Trang chủDi sảnLan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng


VHO – Hôm nay, 20.12, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động bảo vệ tín ngưỡng thờ Mẫu năm 2024.

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng  - ảnh 1
GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại lễ tổng kết, GS.TS Nguyễn Văn Kim, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản quốc gia đánh giá cao các hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam và Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam thời gian vừa qua.

Với sự nỗ lực, tham gia tích cực của các thành viên Trung tâm và Câu lạc bộ, hoạt động lan tỏa di sản đến cộng đồng ngày càng rõ nét hơn, sâu rộng hơn. Đến nay, Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã có 21 chi hội ở 3 miền, không chỉ hoằng dương  đạo Mẫu mà còn có nhiều hoạt động đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội.

Đồng quan điểm, TS Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đánh giá cao hoạt động của Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam trong năm qua.

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng  - ảnh 2
TS Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, Phó chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Theo TS Lê Thị Minh Lý, sự hỗ trợ của Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam đã giúp cho việc thực hành tín ngưỡng đạo Mẫu đi đúng hướng, hoạt động bài bản và hạn chế những việc không đúng khi thực hành. Đạt được điều này, các cơ quan quản lý văn hóa Trung ương và địa phương đã hỗ trợ, tư vấn rất nhiều cho Câu lạc bộ. Cùng với đó, trong năm vừa qua, việc hợp tác quốc tế nhằm quảng bá, giao lưu di sản cũng được Câu lạc bộ đẩy mạnh.

TS Lê Thị Minh Lý cho biết, sang năm 2025 và các năm tiếp theo, Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam và Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam cần tập trung cho nghiên cứu, đẩy mạnh các hoạt động hướng về cộng đồng nhiều hơn nữa. Đó là những  hoạt động thiết thực chuẩn bị kỷ niệm 10 năm Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Báo cáo tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Yên, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡngViệt Nam  cho biết,  là tổ chức phi chính phủ, dựa vào nguồn vốn xã hội hóa nên việc triển khai các hoạt động chuyên môn của Trung tâm chủ yếu dựa vào việc xây dựng mạng lưới cộng tác viên là chính.

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng  - ảnh 3
PGS.TS Nguyễn Thị Yên cho biết thời gian vừa qua, Trung tâm đã có nhiều nghiên cứu nhằm làm rõ hơn vai trò, vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

“Công việc này được chúng tôi thực hiện thông qua việc kết nối các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hoá, quản lý tôn giáo, tín ngưỡng tại các diễn đàn khoa học (hội thảo, tọa đàm, các hội đồng khoa học) để cùng nhau  trao đổi, thảo luận các vấn đề thực tiễn liên quan đến công tác nghiên cứu và quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa tín ngưỡng.”, PGS.TS Nguyễn Thị Yên nói.

      Trong năm qua Trung tâm đã triển khai được một số hoạt động cơ bản liên quan đến nhiệm vụ tư vấn và tổ chức các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Đồng thời với đó là việc tích cực hỗ trợ và gắn kết cộng đồng thực hành tín ngưỡng nâng cao nhận thức về di sản văn hoá và các biện pháp bảo vệ theo tinh thần của Luật Di sản văn hoá và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

 Trong năm 2024, Trung tâm đã tổ chức cho các nhà nghiên cứu là cộng tác viên đi khảo sát các di tích tiêu biểu. Đồng thời, tham gia các diễn đàn khoa học, công bố các kết quả nghiên cứu về nhận diện vai trò, vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ trong hệ thống các tín ngưỡng Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Thị Yên cho biết, tiếp nối các kết quả nghiên cứu từ những năm trước, thông qua các kết quả nghiên cứu, tham luận tại các diễn đàn khoa học đã tiếp tục nhận diện và làm sâu sắc hơn về vai trò, vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu trong dòng chảy  tín ngưỡng Việt Nam.

Việc nhận diện, làm rõ vai trò, vị trí của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam là một việc làm hết sức cần thiết để qua đó góp phần tư vấn chính sách, đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy, trong đó bao gồm cả đề xuất văn hóa ứng xử với cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu và các loại hình tương tự của  các tộc người thiểu số.

Lan tỏa sâu rộng di sản đến cộng đồng  - ảnh 4
Trao Kỷ niệm chương của Hội di sản Việt Nam cho các thành viên hoạt động tích cực trong bảo tồn, phát huy di sản

Năm 2025, Trung tâm tiếp tục xây dựng mạng lưới cộng tác viên thông qua tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học, các sự kiện hoạt động của Câu lạc bộ đạo Mẫu nhằm kết nối các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý văn hoá, quản lý tôn giáo, tín ngưỡng để mở rộng giao lưu, hợp tác, trao đổi góp ý kiến trong việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ.

