Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, với dân số hơn 1 triệu người, trong đó đồng bào DTTS chiếm 2,6%, chủ yếu là dân tộc Khmer và Hoa. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719)”, vùng đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long đang có nhiều thay đổi tích cực, nổi bật trong việc cải thiện hạ tầng, giáo dục, y tế và chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS đã được nâng lên.Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Chiều 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Golden Square Lào Cai tại phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai.Chiều tối 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, đánh giá tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc.Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Đêm muộn, lửa hãy còn thức trong bếp. Lúc này anh Lúa mới chịu nghỉ tay. Bó cỏ voi được chị Kía cắt trên nương về hồi chiều đã được anh xén thành từng khúc. Anh bảo: Một nửa dành cho bò ăn trực tiếp, phần còn lại chắc phải ủ chua cho ăn dần thôi, không nhỡ sương muối đã phủ trắng trên ngọn cây rồi, ít ngày nữa trời sẽ rét hơn đấy… Nhà nước đã hỗ trợ mình tiền để mua con giống rồi thì mình phải chăm nó cho tốt chứ!Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung xây dựng nhiều kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu, cùng với những giải pháp cụ thể để thực hiện. Trong đó, huyện chú trọng tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Chu Việt Hà, Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc (LĐTBXH-DT) huyện Tràng Định.Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Hội Chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu và chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa chăm lo cho gia đình chính sách, hộ gia đình khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc địa bàn xã Lai Hòa và Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu.Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng ngày 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng và chính quyền địa phương tổ chức bữa cơm tri ân Liệt sĩ tại gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hai, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam và Mỹ đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với trái chanh dây tươi. Dự kiến sau khi quá trình này hoàn thành, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ vào năm 2025.Lượt trận cuối bảng B AFF Cup 2024, Đội tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). Trong trận đấu này, Đội tuyển Việt Nam đã dễ dàng đánh bại đối thủ với tỉ số 5-0 cùng màn ra mắt ấn tượng của cầu thủ nhập tịch Nguyễn Xuân Son.
Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS
Trong giai đoạn 2022-2024, tỉnh Vĩnh Long đã phân bổ tổng nguồn vốn 95.123 triệu đồng từ Chương trình MTQG 1719, riêng năm 2014, tổng số vốn phân bổ là 24.427 triệu đồng; trong đó, vốn ngân sách trung ương là 22.988 triệu đồng và vốn ngân sách tỉnh là 1.439 triệu đồng. Toàn tỉnh đã thực hiện và giải ngân 3.070 triệu đồng, đạt trên 12,57% kế hoạch
Từ nguồn vốn này, tỉnh Vĩnh Long đã triển khai đồng bộ các nội dung thành phần, tiểu dự án và dự án. Điển hình, Dự án 4 – Tiểu dự án 01, các xã và ấp đặc biệt khó khăn được ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu.
Theo đó, năm 2022, tỉnh đã hoàn thành 8 công trình, gồm 5 tuyến đường đan nông thôn và 3 công trình thủy lợi (nạo vét), với tổng kinh phí 9.147 triệu đồng. Trong đó, ngân sách Trung ương đóng góp 7.593 triệu đồng (gồm 7.192 triệu đồng vốn đầu tư và 401 triệu đồng vốn sự nghiệp), ngân sách địa phương đối ứng 759 triệu đồng. Tỷ lệ giải ngân đạt 100% kế hoạch.
Năm 2023, tỉnh tiếp tục đầu tư 15 công trình, gồm 10 tuyến đường đan nông thôn, 1 công trình đèn đường và 4 công trình thủy lợi (nạo vét), với tổng kinh phí 18.417 triệu đồng. Ngân sách Trung ương chiếm 14.497 triệu đồng (gồm 13.417 triệu đồng vốn đầu tư và 1.080 triệu đồng vốn sự nghiệp), ngân sách địa phương đối ứng 3.920 triệu đồng. Kế hoạch giải ngân cũng hoàn thành 100%.
