Trang chủDi sảnNhững ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ

Những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ

Giá trị của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ không chỉ hiện hữu ở những công trình kiến trúc thành quách, cung điện. Giá trị ấy được tôn lên gấp nhiều lần bởi vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đa dạng, có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp tới tòa thành lịch sử và vương triều Hồ. Trong đó, nét độc đáo của những ngôi làng truyền thống dưới chân Thành Nhà Hồ đã và đang tạo thành phức hợp di sản độc đáo, có tính biểu tượng cao.
 

Ngôi nhà cổ có “tuổi đời” hơn 210 năm của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng tại thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến (Vĩnh Lộc).

Các ghi chép từ thư tịch cổ và kết quả khai quật, khảo sát di sản cho thấy, Thành Nhà Hồ được quy hoạch xây dựng rất bài bản, quy mô. Trong đó, phía ngoài 4 cửa thành là các phố xá nhộn nhịp bán buôn, đô hội… Phố phường sầm uất một thời của kinh đô nay chỉ còn là quá vãng, thay vào đó là sự hiện diện của những ngôi làng truyền thống. Bên tòa thành đá, hàng chục ngôi làng truyền thống phân bố ở vùng đệm và vùng phụ cận như chứng nhân của lịch sử. Những cái tên làng Xuân Giai, Tây Giai, Đông Môn, Thổ Phụ, Phương Giai… đã trở thành điểm kết nối, tham quan không thể bỏ qua trong hành trình về với vùng đất Tây Đô, về với Thành Nhà Hồ.

Ngược dòng lịch sử, cùng với việc xây thành, nhà Hồ đã cho xây dựng những phố phường, như: phố Hoa Nhai và các phường: Thành, Thị, Chác, Bãi Chợ, Hồ Me, Vạn Ninh, Lan Giai… Phố Hoa Nhai nằm trên đường phố chính chạy từ cổng Nam thành đến chân núi Đún (còn gọi là đường cái Hoa). Về chợ thì có chợ Tây Đô nằm ở phường Lan Giai, phía cổng Tây thành An Tôn. Việc nhà Hồ mở mang phố phường, chợ buôn bán đã thu hút thợ thủ công, thương lái đến làm ăn sinh sống. Đồng thời cũng có cả quan lại thời Trần, thời Hồ ở lại mảnh đất An Tôn này. Chính vì vậy, một thời phố Hoa Nhai rất sầm uất, tấp nập người mua kẻ bán.

Trải qua biến động lịch sử, cùng với sự khép lại của vương triều Hồ, những phố phường nhộn nhịp không còn, trả lại dáng vẻ hồn hậu, chân chất cho những ngôi làng. Phố Hoa Nhai sầm uất bán buôn dần dịch chuyển thành làng Xuân Nhai/Xuân Giai thuần nông. Chỉ một chút thay đổi của tên làng đã cho thấy bao điều biến chuyển.

Về làng Tây Giai nghe chuyện nhà Hồ xây dựng thành, kiến thiết kinh đô để hiểu hơn lịch sử những ngôi làng truyền thống dưới chân thành đá. Những ký ức về phường Lan Giai (Tây Nhai, Tây Vệ) dưới thời nhà Hồ vẫn còn hiện hữu trong những hiện vật, dấu tích lưu lại nơi đây. Xưa kia, phường Lan Giai có đường phố, có chợ nằm trên một khu đất cao ráo. Đường phố được lát đá từ cửa Tây thành An Tôn ra đến tận bờ sông Mã, nơi có bến ngự. Cũng như Xuân Giai, kể từ khi có phường, có chợ, các thợ thủ công, dân buôn bán đã tụ về đây sinh sống, lập nghiệp. Sau đó, những năm nhà Minh xâm lược nước ta, chiếm đóng thành Tây Đô, dân buôn bán và thợ thủ công bỏ đi nơi khác, chỉ còn lại những người nông dân chân chất ở lại bám ruộng đồng.

Đến nay, làng Tây Giai vẫn lưu giữ được nhiều giá trị lịch sử – văn hóa tiêu biểu như: Nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng, đình làng Tây Giai,… Nếp sống, nếp nghĩ vẫn thuần nông, chất phác, đề cao giá trị văn hóa truyền thống. Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư chi bộ thôn Tây Giai hào hứng chia sẻ về hội tương tế của làng – một mô hình đại đoàn kết vừa dân dã vừa thấm đẫm giá trị nhân văn, được các thế hệ cháu con kế thừa và phát huy từ đời này qua đời khác, trở thành nét đẹp đáng trân trọng.