Tiếp tục phát huy vai trò tư vấn chuyên môn trong việc hỗ trợ các địa phương, các cơ sở thờ tự trong các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa tín ngưỡng của các địa phương.

Tại Hội nghị, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tiến Nghĩa, Phó giám đốc Trung tâm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ đạo Mẫu Việt Nam cho biết, thông qua các hoạt động, sự kiện tại nhiều tỉnh thành, Câu lạc bộ đã trao đổi nghiệm thực hành tín ngưỡng, phát huy những nét đẹp, rút kinh nghiệm và khắc những mặt hạn chế, chưa phù hợp với pháp luật và các giá trị nhân văn của thời mới.

 Những hoạt động của Câu lạc bộ đạo Mẫu Viêt Nam đã góp phần giúp xã hội cùng các cơ quan quản lý nhà nước có sự nhìn nhận đúng hơn về Tín ngưỡng thờ Mẫu. Đặc biệt, cộng đồng thực hành tự điều chỉnh hoạt động của mình, từng bước chuẩn hóa lễ cho đúng với truyền thống, đúng với pháp luật và loại bỏ những việc làm sai lệch các giá trị lịch sử, văn hóa của đạo Mẫu.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/lan-toa-sau-rong-di-san-den-cong-dong-116072.html

Cùng chủ đề

Bộ Văn hóa yêu cầu chấn chỉnh hoạt động hầu đồng bị sai lệch ở Bắc Ninh

Theo công văn của Cục Di sản văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong tổ chức Chương trình Liên hoan Hát Văn, Hát Chầu Văn tỉnh Bắc Ninh lần thứ II - Năm 2024 tại đền thờ Lý Thường Kiệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong từ ngày 24-25/10. Qua kiểm tra thực tế, tên gọi của hoạt động là Liên hoan Hát Văn, Hát...

Bỏ tiền tỷ may lễ phục – khi tín ngưỡng và thời trang hòa nhịp

Kể từ năm 2016, Tín ngưỡng thờ Mẫu trở thành di sản thứ 11 của Việt Nam được...

Đã đến lúc phải đánh giá khách quan!

Việt Nam hiện có 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động. Tổng số tín đồ các tôn giáo hiện nay khoảng 26,5 triệu, chiếm 27% dân số; hơn 54.000 chức sắc; hơn 135.000 chức việc; hơn 29.000 cơ sở thờ tự; hàng nghìn điểm, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo đồng hành cùng sự phát triển của đất nước

Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu của đông đảo quần chúng nhân dân.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Hơn 93 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo di tích quốc đặc biệt Tháp Dương Long

VHO - Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long ở huyện Tây Sơn được tỉnh Bình Định phê duyệt dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo với kinh phí hơn 93 tỉ đồng. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh vừa ký quyết định số 4215/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tu bổ, tôn tạo...

Chi 24 tỉ trùng tu ngôi đình cổ gần 300 tuổi bên bờ sông Lam

VHO - Đình Hoành Sơn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là di tích kiến trúc nghệ thuật đầu tiên của tỉnh Nghệ An được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Sau gần 300 năm tồn tại, Đình đã bắt đầu xuống cấp, hư hỏng một số hạng mục, UBND tỉnh Nghệ An cho phép trùng tu, tôn tạo với dự án có tổng mức đầu tư 24 tỉ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Bài đọc nhiều

Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Sau 25 năm được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, Mỹ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc Chămpa với những nhóm tháp được bảo tồn nguyên vẹn, cùng kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú. Khu đền tháp đổ nát được vinh danh di sản Cách đây 25 năm, vào ngày 4/12/1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh...

Đề cử Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô là di sản thiên nhiên liên biên giới

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nậm Nô là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Trước đó, trong khuôn khổ hội đàm đánh giá tình hình hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muồn thời...

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ kết nối dòng chảy lịch sử cùng hơi thở hiện đại, thu hút sự chú ý của công chúng yêu...

Nhà- Hầm D67: Căn Hầm Lịch Sử Trong Công Cuộc Kháng Chiến Chống Mỹ Cứu Nước

Nằm giữa lòng khu di tích Hoàng thành Thăng Long, công trình mang tên nhà D67 không chỉ là một di tích lịch sử bình dị mà còn là biểu tượng sống động của tinh thần kiên cường, bất khuất trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Gắn liền với những thời khắc lịch sử trọng đại, nơi đây chứng kiến nhiều quyết sách chiến lược được vạch ra, quyết định vận mệnh của cả dân tộc...

