Trang chủDi sảnĐồng loạt "cứu" tháp Chăm

Đồng loạt “cứu” tháp Chăm

Một số tháp Chăm trên địa bàn tỉnh với niên đại trên dưới nghìn năm đã bị xuống cấp nặng nề bởi nhiều nguyên nhân sẽ được đồng loạt tu bổ trong thời gian tới để tăng sức chống chịu và phát huy giá trị di tích.

tháp sáng 2
Phế tích kiến trúc tháp Sáng (Phật viện Đồng Dương) đang xuống cấp trầm trọng và sẽ được tu bổ trong thời gian tới. Ảnh: Q.T

Xuống cấp nặng

Quảng Nam là vùng đất in đậm dấu ấn của nền văn hóa Champa, đến nay trên địa bàn tỉnh còn hiện hữu nhiều di tích Chăm đặc sắc, nổi bật như Khu đền tháp Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương, tháp Chăm Chiên Đàn, tháp Chăm Bằng An, tháp Chăm Khương Mỹ… Do đã tồn tại trên dưới nghìn năm, chịu nhiều tác động tự nhiên – xã hội, nên hầu hết di tích này đến nay đều xuống cấp nghiêm trọng.

Tháp Chăm Bằng An (thị xã Điện Bàn), do nằm gần khu dân cư nhưng không có các biện pháp ngăn cách, bảo vệ nên hiện trạng cảnh quan xung quanh tháp hiện khá lộn xộn, điều kiện môi trường kém, gây mất mỹ quan, tình trạng gần như hoang phế làm giảm giá trị ngôi tháp.

Cụm tháp Chăm Chiên Đàn (huyện Phú Ninh) cũng đã xuống cấp nghiêm trọng và mất dần các chi tiết trang trí tiêu biểu. Theo Sở VH-TT&DL, hiện phần còn lại của các tầng mái tháp Bắc và tháp Giữa của cụm tháp này bị nhiều cây dại mọc trùm lấp, trong đó có một số cây khá lớn đe dọa cấu trúc xây gạch của tháp. Gần đây, các tháp vẫn tiếp tục bị hư hỏng, ngày càng xuất hiện nhiều mảng tường bị mủn nát, bong rộp, nứt…

Trong khi đó, tại Phật viện Đồng Dương (huyện Thăng Bình), hình ảnh giúp nhận dạng khu vực di tích quốc gia đặc biệt này hiện chỉ còn lại một mảng tường thuộc về phế tích kiến trúc được gọi tên là tháp Sáng nhưng cũng đang xuống cấp trầm trọng. Phần còn lại của phế tích tháp Sáng đang được chống đỡ bằng hệ thống giàn chống, được dựng lên bằng thép ống với mục đích gia cố, chống đỡ khẩn cấp vào năm 2012.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát đánh giá tình trạng kỹ thuật của tháp Sáng cho thấy, mặc dù đã được chống đỡ nhưng các cấu trúc của phế tích đang có sự xuống cấp rõ rệt so với tình trạng khi được chống đỡ. Thành phần cấu trúc của các mảng tường mặt tây vẫn đang tiếp tục bị xuống cấp, trong trạng thái nguy hiểm, lộ rõ nguy cơ mất ổn định chung.

Đồng loạt “cứu” di tích

 

Trước sự xuống cấp nghiêm trọng của hệ thống tháp Chăm trên địa bàn tỉnh, thời gian qua cơ quan chức năng đã và đang tiến hành một số dự án.

tháp bằng an
Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An (Điện Bàn) có kinh phí hơn 8,3 tỷ đồng sẽ được triển khai trong thời gian tới. Ảnh: Q.T

Bao gồm: Dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tháp Bắc, tháp Giữa thuộc Di tích tháp Chăm Khương Mỹ (hoàn thành cuối năm 2022); Dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tháp Nam thuộc Khu di tích tháp Chăm Chiên Đàn (hoàn thành cuối năm 2023); Dự án bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị tháp Nam thuộc di tích tháp Chăm Khương Mỹ (đang triển khai)…, góp phần đáng kể vào việc tăng sức chống chịu cho di tích.