Từ những năm tháng thiếu thốn đủ bề hay đến khi cuộc sống đã vơi bớt đi nhiều nỗi khó khăn, mục đích, ý nghĩa của hội tương tế làng Tây Giai vẫn luôn đề cao tinh thần sẻ chia, nhân ái, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, dòng tộc thông qua những việc làm thiết thực nhất. Mỗi tháng sẽ có 6 hộ của 2 họ (họ lớn và họ nhỏ) thuộc hội tương tế được nhận gạo quyên góp từ các thành viên khác trong họ. Mỗi năm, họ sẽ cử ra ông Câu là người điều hành các hoạt động của họ. Hằng tháng, theo hiệu lệnh của ông Câu, các thành viên trong họ sẽ mang gạo đến góp, sau đó chia đều cho 6 hộ đó. Các hộ đã được nhận gạo ở tháng này sẽ không được nhận ở các tháng tiếp theo mà chuyển cho các hộ khác.

Trong hội có hội viên qua đời, nhận được hiệu lệnh của ông Câu, các hội viên trong hội phải có mặt đông đủ, bất kể thời gian nào. Đối với những trường hợp “bất khả kháng” như hội viên tuổi cao sức yếu, bệnh tật hay đi làm ăn xa thì phải báo lại với ông Câu, “ủy quyền” cho vợ con đi thay. Khi điểm danh, hội viên nào vắng mặt sẽ bị ghi sổ và phạt tiền. Đây là những quy định được hội tương tế duy trì, nghiêm túc thực hiện dẫu chẳng có bất kỳ ràng buộc, quy định pháp lý nào. Điều đó càng thể hiện được ý thức, trách nhiệm, tinh thần cộng đồng “đáng nể” của người dân nơi đây.

Từ trong nếp sống của làng lấp lánh vẻ đẹp của mỗi nếp nhà riêng. Với “tuổi đời” hơn 210 năm, ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng không chỉ là “chứng nhân” của một gia đình, dòng họ mà song hành cùng lịch sử hình thành và phát triển của làng, xã, của cả vùng đất Tây Đô. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1810 dưới bàn tay của những người thợ tài hoa vùng Nam Hà (Hà Nam ngày nay) và làng Đạt Tài (Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Ngôi nhà có 7 gian bằng gỗ, kiến trúc theo kiểu chồng rường, kẻ chuyền và chồng rường, kẻ bẩy. Mái ngói vẩy; từng nét hoa văn được chạm khắc tỉ mỉ, tinh tế theo các chủ đề “tứ linh”, “tứ quý”, chữ Thọ cách điệu… Tháng 9/2002, Bộ Văn hóa – Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã phối hợp trùng tu trên nguyên tắc đảm bảo tính nguyên bản. Sau thời gian trùng tu, ngôi nhà được UNESCO công nhận là một trong 10 nhà cổ dân gian có kiến trúc tiêu biểu nhất của Việt Nam. Năm 2004, dự án trùng tu nhà cổ dân gian này đạt Giải thưởng danh dự của UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương về bảo tồn di sản văn hóa.

Là hậu duệ đời thứ 7 của dòng họ Phạm, ông Phạm Ngọc Tùng và gia đình luôn cảm thấy may mắn, tự hào khi được sống trong ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, cũng là nơi thờ cúng dòng tộc. Dưới mái nhà này, ông và gia đình đã cùng nhau trải qua mọi nhẽ buồn – vui, sướng – khổ trong cuộc đời; là nơi cháu con dòng họ Phạm đi xa về gần dâng nén hương thơm tỏ lòng thành kính với gia tiên tiền tổ. Đặc biệt, với giá trị về kiến trúc, lịch sử, văn hóa, ngôi nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng là một trong những điểm thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu. Ông Tùng cho hay: “Bảo tồn, gìn giữ ngôi nhà gỗ bền bỉ song hành với thời gian đã khó, việc làm sao giữ được nền nếp gia phong, truyền thống gia đình đã được hình thành và tiếp nối qua bao thế hệ mới là điều quan trọng nhất”. Vì thế nên ông Tùng vẫn luôn răn dạy các con: “Dù cuộc sống có thay đổi ra sao cũng phải quyết tâm gìn giữ ngôi nhà cổ, gìn giữ đạo nghĩa gia đình. Để ngôi nhà cổ mãi là điểm nhấn ấn tượng trong vùng di sản”.