Thực hiện Dự án 5, tỉnh Vĩnh Long tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng DTTS. Nhiều hoạt động thiết thực đã được thực hiện như đổi mới hoạt động, củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường phổ thông có học sinh ở bán trú.
Tỉnh đã cải tạo, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho hai trường học: Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (xã Đông Thành, thị xã Bình Minh) và Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú (huyện Tam Bình), với tổng kinh phí 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, triển khai bồi dưỡng kiến thức dân tộc, xây dựng tài liệu, đào tạo và tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc.
Cô Thạch Thị Hương, giáo viên Trường THPT Tam Bình cho biết, sau khi được đầu tư nâng cấp các phòng chuyên môn phục vụ cho việc dạy và học tốt hơn rất nhiều, các em có điều kiện tiếp cận với dụng cụ hiện đại, đảm bảo an toàn khi thực tập…
Tạo sinh kế cho hộ nghèo
Chương trình MTQG 1719 cũng đang hỗ trợ nguồn kinh phí quan trọng giúp tỉnh Vĩnh Long triển khai hiệu quả các hoạt động an sinh xã hội, đặc biệt dành cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. Nổi bật như chương trình Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán, hướng đến các hộ DTTS và hộ nghèo người Kinh tại xã, ấp đặc biệt khó khăn. Qua đó, 904 hộ đã được hỗ trợ bồn nhựa chứa nước, đạt 100% kế hoạch, giúp cải thiện điều kiện sinh hoạt cơ bản.
Bên cạnh đó, chương trình còn tập trung vào hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, với tổng kinh phí hỗ trợ cho các địa phương gồm: Huyện Trà Ôn: 1.411 triệu đồng; Huyện Tam Bình: 131 triệu đồng; Thị xã Bình Minh: 379 triệu đồng.
Là một trong ba xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Vĩnh Long, với hơn 43% dân số là đồng bào dân tộc Khmer, Tân Mỹ đã có những bước chuyển mình tích cực nhờ sự hỗ trợ từ Chương trình MTQG 1719. Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS tại xã đã giảm xuống còn 10,5%.
Gia đình chị Thạch Thị Hường ở ấp Trà Mòn là một ví dụ điển hình. Trước đây, khi lập gia đình, vợ chồng chị chỉ có một mảnh đất nhỏ để dựng tạm căn nhà ở. Nhờ chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi 50 triệu đồng, gia đình chị đã đầu tư vào nuôi bò sinh sản. Chị Hường chia sẻ: “Trước đây, cuộc sống gia đình tôi rất khó khăn, chỉ dựa vào công việc làm thuê làm mướn. Nhờ được hỗ trợ vay vốn, chúng tôi quyết định nuôi bò sinh sản, dần dần cuộc sống đã cải thiện hơn. Vợ chồng tôi luôn cố gắng làm ăn để sớm thoát nghèo.”
Xã Loan Mỹ, nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, cũng nhận được nhiều hỗ trợ tích cực từ Chương trình MTQG 1719. Nhờ tận dụng mọi nguồn lực, đặc biệt là sự đồng hành của các mạnh thường quân và nhà hảo tâm, xã đã xây dựng được 800 căn nhà mới từ năm 2014 đến nay, góp phần hoàn thành tiêu chí nhà ở trong xây dựng nông thôn mới. Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, xã đã đạt nhiều thành tựu trong công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững.
Ông Thạch Dương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long, khẳng định: “Chương trình MTQG 1719 đã mang lại những kết quả rất tích cực cho vùng đồng bào DTTS. Không chỉ góp phần thay đổi diện mạo của các địa bàn khó khăn, chương trình còn nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bà con. Những công trình hạ tầng thiết yếu, các mô hình hỗ trợ sinh kế, cũng như các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực đều được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Đây chính là động lực quan trọng giúp đồng bào DTTS có cơ hội phát triển bền vững, vươn lên thoát nghèo và xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.”
Nguồn: https://baodantoc.vn/chuong-trinh-mtqg-1719-tao-dong-luc-phat-trien-moi-cho-dong-bao-dtts-tinh-vinh-long-1734859900347.htm