Trang chủNewsThời sựPhó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị tổng kết năm...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường

(TN&MT) – Sáng 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

small_20241221_tk-bo_2.jpg
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Cùng dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Quốc Đoàn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; đồng chí Phan Như Nguyện, Ủy viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

small_20241221_tk-bo_5.jpg
Lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự Hội nghị

Về phía các cơ quan Trung ương có các đồng chí đại diện lãnh đạo: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Văn phòng Quốc hội;Ủy ban Kinh tế Quốc hội; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ban Dân nguyện của Quốc hội; Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; các Bộ: Tài chính, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.

small_20241221_tk-bo_4.jpg
Lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương và địa phương tham dự Hội nghị

Cùng dự Hội nghị có đại diện các cơ quan Trung ương: Văn phòng Trung Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ban kinh tế Trung ương, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ.

Về phía các địa phương có lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương An Giang, Bắc Cạn, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, thành phố Hải Phòng, Hà Nam, Hà Giang, Khánh Hòa, Lai Châu, Long An, Ninh Bình, Hưng Yên, Quảng Nam, Sóc Trăng, Thanh Hóa, Tuyên Quang.

Về phía ngành TN&MT có đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT; các Thứ trưởng: Nguyễn Thị Phương Hoa, Trần Quý Kiên, Lê Công Thành, Lê Minh Ngân; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ; lãnh đạo Sở TN&MT 63 tỉnh, thành phố.

Đổi mới, sáng tạo, chủ động, linh hoạt trong hoàn thiện chính sách, pháp luật TN&MT

Báo cáo tổng kết của Bộ TN&MT chỉ rõ, năm 2024 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được Chính phủ xác định là năm tăng tốc, bứt phá, tạo tiền đề, động lực cho năm 2025 để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2021-2025 theo Nghị quyết của Quốc hội, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

small_20241221_tk-bo_3.jpg
Đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết ngành TN&MT

Trong năm, tình hình kinh tế, chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều yếu tố bất định; cạnh tranh chiến lược, xung đột vũ trang, bất ổn chính trị gia tăng; tăng trưởng toàn cầu phục hồi chậm; các thách thức an ninh phi truyền thống tác động trực tiếp, đa chiều đến phát triển của nhiều quốc gia, khu vực.

Ở trong nước, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội cơ bản ổn định, tăng trưởng ở mức cao, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân tiếp tục được nâng lên. Tuy nhiên, nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trước các tác động bên ngoài, cũng như những hạn chế, bất cập nội tại, đồng thời phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, bão lũ.

Trong bối cảnh đó, Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã nhận định, dự báo chính xác tình hình, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều quyết sách; đồng thời, quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, linh hoạt trong tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của đất nước.

Trong năm 2024, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ TN&MT đã triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, bảo đảm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, gắn kết chặt chẽ với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và của từng địa phương.

Đặc biệt, nhiều kết quả quan trọng của ngành TN&MT đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận và Nhân dân đánh giá cao. Nổi bật là thể chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương, định hướng của Đảng, đáp ứng yêu cầu quản lý và thực tiễn phát triển của đất nước. Việc tổ chức thực thi chính sách, pháp luật được toàn Ngành triển khai thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương.

Hệ thống các quy hoạch ngành quốc gia được xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để phân bổ, bố trí, sử dụng hợp lý không gian và nguồn lực cho phát triển các ngành, lĩnh vực, các vùng kinh tế – xã hội, các địa phương và cả nước.

Cùng với đó, công tác quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, đáp ứng nhu cầu phát triển, làm nền tảng thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện, có chuyển biến tích cực; các chỉ tiêu về môi trường đã trở thành tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả, tính bền vững kinh tế – xã hội của quốc gia và từng địa phương. Các giải pháp về chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế toàn hoàn, kinh tế các – bon thấp đã đạt được kết quả bước đầu.

