Trang chủSự kiện80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Huyền thoại...

80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Huyền thoại nữ du kích Củ Chi

Về đất thép Củ Chi, nơi mỗi cành cây, ngọn cỏ cũng có thể trở thành những dũng sĩ, người ta vẫn nhắc về câu chuyện của các chị em trong Trung đội nữ du kích Củ Chi.

Gan dạ, dũng cảm và mưu trí – những phụ nữ dù chân yếu tay mềm nhưng đã lập nên bao chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước của dân tộc.

Về Củ Chi nghe danh “đội quân tóc dài”

Trong căn nhà tình nghĩa tại xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, bà Lê Thị Sương (Năm Sương) kể lại cho chúng tôi nghe những tháng ngày cầm súng chiến đấu của đội du kích Củ Chi. Ngày 10/11/1965, khi là thành viên đội du kích xã Trung Lập Thượng, bà Sương được đưa vào danh sách đội nữ du kích Củ Chi. Đội nữ du kích Củ Chi lúc bấy giờ chỉ có 3 thành viên gồm đội trưởng Nguyễn Thị Nê, Chính trị viên Trần Thị Nhỡ và bà Lê Thị Sương.

Chú thích ảnh
Bà Lê Thị Sương (Năm Sương, thứ 2 phải sang), thành viên Đội nữ du kích Củ Chi, luôn nhận được sự quan tâm của các đồng đội trong Hội Cựu chiến binh địa phương. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Sau đó, các bà đã vận động thêm 25 người cùng tham gia đội nữ du kích và bắt đầu huấn luyện sử dụng súng, tập bắn tỉa, chống càn, tập kích, pháo kích… Nhiệm vụ của đội nữ du kích Củ Chi là vừa trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu như đào hầm, tải đạn, tải lương thực, làm trinh sát vừa làm nhiệm vụ hậu phương lớn như sản xuất, chống bắt lính, vận động thanh niên gia nhập Quân giải phóng.

Nhớ về trận đánh đầu tiên của đội nữ du kích Củ Chi, bà Năm Sương kể: “Được tin mật báo về cuộc càn bố của Mỹ – ngụy vào hướng ấp Phú An, Phú Hòa Đông, các chị Nguyễn Thị Nê, Trần Thị Nhỡ và tôi kết hợp với bộ đội thành chia thành 3 mũi ém quân, chặn địch tại Cây Trắc, ấp Phú Mỹ. Ban đầu vốn chúng tôi chỉ được phân công làm mũi thứ yếu, hai mũi do nam giới đảm nhiệm là chính diện đối đầu với địch. Tuy nhiên, địch lại tiến thẳng vào khu vực do đội nữ du kích đảm nhiệm. Không hoảng sợ, 3 nữ du kích Củ Chi phối hợp nổ súng cùng tiêu diệt địch. Kết quả, đội nữ du kích tiêu diệt được 3 tên, thu 3 khẩu súng, 3 quả lựu đạn, nhiều đạn dược, quân trang, quân dụng…”.

“Sau trận đánh đầu tiên, Ban Chỉ huy Huyện đội quyết định tặng Bằng khen cho đội nữ du kích, chị em chúng tôi ăn mừng bằng một nồi chè lớn”, bà Sương nhớ lại.

Thừa thắng xông lên, đội nữ du kích liên tục thi đua lập công, có những người nhiều lần trở thành Dũng sĩ diệt Mỹ. Điển hình như chị Nguyễn Thị Nê 8 lần nhận danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Bản thân bà Năm Sương cũng nhiều lần nhận được danh hiệu này. Tiếng vang về “đội quân tóc dài” của đội nữ du kích Củ Chi càng lan rộng, rất nhiều chị em sau đó đã gia nhập đội. Có thời điểm, quân số của đội lên đến gần 60 người. Như trường hợp của chị Nguyễn Thị Nga ở tận xã Xuân Thới Thượng, khi nghe tin về Trung đội nữ du kích đã trốn nhà xin gia nhập, trực tiếp cầm súng chiến đấu. 

Chú thích ảnh
Bà Lê Thị Sương (Năm Sương), cựu chính trị viên Đội du kích nữ Củ Chi hồi tưởng những kỷ niệm từ thời chiến tranh. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Theo lời kể của bà Năm Sương, gian khổ và khốc liệt nhất là sau Mậu Thân 1968, lúc này địch thực hiện chiến lược 3 sạch “đốt sạch, phá sạch, giết sạch”, tất cả lực lượng cách mạng đều phải rút xuống địa đạo trú ẩn.

