Du lịch Việt Nam: Thị trường tiềm năng nhưng chưa khai thác đúng tầm
Du lịch phát triển tạo đà thúc đẩy các ngành giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, lưu trú, ăn uống phát triển, đồng thời tạo ra một thị trường tiêu thụ hàng hóa lớn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP và thu hút ngoại tệ. Tại Việt Nam, du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn.
Trước đại dịch Covid-19, số khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam tăng cao liên tục và đạt tới 18 triệu người năm 2019, tương đương với Singapore (19 triệu), Hàn Quốc (17,5 triệu). Thời điểm đó, du lịch quốc tế chiếm tới 80% số lượng hành khách hàng không quốc tế ra vào Việt Nam. Ngành du lịch đã đóng góp tới 9,2% tổng sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm trực tiếp cho 2,5 triệu người và gián tiếp cho khoảng 2 triệu người trong các lĩnh vực gắn kết.
Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa qua, khách quốc tế đến Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 3,7 triệu lượt, trong đó khách đến từ châu Á chiếm số lượng lớn với đạt gần 3 triệu lượt. Song so với các quốc gia khác như Thái Lan (11 triệu), Indonesia (5,5 triệu)… Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác dù sở hữu một hấp lực mạnh mẽ đối với khách du lịch quốc tế. Việc tập trung vào khai thác lượng khách du lịch cao cấp có sức chi lớn như dòng khách quốc tế từ châu Âu, Mỹ, Nga, Hàn Quốc… là vấn đề được chú trọng.
Tại Khánh Hòa, một trong những địa phương phát triển du lịch từ rất sớm, năm 2021-2022 nguồn cung khách sạn 4-5 sao đã tăng lên thêm 4.000 phòng, nâng tổng số phòng của phân khúc này lên 25.000 phòng, chiếm 50% tổng số phòng trên toàn tỉnh, bước đầu thực hiện mục tiêu quay trở lại mốc 7,2 triệu khách du lịch với 50% khách quốc tế của “kỷ hoàng kim” 2019. Nhưng phân khúc khách sạn 5 sao quốc tế còn chiếm tỷ lệ thấp. Trước năm 2021, mới chỉ có các tên tuổi như Intercontinental, Sheraton, Amiana, Evason Mandara… Trên thực tế, khách sạn 5 sao quốc tế là xu hướng tất yếu của việc thu hút nguồn vốn FDI và ngành du lịch phát triển nhanh chóng.
Khách sạn 5 sao quốc tế – Yếu tố “xương sống” của du lịch
Khách sạn 5 sao quốc tế luôn có sức sống mạnh mẽ, với tỷ lệ lấp đầy luôn ở mức cao. Tại Nha Trang, các khách sạn như Intercontinetal, Amiana… luôn trong tình trạng “cháy phòng” với giá phòng từ 3,5 triệu đồng/đêm dù ở thời điểm thấp điểm tháng 3/2023. Còn tại Melía Hồ Tràm, giá phòng hiện nay là 4,5 triệu đồng/đêm cho hạng phòng thấp nhất.
Với chiến lược thu hút khách 5 sao quốc tế, đầu năm 2021, Tập đoàn KDI Holdings công bố hợp tác với tập đoàn quản lý và vận hành khách sạn Melía Hotels International (MHI) tại Vega City Nha Trang. Melía Hotels International với hơn 65 năm lịch sử và gần 400 địa điểm toàn cầu đã đạt được tính hiệu quả cao với tỷ lệ lấp đầy khoảng 65% trong năm 2019. Tỷ lệ lấp đầy tại Việt Nam của Melía Hotels International cũng nằm top đầu chuỗi MHI thế giới vào quý I/2019 lên tới 71,2% – một con số đáng mơ ước đối với ngành khách sạn 5 sao.
Bất động sản khách sạn 5 sao quốc tế
Nằm tại trung tâm quần thể bất động sản phức hợp nghệ thuật, nghỉ dưỡng, giải trí Vega City Nha Trang khu vực Bãi Tiên, Melía Nha Trang còn giới thiệu một loại hình mới trong ngành bất động sản: bất động sản khách sạn 5 sao quốc tế. Xét về phong cách sống, đây là một phiên bản nâng cấp hữu hạn của các căn hộ khách sạn hiện nay tại Việt Nam. Xét về vị trí, Melía Nha Trang lại là sự kết hợp hiếm hoi của bất động sản mặt biển và bất động sản trung tâm.
Melía Nha Trang dành tới 8 tầng cho tiện ích và được thiết kế khéo léo nhằm mang đến tầm nhìn “kép” độc đáo, vừa biển vừa núi tại tất cả các góc nhìn. Vị trí lý tưởng, nơi giao thoa giữa trung tâm Trần Phú và khu vực Bắc Vân Phong, Vega City Nha Trang cùng Melía Nha Trang được đánh giá là giao lộ quốc tế đáng chú ý gần đây, góp phần hoàn thiện mảnh ghép du lịch cao cấp của Nha Trang, qua đó thúc đẩy vị thế của Nha Trang nói chung, Bắc Nha Trang nói riêng.