Công tác dự báo khí tượng, thủy văn, dự báo, cảnh báo thiên tai luôn chủ động “đi sớm, đi trước”, chất lượng được nâng lên, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và triển khai các biện pháp phòng, chống, qua đó góp phần giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi số đạt nhiều kết quả tích cực; công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế, thông tin, truyền thông ngày càng đổi mới, thiết thực, hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý nhà nước.

small_20241221_tk-bo_7.jpg
Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị

Nhân dịp này, phát biểu tại Hội nghị, thay mặt Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ và toàn ngành TN&MT, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các Ban, Bộ, ngành, Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố. Đồng thời, cảm ơn những nỗ lực phấn đấu của các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở mỗi vị trí công tác đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, thách thức đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của ngành TN&MT và sự phát triển chung của đất nước.

Ngành TN&MT đoàn kết, bứt phá, bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với nhiều ngày lễ lớn của quốc gia và dân tộc. Tình hình thế giới, khu vực dự báo tiếp tục phức tạp, khó lường; khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Ở trong nước, chúng ta có những thuận lợi rất cơ bản, vừa phải “tăng tốc, bứt phá”, tập trung phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của cả nhiệm kỳ 2021 -2025; vừa phải thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy; tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Trong bối cảnh đó, Ngành TN&MT đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ các mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra từ đầu nhiệm kỳ 2021 -2025 với tinh thần: “Mục tiêu, nhiệm vụ nào chưa hoàn thành thì phải hoàn thành; mục tiêu, nhiệm vụ nào đã hoàn thành rồi thì phải tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả”.

Về những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025, toàn Ngành TN&MT phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Trong đó, tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật bao quát toàn diện các lĩnh vực của Ngành; tổ chức bộ máy được sắp xếp, kiện toàn tinh gọn, hoạt động hiệu quả; chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu về TN&MT được đẩy mạnh, phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước của Bộ và các địa phương; các nguồn lực tài nguyên được quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững; chất lượng môi trường được cải thiện, kiểm soát tốt các nguồn gây ô nhiễm; chủ động, linh hoạt trong huy động các nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu; dự báo, cảnh báo chính xác, kịp thời tình hình khí tượngvà các hiện tượng thời tiết cực đoan để chủ động phòng, chống, ứng phó.

Ngành cũng đặt ra các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể phấn đấu đặt được trong năm 2025, cụ thể: Hoàn thành kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy của Ngành TN&MT theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết số18-NQ/TW, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Hệ thống chính sách, pháp luật về TN&MT được tổ chức thực thi đồng bộ, đầy đủ, toàn diện, thông suốt từ Trung ương đến địa phương; Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu để kết nối với hệ thống thông tin đất đai theo mục tiêu đã được nêu tại Nghị quyết số18-NQ/TW vào năm 2025.

Cải thiện các chỉ số thành phần môi trường: trên 92% khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường; 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị, 80% chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý bảo đảm quy chuẩn; 30 – 40% chất thải rắn sinh hoạt được xử lý kết hợp thu hồi năng lượng.

Hoàn thành 80% diện tích lập bản đồ địa chất, khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền; hoàn thành điều tra, đánh giá tiềm năng khoáng sản tại các cấu trúc có triển vọng ở các khu vực Tây Bắc, Trung Trung Bộ.

Hoàn thành từ 90-100% các hồ chứa lớn, quan trọng hoàn thành việc cắm mốc hàng lang bảo vệ nguồn nước; hoàn thành xây dựng kịch bản nguồn nước trên 8 lưu vực sông đã có quy hoạch tổng hợp, để công bố kịch bản nguồn nước vào đầu năm 2025.

Tự động hóa 65% số trạm quan trắc khí tượng thuỷ văn để từng bước hình thành mạng lưới quan trắc KTTV hiện đại và tự động hoàn toàn, kết nối, chia sẻ số liệu với các nước trong khu vực, trên thế giới; 100% thiên tai bão, lũ, được giám sát, dự báo, cảnh báo kịp thời, đủ độ tin cậy; hình thành mạng lưới quan trắc khí tượng thuỷ văn kết nối trong lưu vực sông Mê Công; tăng cường năng lực giám sát môi trường, khí tượng thuỷ văn.