Việc xây dựng Thành Nhà Hồ, dời kinh đô về An Tôn đã tạo nên những biến chuyển sâu sắc của vùng quê “cuối nước đầu non” trở thành trung tâm chính trị cả nước. Ở đó, lịch sử hình thành và phát triển của những ngôi làng cổ là minh chứng sinh động cho những biến chuyển ấy. Ông Trịnh Hữu Anh, Phó Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ chia sẻ: “Một trong những điểm khác của di sản Thành Nhà Hồ là hiện nay cộng đồng dân cư đang sinh kế ngay trong vùng lõi; các ngôi làng truyền thống bao quanh 4 cửa tòa thành với mật độ dày, hàm chứa nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu. Sức sống của những ngôi làng truyền thống có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tổng thể không gian văn hóa Thành Nhà Hồ. Sự phong phú, đa dạng của các ngôi làng truyền thống cho phép trung tâm xây dựng chiến lược mở nhằm khai thác tối đa giá trị văn hóa của vùng đệm để triển khai thêm các tour, tuyến phục vụ phát triển du lịch”.

Tại quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành Nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch theo Quyết định số 1316/QĐ-TTg, ngày 12/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, việc tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan làng truyền thống là một trong những điểm nổi bật. Theo đó, làng Xuân Giai lấy không gian, kiến trúc cảnh quan của công trình tôn giáo, tín ngưỡng làm hạt nhân bố cục. Hai bên đường Hòe Nhai được cải tạo, chỉnh trang mặt đứng (không có vỉa hè) tạo phong cách kiến trúc truyền thống. Mặt đường Hòe Nhai lát đá trên cơ sở kết quả khảo cổ học, một số chỗ trên mặt đường được xây dựng các hố trưng bày khảo cổ. Làng Đông Môn và làng Tây Giai lấy đình Đông Môn, đình Tây Giai và nhà cổ của gia đình ông Phạm Ngọc Tùng (làng Tây Giai) làm hạt nhân. Bảo tồn kiến trúc nhà ở trong làng theo hình thức nhà ở truyền thống nông thôn vùng đồng bằng Bắc Trung bộ. Cánh đồng Xuân Giai và cánh đồng Nam Giao bảo tồn nguyên trạng là cánh đồng trồng lúa truyền thống, khai thác phục vụ du lịch…

Quyết định số 1316/QĐ-TTg có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bảo tồn và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và các vùng phụ cận. Do đó, để làm tốt hơn nữa công tác bảo tồn và phát huy giá trị Thành Nhà Hồ và các vùng phụ cận, trong đó có những ngôi làng truyền thống, điều quan trọng nhất chính là đẩy nhanh việc thực hiện các nội dung, dự án theo Quyết định số 1316/QĐ-TTg. Song song với đó, Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, trách nhiệm; một mặt kết nối với các đơn vị du lịch, lữ hành xây dựng tour, tuyến tham quan, trải nghiệm thu hút khách du lịch; một mặt phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, văn hóa trong nội tại những ngôi làng truyền thống…

Nguồn: https://vhds.baothanhhoa.vn/nhung-ngoi-lang-truyen-thong-duoi-chan-thanh-nha-ho-33760.htm

Cùng chủ đề

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao vương triều Hồ

Sáng 24/3, tại Đàn tế Nam Giao vương triều Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đã phối hợp tổ chức lễ giỗ lần thứ 602 của Thánh Nguyên Hoàng đế - Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024). Trong không khí trang nghiêm và linh thiêng, con cháu họ Hồ cả nước, người dân,...

Thành Nhà Hồ – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng xứ Thanh

Thành Nhà Hồ tọa lạc tại huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), là một kiến trúc thành đá kỳ vĩ, độc đáo, có một không hai của khu vực Đông Á và Đông Nam Á cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV. Với những giá trị nổi bật và khác biệt, tháng 6-2011, UNESCO công nhận Thành Nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới.   Thành Nhà Hồ - Di sản văn hóa thế giới Công trình vĩ đại...

Miễn phí vé tham quan Thành nhà Hồ nhân ngày Di sản văn hóa Việt Nam

Ngày 22/11, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005-23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại Di sản Thành nhà Hồ.

Những thành cổ mang đậm dấu ấn lịch sử tại Việt Nam

Việt Nam, đất nước với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa đặc sắc qua các thời kỳ. Trong đó, những thành cổ cổ kính, từng là trung tâm chính trị, quân sự của các triều đại, vẫn còn tồn tại và kể lại câu chuyện về một thời kỳ hào hùng. Bài viết này giới thiệu đến bạn về những thành cổ lâu đời và nổi tiếng tại Việt Nam. Mỗi thành cổ đều gắn...

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao

Đại diện dòng họ Hồ Thanh Hóa đã trình tấu chúc văn 602 năm ngày mất Hoàng đế Hồ Quý Ly và ôn lại truyền thống lịch sử, đóng góp to lớn của Hồ Quý Ly hơn 600 năm về trước.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng cuối năm

Những tháng cuối năm là giai đoạn cao điểm của hoạt động mua sắm và tiêu dùng. Để tăng cường nhu cầu mua sắm nội địa, nhiều doanh nghiệp, siêu thị và cửa hàng đã tung ra những chương trình khuyến mãi đầy hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Khách hàng mua sắm tại cửa hàng Yody Nguyễn Trãi. Từ ngày 21/8/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-BCT về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại...

