Tín dụng chính sách – chủ trương nhân văn đánh thức sức sống miền cao nguyên đá (Bài 1)
Là một tỉnh miền núi nghèo nơi biên giới cực Bắc của Tổ quốc, nổi tiếng với cao nguyên đá, song, Hà Giang cũng là “lõi nghèo” của cả nước. Thế nhưng, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, các thôn bản vùng cao Hà Giang đang từng ngày thay da đổi thịt, với hơn 10.586 tỷ đồng vốn ưu đãi đến tay 282.952 lượt đối tượng được vay vốn, đã giúp hàng trăm nghìn hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
“Trái ngọt” từ chính sách tín dụng vì người nghèo của Đảng
Từ một hộ thuần nông, thu nhập phụ thuộc thời tiết và mùa vụ, giờ đây gia đình ông Lường Văn Thành ở bản Phăng 2, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã trở thành hộ kinh tế giỏi …Cùng với nhiều hộ dân khác đạt được kết quả khả quan trong phát triển kinh tế, gia đình ông Thành là một minh chứng cụ thể khẳng định sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng trong tín dụng chính sách xã hội đã thật sự đi vào cuộc sống…
Tín dụng chính sách xã hội đồng hành cùng các mô hình kinh tế phụ nữ làm chủ
Nhờ các chương trình cho vay ưu đãi từ nguồn vốn chính sách cũng đã trở thành “người đồng hành” giúp chị em phụ nữ vay vốn sản xuất, cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống, góp phần bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn xã…
Chỉ thị 40 “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về Chính sách xã hội”: Kim chỉ nam để hiện thực hoá những giấc mơ
Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương, chính sách đúng đắn, có tính nhân văn sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp uỷ đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trong đó, Chỉ thị số 40 ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội có ý nghĩa rất quan trọng, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân.
Chuyện Cựu chiến binh trồng rừng cho trăm năm sau
Những năm qua, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều hội viên Cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Tây Sơn đã phát triển nhiều mô hình kinh tế, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Nổi bật trong số đó có CCB Lý Tấn Tin (thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú) – một CCB không chỉ vay vốn làm kinh tế hiệu quả mà còn có ý tưởng cao đẹp khi thực hiện được việc trồng rừng bản địa, rừng cây gỗ quý để bảo vệ môi trường sinh thái cho cả trăm năm sau
Giấc mơ không bị đánh bại!
Tôi đến thăm trang trại của anh Long vào một ngày trời sửa soạn lập đông, sau những ngày thu vàng rực nắng. Vừa hay là thời kỳ sinh sản của hươu, lứa hươu non vừa chào đời bập bẹ những bước đi đầu tiên bên những con mẹ. Tôi nhìn thấy ở đáy mắt của người nông dân hiền hoà chất phác ấy ánh lên một nỗi niềm hạnh phúc xen lẫn tự hào khó tả.
Chỉ thị số 40-CT/TW – Củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội (Bài 2)
Hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Long An thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thu hút ngày càng nhiều nguồn lực trong xã hội cho tín dụng chính sách. Điều này, khẳng định vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận 06-KL/TW của Ban Bí thư (khóa XI), về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”.
Chỉ thị số 40-CT/TW – Củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội (Bài 1)
Qua 20 năm thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; đặc biệt, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, các chương trình tín dụng ưu đãi được triển khai đến hầu hết các đối tượng thụ hưởng tại địa phương. Qua đó, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội.
Hành trình ấm áp
“Trên hành trình đồng hành cùng hoạt động tuyên truyền mang nguồn vốn đến gần hơn với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tôi bắt gặp những câu chuyện, hình ảnh vừa ấm áp mang đậm “tình người” của những người đang gắn bó với hoạt động tín dụng chính sách”. Mỗi bức ảnh là một câu chuyện về hành trình “cõng vốn”, “cõng yêu thương” đến gần hơn với người nghèo và các đối tượng chính sách…
Người tổ trưởng nguyện dẫn vốn cho người nghèo “đến chết thì thôi”
Với một chiếc xe đạp cũ kỹ, một chiếc nón lá và một cuốn sổ ghi chép nợ vay của các hộ nghèo. Suốt 20 năm qua, ở thị trấn Trảng Bom (Đồng Nai) có một phụ nữ đã hỗ trợ cho hàng nghìn lượt hộ nghèo vay vốn chính sách. Dù đã đến tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng bà vẫn nguyện làm “cánh tay nối dài” cho ngân hàng để dẫn vốn ưu đãi đến người nghèo mà bà cho rằng công việc nghĩa tình này đã gắn bó với cuộc sống của mình như một định mệnh.
Chỉ thị 40-CT/TW – Điểm sáng trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện chương trình giảm nghèo, đảm bảo an sinh, ổn định xã hội, góp sức lớn cho xây dựng nông thôn mới.
Tín dụng chính sách – “cú hích” quan trọng cho đồng bào vùng cao nơi địa đầu tổ quốc
Hà Giang, tỉnh miền núi cực Bắc của tổ quốc, nơi còn nhiều khó khăn với địa hình núi đá, giao thông khó khăn hiểm trở, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống người dân còn nhiều vất vả.
Chính sách nhân văn từ tín dụng cho người hoàn lương
Đối với những người hoàn lương, họ cũng có ước mơ về cuộc sống ổn định và một mái ấm bình yên sau những ngày tháng lầm lỡ. Song, hành trình hướng thiện của họ là những ngày đầy khó khăn khi đối mặt với định kiến xã hội và tìm kiếm việc làm, … Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù đã mang lại điểm tựa vững chắc giúp người hoàn lương vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, kiến tạo cuộc sống mới.
Tín dụng chính sách (Bài 2)
Mười năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách tín dụng hợp lòng dân đã tạo động lực thúc đẩy người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua nghịch cảnh; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người dân.
Tín dụng chính sách (Bài 1)
Tỉnh Trà Vinh được tái lập vào tháng 5/1992 với xuất phát điểm rất thấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer cao (gần 32% dân số), là một trong những tỉnh nghèo nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với 40% hộ nghèo, gần 20% hộ đói. Qua 32 năm thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, sự quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng sự nỗ lực vươn lên của người dân, đến nay tỉnh Trà Vinh cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của các chương trình tín dụng chính sách- những chiếc “đòn bẩy” giúp nhiều hộ dân ở Trà Vinh thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/trien-khai-du-an-giam-phat-thai-carbon-cho-vung-nguyen-lieu-mia-lam-son-159143.html