Đạt 39% diện tích vùng biển được điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển ở tỷ lệ bản đồ 1:500.000; 75% diện tích đất liền được lập bản đồ địa chất khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000. Bảo đảm 100% các trạm định vị vệ tinh quốc gia hoạt động liên tục.

Sau phát biểu của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, Hội nghị nghe phát biểu của đại diện Lãnh đạo Bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương. Đặc biệt, Hội nghị sẽ nghe ý kiến phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà định hướng cho ngành TN&MT trong thời gian tới.

Báo TN&MT tiếp tục cập nhật thông tin Hội nghị.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/pho-thu-tuong-tran-hong-ha-du-hoi-nghi-tong-ket-nam-2024-va-trien-khai-nhiem-vu-nam-2025-cua-nganh-tai-nguyen-va-moi-truong-384806.html

Cùng chủ đề

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành...

(TN&MT) - Sáng 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. ...

Nghệ An năm thứ 3 liên tiếp lọt tốp 10 địa phương thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước

Theo số liệu thống kê, từ tính từ đầu năm nay đến hết tháng 11/2024, Nghệ An thu hút được 15 dự án mới với số vốn đăng ký 691,5 triệu USD và điều chỉnh vốn cho 12 dự án với tổng số vốn 877,16 triệu USD; ngoài ra có 1 lượt góp vốn mua cổ phần với giá trị 0,04 triệu USD đưa tổng số vốn FDI vào Nghệ An đạt 1,5687 tỷ USD. ...

Phê duyệt danh sách 18 kênh, rạch phải thu gom rác thải rắn

(TN&MT) - UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn. Danh sách này gồm 18 tuyến...

Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc tạm hoãn tổ chức Kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024

(TN&MT) - Ngày 13/12, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc đã có Thông báo số 33/TB-QTMB về việc tạm hoãn tổ chức Kỳ tuyển dụng viên chức năm 2024 của Trung tâm. Trước đó, ngày 28/11/2024, Trung tâm Quan trắc môi trường miền Bắc đã ban...

Hội nghị Báo chí toàn quốc năm 2024

(TN&MT) - Ngày 16/12, tại TP. Cần Thơ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo Hội nghị. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới

(TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc hợp nhất hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "sẽ thành một mô hình phát triển, mô hình đáng tự hào". ...

Tạo đột phá về ngoại giao kinh tế để góp phần tăng trưởng 2 con số

Chiều tối 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. ...

Công bố 10 sự kiện của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024

(TN&MT) - Trong khuôn khổ Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các sự kiện ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Theo Quyết định số: 4132/QĐ-BTNMT ngày...

Tập trung các giải pháp đưa ngành Tài nguyên và Môi trường hoàn thành toàn diện các mục tiêu năm 2025

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghị đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá cần tập trung thực hiện trong năm 2025 để ngành Tài nguyên và Môi trường hoàn thành toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2025 và cả nhiệm kỳ, góp phần tích cực vào việc hoàn thành thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. ...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành...

(TN&MT) - Sáng 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành TN&MT. Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

HLV Kim Sang-sik làm điều giống ông Troussier, đội hình Việt Nam gặp Philippines dần bật mí?

Trước trận gặp đội tuyển Philippines ở lượt đấu thứ 4 AFF Cup 2024, HLV Kim Sang-sik đang tỏ ra rất tự tin. Bằng chứng là những buổi tập gần nhất, nhà cầm quân người Hàn Quốc sẵn sàng dùng áo bib để chia nhóm cho đội tuyển Việt nam. Dưới thời HLV Park Hang-seo, bóng đá Việt Nam đạt được nhiều thành công ở cấp đội tuyển quốc lẫn đội U.23, Olympic. Tuy nhiên, trong các buổi tập, ông Park Hang-seo chỉ chia áo bib cho đội...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lịch thi đấu Việt Nam – Myanmar hôm nay: Thầy trò HLV Kim Sang-sik không được phép thua

Đội tuyển VN dưới sự dẫn dắt của HLV Kim Sang-sik không được phép thua Myanmar ở trận đấu cuối bảng B giải AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20 giờ tối nay (21.12) trên sân Việt Trì (Phú Thọ; trực tiếp trên VTV5, FPT Play) Trận ra mắt của Xuân Son trong màu áo đội tuyển Trận hòa 1-1 hú vía tại Philippines khiến kế hoạch sớm đoạt ngôi đầu bảng B của đội tuyển VN (7 điểm) bị ảnh hưởng...

