Trang chủKinh tếNông nghiệpTín dụng chính sách (Bài 1)

Tín dụng chính sách (Bài 1)


Tỉnh Trà Vinh được tái lập vào tháng 5/1992 với xuất phát điểm rất thấp, tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer cao (gần 32% dân số), là một trong những tỉnh nghèo nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, với 40% hộ nghèo, gần 20% hộ đói. Qua 32 năm thực thi đồng bộ nhiều giải pháp, sự quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền địa phương, cùng sự nỗ lực vươn lên của người dân, đến nay tỉnh Trà Vinh cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của các chương trình tín dụng chính sách- những chiếc “đòn bẩy” giúp nhiều hộ dân ở Trà Vinh thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.

Hơn 20 năm dòng vốn tín dụng chính sách được “khơi thông” đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tỉnh Trà Vinh có gần 226.000 lượt hộ nghèo được được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi này để cải thiện cuộc sống, góp phần giúp trên 142.000 hộ thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Tín dụng chính sách được ví như những chiếc đòn bẩy, tạo đà để người nghèo nỗ lực khẳng định bản thân, vượt qua nghịch cảnh, hăng hái lao động sản xuất để cải thiện thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.

Trao “cần câu” cho hộ nghèo

Gia đình ông Nguyễn Quốc Toàn, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành thoát nghèo cuối năm 2022 nhờ sự trợ lực từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Ông chia sẻ, 15 năm trước, tuy vợ chồng ông đều trong độ tuổi lao động nhưng do không có đất sản xuất, thêm đứa con gái đầu bị tai nạn sức khỏe rất yếu. Vì vậy, tiền làm thuê của vợ chồng ông vừa phải trang trải mọi chi tiêu, sinh hoạt, vừa phải lo chữa bệnh cho con nên gia đình thường xuyên rơi vào cảnh “thiếu trước, hụt sau”, cái nghèo đeo đẳng mãi. Vợ chồng và 2 con nhiều năm liền sống trong ngôi nhà tre lá xiêu vẹo, dột nát mà không có tiền để sửa chữa.

May mắn bắt đầu đến khi năm 2010, gia đình ông được nhà nước hỗ trợ 8,4 triệu đồng và được ngân hàng chính sách xã hội cho vay 8 triệu đồng để xây dựng nhà ở đảm bảo “3 cứng” theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Có được căn nhà che che nắng, che mưa, gia đình vui mừng khôn xiết, có thêm động lực để lao động, sản xuất.

Năm 2018, gia đình ông tiếp tục được Ngân hàng chính sách cho vay 40 triệu đồng theo diện hộ nghèo để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện thu nhập. Số tiền này gia đình ông mua 2 con bò sinh sản, làm chuồng trại và trồng cỏ nuôi bò. Sau 14 tháng, bò mẹ sinh 2 bò nghé và cứ tăng đàn dần. Gia đình ông chọn một số bò thịt bán để trang trải chi phí sinh hoạt, và nuôi các con ăn học. Bên cạnh đó, ông Toàn còn mày mò học nghề sửa chữa máy phun thuốc bảo vệ thực vật cho bà con trong ấp nên đến cuối năm 2022, khi có nguồn thu nhập ổn định, gia đình ông được chính quyền địa phương xóa tên khỏi danh sách hộ nghèo.

Gia đình ông Nguyễn Quốc Toàn, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành thoát nghèo nhờ được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách
Gia đình ông Nguyễn Quốc Toàn, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành thoát nghèo nhờ được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách

Đầu năm 2023, ông Toàn tiếp tục được tạo điều kiện vay vốn 80 triệu đồng từ chương trình cho vay đối với hộ mới thoát nghèo để mua thêm bò sinh sản, mua sắm thiết bị phục vụ sửa chữa máy móc. Đến nay, đàn bò của gia đình ông phát triển được 8 con. Bình quân mỗi năm, ông xuất bán 5 con nghé (khoảng 10 triệu đồng/con), cùng số tiền bán phân bò, sửa chữa máy phun thuốc, nên thu nhập được cải thiện đáng kể. Hiện gia đình ông đã thoát diện cận nghèo và có chút “của ăn, của để”.

Có nguồn thu nhập chủ yếu từ trồng lúa, rau màu và chăn nuôi nhưng do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, dịch bệnh xảy ra thường xuyên nên thu nhập gia đình ông Kim Thắng, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải rất bấp bênh. Vì vậy, năm 2011, khi người con đầu trúng tuyển vào đại học, ông vừa mừng vừa lo. May mắn, gia đình ông được Hội Nông dân xã Ngũ Lạc triển khai chính sách vay vốn chương trình học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ Ngân hàng Chính sách xã hội nên ông mạnh dạn tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn của ấp. Đến năm 2015, người con thứ 2 trúng tuyển đại học ông lại tiếp tục vay vốn chương trình này. Năm 2019, một người con của ông được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Duyên Hải để đi làm việc ở nước ngoài. Tính đến nay, tổng số tiền gia đình ông Kim Thắng được vay vốn ưu đãi từ các chương trình này là 241 triệu đồng; hàng tháng ông đều tích lũy tiền một phần tiền để trả nợ Ngân hàng đúng hạn.