“Những ngày tháng sống dưới địa đạo vô cùng gian khổ, bên trên thì xe tăng của địch quần thảo, cày xới, Trung đội nữ du kích Củ Chi sống trong địa đạo ngay sát căn cứ của Mỹ đặt tại Đồng Dù, đến nói to chúng tôi cũng không dám. Về sinh hoạt, anh em nam giới đỡ hơn, phụ nữ chúng tôi rất khổ, mỗi tuần chúng tôi chỉ được tắm rửa một lần. Địch còn liên tục phát loa chiêu hàng nhưng đội nữ du kích Củ Chi không ai nhụt chí”. Những lần đó, bà và các đồng đội lại truyền tai nhau câu thơ bất hủ “Đất nước còn ta không còn cũng được/Nước mất rồi ta còn cũng như không”. 

Những chiến công hiển hách

Bà Võ Thị Mô (Bảy Mô), Trung đội trưởng từ năm 1967 – 1968 cho hay, thời đó, Trung đội nữ du kích sáp nhập với Tiểu đoàn 7 thực hiện chống càn ở khắp nơi nên có biệt danh là “Tiểu đoàn lửa”, nghĩa là đi tới đâu là có lửa đạn tới đó. Dù chiến trường ác liệt bom rơi, đạn nổ trong khi lương thực cạn kiệt, đến nước cũng không có để uống nhưng chị em trong đội vẫn kiên trung, chịu đựng. 

Chú thích ảnh
Bà Lê Thị Sương (Năm Sương), cựu chính trị viên Đội du kích nữ Củ Chi được khen tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Bà Bảy Mô nhớ nhất trận đánh Thái Mỹ, đánh đồn tổng cộng 3 lần, bắt sống nhiều tù binh. Từ thắng lợi đó, Trung đội tiếp tục đánh trận Phước Hưng, Vườn Trầu, trận chống càn ở Phước Thạnh, Đồng Lớn,  Rừng Tre… Năm 1968, Trung đội nữ du kích cùng bộ đội chủ lực tiến công vào huyện lỵ Củ Chi, “bắt sống” đồn địch. Cứ như thế, bằng cách đánh chớp nhoáng “xuất quỷ nhập thần”, tiếng tăm của Trung đội nữ du kích Củ Chi nổi lên như một nỗi sợ hãi đối với quân đội Mỹ – ngụy.

Bà Võ Thị Trong, người Trung đội trưởng cuối cùng từ năm 1973 – 1975 mãi không quên trận đánh đầu tiên khi tham gia vào Trung đội du kích Củ Chi. Lúc này, bà và đồng đội cùng Tiểu đoàn Quyết Thắng đã lập được chiến công lớn, bắn hạ 25 xe cơ giới, tiêu diệt nhiều lính Mỹ – ngụy. 

Sau Mậu Thân 1968, cơ sở của ta đều bị địch bắt gần hết, tổ chức giao cho Trung đội nữ du kích Củ Chi đảm nhiệm nhiệm vụ ở lại trong ấp chiến lược xây dựng cơ sở, tổ chức diệt ác. Các nữ du kích thường xuyên cải trang lúc là người đi làm đồng, khi thành người buôn bán, có khi lại là nữ nhân viên văn phòng để phối hợp cùng nhau ám sát những tên đồn trưởng khét tiếng “ác ôn”. 

Bà Lê Thị Sương nhớ lại, lần đó, 3 chị em trong đội du kích cải trang thành những người đi làm đồng, giấu súng trong bó rơm, đột nhập vào nhà của tên đồn trưởng ở Tân Phú Trung, chỉ một phát súng đã bắn chết hắn. Không quên để lại bản án trên bàn, các nữ du kích rút lui an toàn. Ở một trận khác, các nữ du kích dùng “mỹ nhân kế” đột nhập vào một chương trình ca nhạc tạp kỹ trong câu lạc bộ sĩ quan của địch, gài mìn kích nổ. Trận đó khiến 127 tên địch thương vong. 

Tuy nhiên, cũng có những lần các nữ du kích Củ Chi thất bại do gặp đạn lép, kẹt súng, địch càn. Nhiều người bị thương nặng và có người đã hi sinh. Như trường hợp của người chỉ huy Nguyễn Thị Nê đã ngã xuống lúc tuổi đời mới chỉ 22. Đã có 24 nữ du kích mãi hiến trọn tuổi xuân cho đất nước.

“Sự hi sinh của các chị em không làm chúng tôi nhụt chí mà càng thắp lên ngọn lửa căm thù, thề chiến đấu đến hơi thở cuối cùng”, bà Năm Sương bùi ngùi chia sẻ.

Chú thích ảnh
Bà Lê Thị Sương (Năm Sương), cựu chính trị viên Đội du kích nữ Củ Chi giới thiệu những hình ảnh kỉ niệm về một thời hoa lửa. Ảnh: Xuân Khu/TTXVN

Sau năm 1975, Trung đội nữ du kích Củ Chi hoàn thành nhiệm vụ, trở về cuộc sống đời thường. Ra đời trong giai đoạn từ 1965 đến 1975 cũng là những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt nhất của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, các nữ du kích đã chứng minh cho tinh thần “anh hùng bất khuất” của phụ nữ Việt Nam trong thời chiến. Năm 2018, Chủ tịch nước đã quyết định phong tặng Trung đội nữ du kích Củ Chi danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước.

