đánh giá đã bảo vệ các ngành sản xuất trong nước và công ăn việc làm của hàng trăm nghìn lao động. Nhờ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không công bằng, từ đó, tạo điều kiện để các ngành sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ở góc độ tiêu dùng, các biện pháp phòng vệ thương mại trong dài hạn giúp cho nền kinh tế không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, đem lại sự ổn định và chống chịu tốt hơn trước các tác động và cú sốc từ bên ngoài.

Thứ hai, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với ngày càng nhiều vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Đến nay, các nước đã tiến hành điều tra 273 vụ việc phòng vệ thương mại với các mặt hàng xuất khẩu của ta. Bộ Công Thương luôn bám sát toàn bộ quá trình vụ việc để theo dõi việc tuân thủ cam kết quốc tế của các cơ quan điều tra nước ngoài cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý vụ việc, tránh nguy cơ nước ngoài lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để thực hiện các chính sách bảo hộ, giảm tối đa tác động tiêu cực của vụ việc đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển
Công tác phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tận dụng được tối đa lợi ích từ quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế. Ảnh: TTXVN

Thứ ba, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới đang diễn ra ngày càng gay gắt, thậm chí dẫn đến xung đột và trả đũa thương mại, doanh nghiệp của các quốc gia khác có thể tìm đến Việt Nam như một địa điểm đầu tư để tránh bị ảnh hưởng bởi những biện pháp hạn chế thương mại và trả đũa được các nền kinh tế lớn áp dụng. Các khoản đầu tư này có thể là đem đến hoạt động sản xuất thực sự, tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng có thể chỉ là các hoạt động đơn giản, đầu tư “tráng men” nhằm trốn tránh các biện pháp hạn chế đang được áp dụng. Thực tế cho thấy số lượng các vụ việc nước ngoài điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại hoặc trốn thuế phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh.

Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan đã khẳng định quan điểm chung là kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh bất hợp pháp thông qua gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu, khai thác hiệu quả lợi ích của các hiệp định thương mại tự do, đồng thời bảo vệ uy tín của hàng hóa Việt Nam, hướng tới mục tiêu xuất khẩu bền vững.

Hiện nay, các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xác minh việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai báo xuất xứ khi thông quan, đăng ký đầu tư nước ngoài. “Nhờ các nỗ lực nói trên, những hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chỉ là những hành vi cá biệt, được phát hiện và xử lý kịp thời. Từ đó, uy tín của hàng hóa Việt Nam được đảm bảo, các kết quả xuất khẩu được giữ vững và tiếp tục phát triển“- theo Cục Phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, thông qua công tác cảnh báo sớm, Bộ Công Thương đã sớm tiếp cận với các doanh nghiệp, hiệp hội trong ngành để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra phòng vệ thương mại; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; các kịch bản có thể xảy ra. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của của doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.

Tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục dự báo có những diễn biến phức tạp, khó lường. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn trên thế giới nhưng cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn sẽ diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Sự cạnh tranh không chỉ giới hạn ở những ngành công nghiệp truyền thống như dệt may, luyện kim, hóa chất mà còn mở rộng sang các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, viễn thông, năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, với vị thế là một nền kinh tế có độ mở cao, chủ động và tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đang từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cùng với đó, áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng lớn trên thị trường nội địa và quốc tế.

Vì thế, theo Cục Phòng vệ thương mại, công tác phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được quan tâm để nắm chắc, phân tích, đánh giá, dự báo đúng tình hình, chủ động có những biện pháp phù hợp với quy định pháp luật nhằm trợ giúp các ngành sản xuất trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hàm lượng giá trị gia tăng của nền kinh tế cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tận dụng được tối đa lợi ích từ quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế.



Nguồn: https://congthuong.vn/phong-ve-thuong-mai-trien-khai-dong-bo-toan-dien-tien-de-giup-khoi-thong-nguon-luc-phat-trien-365573.html

Cùng chủ đề

Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Năm 2024, việc triển khai áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước được đẩy mạnh đã góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Theo báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương tổ chức chiều ngày 23/12, năm 2024, trước bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có...

Mỹ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cho hay, thời hạn ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng trong các đợt rà soát hành chính và rà soát các nhà xuất khẩu mới sẽ được gia hạn tối đa 90 ngày. Mỹ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấpBộ Thương mại Mỹ (DOC) cho hay, thời hạn ban hành kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng...

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương đã đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp giúp hệ thống Thương vụ Việt Nam tại châu Á, châu Phi mở rộng thị trường xuất khẩu. Tại Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi diễn ra chiều ngày 19/12 theo giờ Nhật Bản, các Cục, Vụ chức năng Bộ Công Thương đã phát biểu...

Hoa Kỳ gia hạn thời hạn trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp

ANTD.VN -  Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) vừa thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp. Hoa Kỳ gia hạn thời hạn trong thủ tục điều tra áp thuế phòng vệ thương mại ...

Hoa Kỳ gia hạn xử lý hành chính điều tra áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo quyết định gia hạn thời hạn xử lý hành chính trong thủ tục điều tra áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế

Năm 2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ tập trung vào những nhiệm vụ chính như đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội… Chiều 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025. Tham dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai...

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

Theo chuyên gia Nguyễn Minh Phong, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu. Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về triển khai ngay các công tác trọng tâm, đột phá về phòng, chống lãng phí chống lãng phí, tạo dấu ấn lan tỏa trong toàn xã hội; tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý...

Tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các ngành sản xuất

Năm 2024, việc triển khai áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước được đẩy mạnh đã góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Theo báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương tổ chức chiều ngày 23/12, năm 2024, trước bối cảnh nhiều hàng hóa nhập khẩu có...

Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Tổng Giám đốc Công ty CP Vina Electric Corp chia sẻ, thực hiện chống lãng phí, doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách để phát huy nguồn lực. Sáng ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn "Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển". Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn. PGS.TS Lê Hải...

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Chi nhánh thương vụ - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston đã đặt kế hoạch hỗ trợ xúc tiến thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư cho doanh nghiệp tại Hoa Kỳ. Thực hiện chương trình hoạt động năm 2024, Chi nhánh Thương vụ - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston đã đặt kế hoạch nhằm hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại - xuất nhập khẩu - đầu tư cho...

Bài đọc nhiều

Cây thông Baby Three hút khách dịp Giáng sinh

Cơn sốt Baby Three dường như chưa hạ nhiệt, khi được kết hợp trang trí với cây thông Noel có giá từ vài trăm đến vài triệu đồng đang rất thu hút giới trẻ dịp Giáng sinh năm nay. ...

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học. 12/12/2024 06:16 Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB) (PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản...

Cơn sốt Baby Three, Labubu ‘đổ bộ’ đến triển lãm quốc tế đồ chơi trẻ em và quà tặng

Dù là triển lãm quốc tế để kết nối doanh nghiệp, xúc tiến thị trường nhưng sức hấp dẫn của các thương hiệu đồ chơi Trung Quốc khiến triển lãm thành nơi 'check-in', đổ bộ của Baby Three, Labubu. Cơn sốt săn đồ chơi...

Kinh tế 2024 phục hồi vững chắc, tạo triển vọng tích cực cho năm 2025

Trong bối cảnh kinh tế thế giới dần ốn định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã ghi nhận những bước tiến ấn tượng. Nổi bật nhất là tăng trưởng GDP với dự báo đạt 7,0% – 7,1%, đứng đầu khu vực ASEAN nhờ vào sự hỗ trợ tích cực từ chính phủ trong đầu tư công và thu hút FDI mạnh mẽ. Những động lực chính cho sự phục hồi bao gồm sản xuất công nghiệp,...

Cùng chuyên mục

Giá cà phê sáng ổn định, chiều lao dốc, ngày mai là ẩn số

Sáng 23-12, giá cà phê trong nước ổn định, nhưng đến đầu giờ chiều, bắt đầu phiên giao dịch thì thị trường tiếp đà lao dốc, giảm 500 đồng/kg mỗi phiên. Nhiều doanh nghiệp cho rằng giá cà phê tăng giảm vẫn là ẩn số, khó đoán. ...

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ là động lực chính cho tăng trưởng

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định như trên tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương chiều 23-12. Tạo không gian cho phát triểnNhìn nhận năm...

Nhiều dự án điện tái tạo đã hòa lưới có nguy cơ trượt giá bán điện ưu đãi

Hàng loạt dự án điện tái tạo khắp ba miền có nguy cơ bị tính lại giá mua bán điện ưu đãi (giá FIT), hạ mức giá mua điện do hưởng giá ưu đãi không đúng đối tượng, công nhận ngày vận hành thương mại khi chưa nghiệm thu công trình. ...

Bộ trưởng Công Thương: Địa phương cần sẵn sàng tiếp nhận Cục Quản lý thị trường

"Các đơn vị cần xác định việc sắp xếp tổ chức bộ máy là việc cần làm và phải làm ngay nhưng phải làm khách quan, dân chủ, khoa học, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả", lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu. Chiều ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.  Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ: Thực hiện...

Tối 23-12, giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 biến động bất ngờ

(NLĐO) - Ngược với đà giảm mạnh của thế giới, giá vàng nhẫn 99,99 lại tăng vào cuối ngày bằng với mức giá vàng miếng SJC. ...

Mới nhất

Tặng bạn những lời chúc Giáng sinh ngọt như bánh gừng

Có những điều luôn khó nói thành lời, chỉ được viết ra dưới nét mực nắn nót. Giáng sinh này, hãy gửi đến người thân lời chúc thật ý nghĩa để cùng nhau cảm nhận sự ấm áp trong những ngày cuối cùng của năm 2024. ...

Gánh nặng bệnh thận mạn tại Việt Nam

Bệnh thận mạn không thể khỏi hoàn toàn. Ngay cả khi người bệnh đã được ghép thận thành công, họ vẫn được xem là mắc bệnh thận mạn vì phải dùng thuốc suốt đời. Bệnh thận mạn không thể khỏi hoàn toàn. Ngay cả khi người bệnh đã được ghép thận thành công, họ vẫn được xem là mắc bệnh...

“Bảo đảm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào”

Đó là phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025, tại Hội nghị Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế...

Vietravel Airlines được vinh danh tại lễ công bố thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024

Ngày 22/12/2024, tại Nhà hát Quân đội đã diễn ra buổi lễ công bố Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024. Giải thưởng Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024 (Viet Nam Top Brand 2024) là một sự kiện quan trọng nhằm vinh danh những thương hiệu xuất sắc, có ảnh hưởng lớn và thành công trong việc xây...

Mới nhất