34 tác phẩm xuất sắc nhất được trao giải Cuộc thi ảnh, video Happy Vietnam

Mỗi tác phẩm là một câu chuyện thú vị, một khoảnh khắc ấn tượng hay một thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước, với niềm tự hào, với tình yêu và khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Một số hình ảnh dự thi. (Ảnh: Bộ Thông tin và Truyền thông) Vào lúc 20 giờ ngày 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ...

Tối nay, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X dự kiến diễn ra tại Hà Nội

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại là sự kiện cấp quốc gia diễn ra hằng năm, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 với mục đích ghi nhận, tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền đối ngoại, đã góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới. Đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...
10:45:23

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

Bài đọc nhiều

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Để Quảng Ninh phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực to lớn nhưng Quảng Ninh vẫn chưa thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản của tỉnh. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá...

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc. Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và tỉnh Yên Bái trao Bằng Chứng nhận, tặng hoa chúc mừng thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN) Tối 21/12, Ủy ban Nhân dân thị xã Nghĩa Lộ,...

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 21.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đã tổ chức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” sau 3 năm triển khai. Việc triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành từ cuối tháng 7 và di tích Hải Vân Quan cũng được mở đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.8.2024, trước khi chính quyền...

Cùng chuyên mục

Đồng loạt “cứu” tháp Chăm

Một số tháp Chăm trên địa bàn tỉnh với niên đại trên dưới nghìn năm đã bị xuống cấp nặng nề bởi nhiều nguyên nhân sẽ được đồng loạt tu bổ trong thời gian tới để tăng sức chống chịu và phát huy giá trị di tích. Xuống cấp nặng Quảng Nam là vùng đất in đậm dấu ấn của nền văn hóa Champa, đến nay trên địa bàn tỉnh còn hiện hữu nhiều di tích Chăm đặc sắc, nổi bật...

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO...

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc. Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và tỉnh Yên Bái trao Bằng Chứng nhận, tặng hoa chúc mừng thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN) Tối 21/12, Ủy ban Nhân dân thị xã Nghĩa Lộ,...

Ủy ban Di sản thế giới đồng thuận với định hướng, tầm nhìn bảo tồn và phát triển di sản Hoàng thành Thăng Long

Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên. Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp 46 Ủy ban Di sản thế giới. Vào hồi 10h30 giờ địa phương (tức 12 giờ Hà Nội), ngày 24/7, tại Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam ở thủ đô New Delhi,...

Đưa di sản văn hóa dân tộc đến gần với giới trẻ

Làm thế nào để thế hệ trẻ tiếp nối và làm rạng danh di sản ông cha để lại, đồng thời dung hòa với những giá trị văn hóa mới trong thời đại số? Thanh niên Việt Nam cần làm gì để tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024 - 2029?   Đây là những trăn trở được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại tổ số 2 trong khuôn...

Mới nhất

Năm Du lịch quốc gia 2025: Huế – Kinh đô xưa, Vận hội mới

Chương trình khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 sẽ diễn ra vào ngày 25/3/2025, sẽ có gần 160 sự kiện cấp quốc gia, cấp tỉnh, góp phần phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.Năm Du lịch Quốc gia 2024 sẽ gắn với Lễ Kỷ niệm 70 năm chiến...

‘Cháy vé’ xem Việt Nam đá bán kết: Sân Việt Trì lại mở hội ngày đấu Singapore

Việc đội tuyển VN vào bán kết AFF Cup 2024 đang tạo ra hiệu ứng rất lớn, đặc biệt là sau màn trình diễn chói sáng của chân sút Nguyễn Xuân Son. Minh chứng là vé xem trận bán kết lượt về giữa VN và Singapore đã hết sạch chỉ sau vài phút mở bán. GIAN NAN ĐƯỜNG SANG SINGAPORE ủng...

Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi hơn 6.235 tỷ đồng; 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân

Hải Phòng khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi qua sông Cấm, vốn hơn 6.235 tỷ đồng; Đầu tư 8.200 tỷ nâng cấp Cảng hàng không Thọ Xuân, Thanh Hóa… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi hơn 6.235 tỷ đồng; 8.200 tỷ...

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc. Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và tỉnh Yên Bái trao Bằng Chứng nhận,...

Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed

DNVN - Thị trường ngoại tệ ngày 23/12/2024 tiếp tục chứng kiến USD tăng mạnh trên quốc tế, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu sẽ hạ lãi suất...

Mới nhất