Giữ lời hứa từ thời vào sinh ra tử rằng “Người còn sống phải lo cho người hi sinh”, hằng năm, cứ đến ngày 10/11, bà Năm Sương và đồng đội lại tổ chức lễ giỗ cho những người đã ra đi. Đây cũng là dịp Ban liên lạc đội nữ du kích Củ Chi họp mặt, ôn lại những kỷ niệm đẹp của một thời hoa lửa. Mỗi lần gặp nhau, các bà lại cùng nhau cất lên câu hát: “Chị em ta quyết thành dũng sĩ/Diệt Mỹ xâm lăng, diệt lũ bạo tàn…” (Tiếng hát người nữ du kích Củ Chi).

Nguồn: https://baotintuc.vn/thoi-su/80-nam-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-huyen-thoai-nu-du-kich-cu-chi-20241222080810054.htm

Cùng chủ đề

Hành trình 80 năm vì hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã chứng tỏ là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ việc giành độc lập, phát triển và trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đóng góp tích cực, hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ), vì hòa bình, ổn định và phát triển trong...

Phát huy truyền thống anh hùng, sự nghiệp vẻ vang, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, bảo vệ vững chắc...

Cách đây 80 năm, thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân-tiền thân của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam được thành lập. Đây là sự kiện có tính bước ngoặt đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam có...

80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Viết tiếp bài ca người lính

Mỗi khi đất nước bị ngoại bang xâm lược, ai là người ra trận chống giặc? - Những người lính. Mỗi khi đất nước bị thiên tai như lũ lụt, bão dữ, hạn nặng, ai là người đứng cùng dân, giúp dân chống chọi những tai ương? - Những người lính. Mỗi khi đất nước đột nhiên rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm khó lường như dịch bệnh Covid-19 vừa qua, ai lại "ra trận", trở thành lực lượng quan trọng...

Sức mạnh, bản lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) là một hành trình đầy tự hào.

Quân đội Nhân dân Việt Nam – đội quân cách mạng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông” để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh sát biển Việt Nam và Ấn Độ diễn tập chung

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 20/12, tàu CSB 8005 của Cảnh sát biển Việt Nam (VCG) đã rời cảng Kochi sau chuyến thăm thành công kéo dài 4 ngày nhằm tăng cường quan hệ đối tác giữa VCG và Cảnh sát biển Ấn Độ (ICG). Thông cáo báo chí của ICG nêu rõ, trọng tâm của chuyến thăm là cuộc diễn tập toàn diện chung trên biển mang mật danh “Sahayog - Hợp tác” ở ngoài khơi...

Siêu thị Hà Nội ngập tràn hàng hóa, giỏ quà Tết chỉ từ 99.000 đồng

Để kích cầu tiêu dùng trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, các siêu thị ở Hà Nội đã tung ra thị trường nhiều sản phẩm hàng hóa Tết với mẫu mã đa dạng, bắt mắt, cùng nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn.   Nguồn: https://baotintuc.vn/kinh-te/sieu-thi-ha-noi-ngap-tran-hang-hoa-gio-qua-tet-chi-tu-99000-dong-20241208162839851.htm

80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam: Xây dựng ‘thế trận lòng dân’ vững chắc

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho 2 cá nhân thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Tây Ninh; trao Huy chương...

2024 là năm ‘bội thu’ của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu Trung Quốc về các vấn đề Việt Nam, khẳng định năm 2024 là "một năm bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam. Theo ông, ngoại giao văn hóa là công việc thường xuyên, liên tục, toàn diện và sẽ mang lại nhiều kết quả theo thời gian. Theo ông Lăng Đức Quyền, văn hóa là "máu thịt và linh hồn" của...

Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn ‘Văn hóa Tràng An’: Lan tỏa các giá trị cốt lõi

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư trở thành thành phố Hoa Lư và xây dựng đô thị loại I với đặc trưng "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Việc xây dựng và phát triển Đô thị di sản xác...

Bài đọc nhiều

Đường sắt tốc độ cao và khát vọng vươn xa trong kỷ nguyên mới

Sau gần 2 thập kỷ "thai nghén", mới đây, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII thống nhất chủ trương đầu tư; đồng thời giao Ban cán sự đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội xem xét, quyết định thông qua chủ trương, một số cơ chế, chính sách đặc...

Metro – Hạnh phúc của người dân được hưởng thêm lợi ích về giao thông

Tuyến Metro số 1 hay còn gọi là tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống Đường sắt đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, đang được hoàn thiện để đi vào sử dụng. Tuyến Metro này có đoạn đi ngầm dài 2,6 km qua 3 ga và đoạn đi trên cao 17,1 km qua 11 ga, tổng chiều dài là 19,7 km. Việc vận hành tuyến Metro ngoài việc...