Chi 24 tỉ trùng tu ngôi đình cổ gần 300 tuổi bên bờ sông Lam

VHO - Đình Hoành Sơn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là di tích kiến trúc nghệ thuật đầu tiên của tỉnh Nghệ An được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Sau gần 300 năm tồn tại, Đình đã bắt đầu xuống cấp, hư hỏng một số hạng mục, UBND tỉnh Nghệ An cho phép trùng tu, tôn tạo với dự án có tổng mức đầu tư 24 tỉ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công...

Cùng chuyên mục

Xây dựng Đô thị di sản mang linh hồn ‘Văn hóa Tràng An’: Lan tỏa các giá trị cốt lõi

Thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TU năm 2023 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành việc hợp nhất thành phố Ninh Bình với huyện Hoa Lư trở thành thành phố Hoa Lư và xây dựng đô thị loại I với đặc trưng "Đô thị di sản thiên niên kỷ". Việc xây dựng và phát triển Đô thị di sản xác...

Ứng xử với di sản trong kỷ nguyên mới: Bảo tồn dựa trên nền tảng văn hóa

Quá trình bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong giai đoạn mới đang đặt ra yêu cầu phải gìn giữ bản sắc văn hóa để góp phần phát triển bền vững đất nước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. ZaloFacebookTwitterBản inCopy link Mặc dù đã tốn khá nhiều tiền của và công sức cho khai quật, nghiên cứu khảo cổ học nhưng rồi “tư duy nhiệm kỳ,” “ý chí đương đại” đã che lấp hoặc...

Đề cử Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Hin Nậm Nô là di sản thiên nhiên liên biên giới

Thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muồn (Lào) đã xây dựng hồ sơ trình UNESCO, đề cử Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nậm Nô là Di sản thiên nhiên thế giới liên biên giới. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng Trước đó, trong khuôn khổ hội đàm đánh giá tình hình hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muồn thời...

Ứng Dụng Thực Tế Ảo Và Trí Tuệ Nhân Tạo: Bắc Ninh Đưa Văn Miếu Vào Triển Lãm Hiện Đại

Trong không gian đậm chất văn hóa của Văn Miếu Bắc Ninh, triển lãm "Văn Miếu-Quốc Tử Giám với truyền thống giáo dục khoa bảng tỉnh Bắc Ninh" đang mở ra một cánh cửa mới, nơi truyền thống và công nghệ gặp gỡ để tạo nên trải nghiệm độc đáo. Sự kiện kéo dài đến hết ngày 31/12, sẽ kết nối dòng chảy lịch sử cùng hơi thở hiện đại, thu hút sự chú ý của công chúng yêu...

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao vương triều Hồ

Sáng 24/3, tại Đàn tế Nam Giao vương triều Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đã phối hợp tổ chức lễ giỗ lần thứ 602 của Thánh Nguyên Hoàng đế - Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024). Trong không khí trang nghiêm và linh thiêng, con cháu họ Hồ cả nước, người dân,...

Mới nhất

Hành trình dài đầy thử thách của Metro số 1 TPHCM

(Dân trí) - Sau gần 2 thập kỷ, tuyến Metro số 1 của TPHCM chính thức được đưa vào khai thác, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển giao thông và đô thị của thành phố. Dantri.com.vn Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/hanh-trinh-dai-day-thu-thach-cua-metro-so-1-tphcm-20241219131439832.htm

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoa tam giác mạch, dã quỳ vàng nở rộ giữa lòng Thủ đô

TPO - Không cần lên Ba Vì hay Hà Giang xa xôi, ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội có một vườn hoa dã quỳ và hoa tam giác mạch đang vào mùa nở rộ, thu hút nhiều bạn trẻ và du khách đến thưởng ngoạn. 21/12/2024 | 06:30 ...

13 ngân hàng trả lãi suất huy động trên 6%/năm, gửi ở đâu lợi nhất?

Ngày càng có nhiều ngân hàng trả lãi suất tiền gửi tiết kiệm trên 6%/năm sau làn sóng tăng lãi suất huy động vừa mới đây. Thống kê của VietNamNet từ bảng lãi suất huy động niêm yết công khai tại các ngân hàng, hiện có tới 13 ngân hàng đẩy lãi suất tiền gửi lên mức 6%/năm trở lên. Trong...

Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt Nam phát triển các nền tảng tùy chỉnh hỗ trợ SMEs xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á; hợp tác với hai đối tác hoạt động về đào tạo để thành lập Phòng thí nghiệm logistics. Việt Nam SuperPort TM hợp tác với Bưu điện Việt...

6 loại đồ uống giải độc làm sạch phổi hiệu quả

Nước chanh ấm, trà gừng mật ong, trà xanh hay giấm táo... hỗ trợ loại bỏ các độc tố, làm sạch phổi giữa bối cảnh ô nhiễm môi trường.

Mới nhất