Ông Nguyễn Thanh Hồng – Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết, còn một số dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích do sở làm chủ đầu tư với vốn ngân sách tỉnh gồm: Dự án tháp Bắc và tháp Giữa (thuộc tháp Chăm Chiên Đàn); tháp Chăm Bằng An; tháp Sáng (thuộc di tích Phật viện Đồng Dương) với tổng kinh phí hơn 37 tỷ đồng. Sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ VH-TT&DL sẽ tiến hành các bước tiếp theo và dự kiến hoàn thành các dự án vào cuối năm 2025.

Lãnh đạo Sở VH-TT&DL thông tin thêm, việc triển khai tu bổ sẽ tập trung vào việc bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong quá trình thi công tu bổ di tích. Hoạt động tu bổ có sự giám sát của cộng đồng dân cư địa phương, thường xuyên tham vấn ý kiến của các nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân và cộng đồng.

Tại Khu đền tháp Mỹ Sơn (huyện Duy Xuyên), xuyên suốt những năm qua, các bên liên quan đã phối hợp trùng tu, tu bổ nhiều dự án trọng điểm. Đơn cử: Dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ cấp thiết một số hạng mục thuộc khu tháp E, F Mỹ Sơn trong chương trình mục tiêu quốc gia; Dự án hợp tác với tổ chức American Express tài trợ thông qua Quỹ Di sản thế giới cùng với Viện Khảo cổ học tiến hành khai quật 2 đợt (năm 2002 và 2005) khơi thông dòng suối Khe Thẻ đoạn chảy qua giữa khu A và khu BCD, nhằm chống sạt lở nhóm tháp A; Dự án hợp tác ba bên UNESCO – Việt Nam – Italia về “Thuyết trình và đào tạo các tiêu chuẩn quốc tế về bảo tồn nhóm tháp G Mỹ Sơn” đã trải qua 3 giai đoạn trùng tu, tôn tạo từ năm 2003 đến năm 2013; Dự án trùng tu tháp E7; Dự án trùng tu hợp tác với Chính phủ Ấn Độ thực hiện tu bổ khu tháp K, H, A số tiền tài trợ hơn 64 tỷ đồng (giai đoạn 2016 – 2022).

Nguồn: https://baoquangnam.vn/dong-loat-cuu-thap-cham-3145162.html

Cùng chủ đề

Công bố Đề án nghiên cứu giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An

Ngày 28/10, Sở Du lịch Ninh Bình phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học Quốc gia Hà Nội) cùng Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường tổ chức hội nghị công bố Đề án nghiên cứu về giá trị kinh tế Quần thể danh thắng Tràng An. Tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Hồng Thục, Chủ nhiệm đề án, nhấn mạnh: Quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO...

Hà Nội tổ chức loạt hội chợ hàng OCOP, lễ hội mua sắm, festival nông sản

Loạt hội chợ hàng OCOP, lễ hội mua sắm, festival nông sản được Hà Nội tổ chức vào dịp cuối tuần, nhằm kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường cuối năm. Các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ hàng OCOP năm 2024. Tối 20/12, tại Công viên Cầu Giấy, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy tổ chức “Hội chợ hàng...

Metro Bến Thành-Suối Tiên: Đòn bẩy phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh

Tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên kết nối các khu vực trung tâm và phía Đông TP Hồ Chí Minh, đưa du khách đến gần hơn nhiều điểm tham quan nổi bật với thời gian di chuyển nhanh và chi phí tiết kiệm. Tuyến metro số 1 (Bến Thành-Suối Tiên) chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hệ thống giao thông đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Đây không chỉ là công trình mang tính...