Chặng đường 80 năm anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã khẳng định vai trò to lớn trong lịch sử dân tộc, trở thành biểu tượng của ý chí quật cường, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu vì độc lập, tự do. Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22.12.1944), tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN Từ những ngày đầu thành lập với...

Chương trình trực tiếp kỷ niệm 80 năm Quân đội nhân dân Việt Nam

Chương trình nghệ thuật chính luận Con đường lịch sử được kỳ vọng truyền cảm hứng. Đây là một trong hai chương trình đặc biệt, truyền hình trực tiếp dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trong cuộc họp báo chiều 16/12 công bố chuỗi chương trình trọng điểm kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, ông Đỗ Thanh Hải - Phó Tổng giám đốc VTV - cho biết ngay...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Sáng nay 20-12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm duyệt đội danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam - Ảnh: NAM TRẦN Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung...

Cùng chuyên mục

Hành trình 80 năm vì hòa bình của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trong suốt 80 năm qua, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã chứng tỏ là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, từ việc giành độc lập, phát triển và trở thành một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, đóng góp tích cực, hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (GGHB LHQ), vì hòa bình, ổn định và phát triển trong...

Phát huy truyền thống anh hùng, sự nghiệp vẻ vang, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh, bảo vệ vững chắc...

Cách đây 80 năm, thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày 22-12-1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân-tiền thân của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam được thành lập. Đây là sự kiện có tính bước ngoặt đánh dấu bước phát triển mới của lực lượng vũ trang cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lần đầu tiên trong lịch sử, giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam có...

80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Viết tiếp bài ca người lính

Mỗi khi đất nước bị ngoại bang xâm lược, ai là người ra trận chống giặc? - Những người lính. Mỗi khi đất nước bị thiên tai như lũ lụt, bão dữ, hạn nặng, ai là người đứng cùng dân, giúp dân chống chọi những tai ương? - Những người lính. Mỗi khi đất nước đột nhiên rơi vào hoàn cảnh nguy hiểm khó lường như dịch bệnh Covid-19 vừa qua, ai lại "ra trận", trở thành lực lượng quan trọng...

Quân đội Nhân dân Việt Nam – đội quân cách mạng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông” để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - đội quân chủ lực đầu tiên, tổ chức tiền thân của...

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu, vì nhân dân phục vụ

Từ những ngày đầu thành lập với sự che chở của Nhân dân tại các chiến khu, đến các chiến thắng vang dội trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta luôn gắn bó máu thịt với Nhân dân, lấy sự yêu thương và đùm bọc của đồng bào làm nền tảng để chiến đấu và trưởng thành. Do đó, bản chất của Quân đội nhân dân Việt Nam chính là “từ Nhân dân...

Mới nhất

Quân đội Nhân dân Việt Nam – đội quân cách mạng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân

Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định con đường đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc là dùng bạo lực cách mạng giành chính quyền và yêu cầu phải “Tổ chức ra quân đội công nông” để làm nòng cốt cho toàn dân tiến hành đấu tranh cách mạng. Ngày 22/12/1944,...

Liên hợp quốc báo động khủng hoảng nhân đạo, hơn 700 người thiệt mạng trong cuộc bao vây el-Fasher

Báo cáo của Liên hợp quốc cho thấy ít nhất 782 thường dân đã thiệt mạng kể từ tháng 5 "trong bối cảnh thành phố Bắc Darfur (Sudan) bị pháo kích thường xuyên và dữ dội".

Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Tăng mạnh

Giá vàng hôm nay 22/12/2024: Giá vàng trong nước tăng mạnh, trung bình ở mức 600.0000 đồng 1 lượng, trong khi giá vàng thế giới vẫn vượt ngưỡng 2.600USD một oz. Giá vàng hôm nay 22/12/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 4h30 ngày 22/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công...

Cây thông ở Đồng Nai làm từ hơn 3.800 nón lá, hút hàng nghìn lượt khách mỗi tối

Hơn 3.800 nón lá được kết thành cây thông Noel cao gần 40m tại Đồng Nai. Mỗi tối, nơi đây trở thành điểm check-in thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan. Hơn 3.800 nón lá được kết thành cây thông Noel cao gần 40m tại Đồng Nai. Mỗi tối, nơi đây trở thành điểm check-in thu...

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu, vì nhân dân phục vụ

Từ những ngày đầu thành lập với sự che chở của Nhân dân tại các chiến khu, đến các chiến thắng vang dội trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, quân đội ta luôn gắn bó máu thịt với Nhân dân, lấy sự yêu thương và đùm bọc của đồng bào làm nền tảng để...

Mới nhất