Cùng chuyên mục

Ngành Tài nguyên và Môi trường phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025

(ĐCSVN) – Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy, năm 2025 ngành sẽ tập trung quyết tâm hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đi đôi với kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ theo đúng định hướng, đảm bảo bộ máy sau khi sắp xếp thật sự tinh, gọn, mạnh, hoạt động thông suốt, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.​ ...

Đồng Nai sắp xếp, tinh gọn bộ máy ra sao?

(NLĐO)- Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai quán triệt, tiếp tục đổi mới bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, cơ cấu đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ là cuộc cách mạng. ...

Ngày mai khai trương metro số 1, người dân TP.HCM cần lưu ý những điều này

Ngày mai 22.12, tuyến metro số 1 (metro Bến Thành - Suối Tiên) sẽ mở cửa vận hành chính thức. Để đi tàu một cách thuận lợi nhất, người dân ở TP.HCM cần lưu ý những điều dưới đây. Những lưu ý cần thiết khi sử dụng metro Cách đi metro miễn phí trong 30 ngày đầu Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên) cho biết kế hoạch sử dụng hệ thống vé...

Xem xét cơ chế đặc thù, đưa tư vấn Việt Nam tham gia dự án đường sắt tốc độ cao

Việc xem xét cơ chế đặc thù, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư vấn Việt Nam tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đánh giá là cần thiết, góp phần đảm bảo tính độc lập, khách quan, kiểm soát chi phí phù hợp với điều kiện trong nước. ...

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Khoảng 100.000 cán bộ, công chức ảnh hưởng khi tinh gọn bộ máy

Theo Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, việc tinh gọn bộ máy lần này số lượng người bị ảnh hưởng khá đông, có thể là đông nhất từ trước đến nay, với khoảng 100.000 người. Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình - Ảnh: X.TRUNG Sáng 21-12, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị tổng kết của Bộ Nội vụ, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu rõ trong thành công lớn của Chính phủ năm...

Mới nhất

Quân đội ta nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng Quân đội, xây dựng đất...

Tinh thần tự lực, tự cường là một trong những giá trị cốt lõi, xuyên suốt trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam, cũng là truyền thống quý báu của Đảng và Quân đội ta. Trong bối cảnh đất nước ta còn nghèo, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, vũ khí trang bị dành...

Như sinh ra lần hai nhờ bộ đội

Bão Yagi vừa qua đã khiến miền Bắc hứng chịu thiên tai chưa từng có. Người hùng của đồng bào trong cơn thiên nhiên thịnh nộ ấy chính là những người lính thời bình đã xông pha gian khó, hiểm nguy vì sinh mạng người dân. Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai cứu giúp hàng chục hộ dân trong...

Giá tiêu trong nước chuyển biến tăng sau nhiều phiên giảm

Dự báo giá tiêu ngày mai 22/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 22/12. Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 22/12/2024 ổn định giao động quanh mức 145.000 - 146.000 đồng/kg....

Chuẩn bị Tết cùng SATRA: Bình ổn giá, tăng sức mua

Chỉ còn 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hệ thống bán lẻ SATRA và các doanh nghiệp thành viên đang thực hiện những kế hoạch chuẩn bị và dự trữ hàng Tết để giữ ổn định giá cả. Thị trường Tết đang bắt đầu khởi động - Ảnh: B.S. Trong khi sức mua suy giảm và...

Hà Nội mù mịt bụi mịn từ sáng đến chiều, nhiều tòa nhà ‘biến mất’

TPO - Chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, hôm nay (21/12), bầu trời Hà Nội bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc cả ngày, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở mức khá cao. 21/12/2024 | 15:36 ...

Mới nhất