Bất ngờ với thị trường Tết sớm ở TPHCM

TPO - Còn hơn một tháng mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, hàng hóa từ mọi nơi đã tấp nập ở chợ, siêu thị, tuyến đường góc phố ở TPHCM. Dù sức mua chưa như kỳ vọng nhưng giới kinh doanh đều dự đoán sẽ khả quan hơn năm ngoái. TPO - Còn hơn một tháng mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, hàng hóa từ mọi nơi...

Băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan

TPO - Sáng sớm 23/12, nhiệt độ tại đỉnh Fansipan, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai xuống thấp dưới 1 độ C, xuất hiện một lớp băng mỏng trên mặt đất, cây cỏ.  23/12/2024 | 08:30 TPO - Sáng sớm 23/12, nhiệt độ tại đỉnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Huyện Núi Thành có 31 sản phẩm OCOP

(QNO) - Trong năm 2024, huyện Núi Thành có 5 sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) được UBND tỉnh công nhận đạt hạng 3 sao. Như vậy đến nay, toàn huyện Núi Thành có 31 sản phẩm OCOP, trong đó có 4 sản phẩm OCOP 4 sao. Chương trình OCOP tiếp tục được địa phương quan tâm, hỗ trợ. Các chủ thể OCOP triển khai chương trình đạt hiệu quả. Nhiều sản phẩm OCOP hết hạn sau...

Gần 40 gian hàng sản phẩm OCOP, làng nghề trưng bày tại Hội nghị du lịch nông thôn quốc tế

(QNO) - Bên lề Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn đang diễn ra tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An (Thăng Bình) sáng nay (10/12), gần 40 gian hàng trưng bày giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm du lịch, làng nghề, làng du lịch Quảng Nam và một số địa phương trong cả nước cũng được giới thiệu đến đại biểu, du khách. Các sản phẩm của Quảng Nam gồm:...

Hội An “tiếp sức” chủ thể sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” - OCOP trên địa bàn TP.Hội An tiếp tục ghi nhận nhiều dấu ấn tích cực trong năm 2024. Trong đó, nổi bật là chính quyền địa phương nỗ lực hỗ trợ các chủ thể đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá và kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm. Dấu ấn bản địa trong sản phẩm Năm 2024, trên địa bàn Hội An có 7 sản phẩm được công nhận đạt...

Chổi đót của HTX Nông nghiệp – thương mại Nhất Tuấn hướng đến 4 sao OCOP

HTX Nông nghiệp - Thương mại Nhất Tuấn (xã Duy Trinh, Duy Xuyên) chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm chổi đót, tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh và góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Hơn 15 năm qua, bà Phan Thị Xuân ở xã Duy Sơn gắn bó với cơ sở sản xuất chổi đốt Nhất Tuấn, nay là HTX Nông nghiệp - Thương mại Nhất Tuấn. Trước đây, gia...

Thăng Bình kỳ vọng lớn vào sản phẩm OCOP

QUANG VIỆT Phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng chuỗi giá trị, huyện Thăng Bình kỳ vọng khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập cho người dân. Nhiều hình thức hỗ trợ Thời gian qua, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình OCOP huyện Thăng Bình đã phối hợp, tham mưu cấp ủy, chính quyền thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất - kinh...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà ra thế giới

Ngày 6/11, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng Trần Thị Hoàng Mai cho biết, từ ngày 5/11, những hình ảnh về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long-Quần đảo Cát Bà đã chính thức được phát sóng trên kênh truyền hình CNN nổi tiếng của Mỹ với hàng tỷ người xem trên toàn thế giới và là nhà cung cấp tin tức cho hàng trăm đài phát thanh và truyền hình trên toàn...

Để Quảng Ninh phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực to lớn nhưng Quảng Ninh vẫn chưa thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản của tỉnh. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá...

Luật Di sản văn hoá 2024: Đơn giản hoá thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ

Sáng 20.12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố các luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá XV thông qua. Các luật được công bố gồm: Luật Di sản văn hoá 2024; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Công đoàn; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Công chứng; Luật...

Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn ‘Văn hóa Tràng An’: Lan tỏa các giá trị cốt lõi

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư trở thành thành phố Hoa Lư và xây dựng đô thị loại I với đặc trưng "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Việc xây dựng và phát triển Đô thị di sản xác...

Công bố hoàn thành tu bổ và phục hồi di tích Hải Vân Quan

VHO - Ngày 21.12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng đã tổ chức công bố hoàn thành dự án “Bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan” sau 3 năm triển khai. Việc triển khai dự án đã cơ bản hoàn thành từ cuối tháng 7 và di tích Hải Vân Quan cũng được mở đón khách tham quan miễn phí từ ngày 1.8.2024, trước khi chính quyền...

Cùng chuyên mục

Lễ Xên đông được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ Xên đông là lễ hội đặc biệt quan trọng của cộng đồng người Thái đen để tri ân các vị thần linh, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường bình yên, đời sống nhân dân no ấm, hạnh phúc. Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và tỉnh Yên Bái trao Bằng Chứng nhận, tặng hoa chúc mừng thị xã Nghĩa Lộ. (Ảnh: Đinh Thùy/TTXVN) Tối 21/12, Ủy ban Nhân dân thị xã Nghĩa Lộ,...

Ủy ban Di sản thế giới đồng thuận với định hướng, tầm nhìn bảo tồn và phát triển di sản Hoàng thành Thăng Long

Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên. Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp 46 Ủy ban Di sản thế giới. Vào hồi 10h30 giờ địa phương (tức 12 giờ Hà Nội), ngày 24/7, tại Trung tâm hội nghị Bharat Mandapam ở thủ đô New Delhi,...

Đưa di sản văn hóa dân tộc đến gần với giới trẻ

Làm thế nào để thế hệ trẻ tiếp nối và làm rạng danh di sản ông cha để lại, đồng thời dung hòa với những giá trị văn hóa mới trong thời đại số? Thanh niên Việt Nam cần làm gì để tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024 - 2029?   Đây là những trăn trở được các đại biểu thảo luận sôi nổi tại tổ số 2 trong khuôn...

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng

Hôm nay, 20.12, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu năm 2024. GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia phát biểu tại Hội nghị Phát biểu tại lễ tổng kết, GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia đánh giá cao các...

Để Quảng Ninh phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản

Theo GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực to lớn nhưng Quảng Ninh vẫn chưa thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng kinh tế di sản của tỉnh. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chưa được nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá...

Mới nhất

Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed

DNVN - Thị trường ngoại tệ ngày 23/12/2024 tiếp tục chứng kiến USD tăng mạnh trên quốc tế, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát tín hiệu sẽ hạ lãi suất...

Bệnh viện Tâm Anh công bố 100 ca mổ u não, tủy sống bằng robot AI

Sau một năm triển khai, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã thực hiện thành công 100 ca mổ não và tủy sống bằng robot AI, giúp người bệnh được hồi sinh, mở ra cho họ những trang mới của cuộc sống khỏe mạnh và hạnh...

Hà Nội khai mạc Tuần hàng Việt “Made in Vietnam 2024”

Chiều 20/12, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Tuần hàng Việt "Made in Vietnam 2024" tại Khu đô thị Park City Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn, phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội. Đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc. Tuần hàng Việt "Made in Vietnam 2024"...

Chủ tịch Quốc hội dự chương trình hòa nhạc và nghệ thuật “Bài ca không quên”

(ĐCSVN) - Chương trình không chỉ là dịp để tri ân và tôn vinh những giá trị lịch sử, cách mạng truyền thống của dân tộc mà còn khơi dậy niềm tự hào, phẩm chất cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, lòng yêu nước, sự biết ơn sâu sắc trước những đóng góp to lớn của Quân đội...

Ủy ban Di sản thế giới đồng thuận với định hướng, tầm nhìn bảo tồn và phát triển di sản Hoàng thành Thăng Long

Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên. Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp 46 Ủy ban Di sản thế giới. Vào hồi 10h30 giờ địa...

Mới nhất