Ông Kim Thắng chia sẻ: “Nhờ các chương trình cho vay này mà con cái tôi được học hành đến nơi, đến chốn. Gia đình tôi có vốn làm ăn, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Hiện tại, đứa con lớn của tôi đang làm việc nhà nước với mức thu nhập ổn định; còn đứa con thứ 2 đang làm việc tại Nhật Bản, mỗi tháng có thể tích lũy được khoảng 30 triệu đồng. Tôi mong muốn các ngành, các cấp tiếp tục tạo điều kiện để ngày càng có nhiều người dân được tiếp cận các chính sách vay vốn tín dụng này”.

Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

Ông Lê Hoàng Phi, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Trà Vinh cho biết, ban đầu khi mới thành lập vào năm 2003, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Trà Vinh nhận bàn giao dư nợ hơn 55 tỷ đồng từ chương trình cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Phục vụ Người nghèo, đến năm 2004 tiếp tục nhận bàn giao thêm 2 chương trình tín dụng chính sách, nâng tổng dư nợ lên trên 122,6 tỷ. Từ 3 chương trình tín dụng này, đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh đã mở rộng lên 17 chương trình tín dụng chính sách, “khơi thông” dòng vốn ưu đãi đến 100% ấp, khóm trong tỉnh, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với đồng vốn tín dụng chính sách thuận lợi, kịp thời.

Tùy vào nhu cầu và điều kiện cụ thể, người dân được hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn vay phù hợp, như các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường…

Bên cạnh đó, thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách giúp tạo việc làm cho trên 100.000 lao động; gần 35.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo trên 111.300 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng mới nhà ở cho trên 36.000 hộ nghèo…

Nhờ vậy, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 1,19%, thu nhập bình quân đầu người đạt 81,75 triệu đồng/người/năm, tăng gần 112 lần so với khi mới tái lập tỉnh.

Theo Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Trà Vinh Kim Ngọc Thái, nguồn vốn tín dụng chính sách góp phần thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ Đảng và Nhà nước đề ra về công tác giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển kinh tế- xã hội địa phương; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân dân tộc thiểu số ở Trà Vinh. Chính sách đã khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người dân; đồng thời giúp địa phương ngăn chặn, đẩy lùi sự tác động tiêu cực của “tín dụng đen”; góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, tăng cường và củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.

Đặc biệt, để phát huy vai trò và nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội, thực hiện chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư ban hành về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền ở Trà Vinh xác định hoạt động tín dụng chính sách là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, luôn được lồng ghép với các chương trình mục tiêu quốc gia và kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội tại địa phương, gắn với các nghị quyết đại hội.

Cả hệ thống chính trị tỉnh Trà Vinh cùng vào cuộc với Ngân hàng chính sách xã hội trong công tác cho vay, quản lý việc sử dụng nguồn vốn tín dụng. Với sự chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự tham gia quản lý nguồn vốn ủy thác của các tổ chức chính trị- xã hội đã góp phần giúp người dân thực hiện hiệu quả nguồn vốn vay.

Hàng năm, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác cùng chính quyền địa phương, ngành chức năng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn lồng ghép chương trình tín dụng chính sách với các chương trình khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng mô hình sản xuất, kinh doanh phát huy tiềm năng, thế mạnh, gắn với thương hiệu sản phẩm OCOP, hỗ trợ nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi đạt hiệu quả cao./.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tin-dung-chinh-sach-bai-1-158894.html

Cùng chủ đề

Những đảng viên tiên phong ở Sơn Dương

Phát huy tinh thần tiên phong “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, những năm qua, trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã xuất hiện nhiều tấm gương đảng viên tiêu biểu, lan toả tinh thần dám nghĩ, dám làm để đồng bào noi gương, tích cực sản xuất tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Trong 2 ngày 19 và 20/12, Phòng Dân...

Tín dụng chính sách (Bài 2)

Mười năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách tín dụng hợp lòng dân đã tạo động lực thúc đẩy người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua nghịch cảnh; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng...

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống. Cần đa dạng hóa tín dụng nông thôn Chiếm lĩnh thị trường tín dụng nông thôn, đẩy lùi tín dụng đen Theo...

Trồng dứa – hướng đi mới giúp thoát nghèo ở miền núi

Từ việc trồng thử nghiệm dứa Cayen mang lại hiệu quả cao, huyện Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh) đặt mục tiêu trồng 2.000ha đất đồi, núi. Loại cây này sẽ thay thế diện tích trồng keo, hoa màu kém hiệu quả. Hướng đi mới hứa hẹn giúp nông dân thoát nghèo bền vững. ...

Sử dụng hiệu quả vốn tín dụng ưu đãi trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương

Thị xã Hồng Lĩnh nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, có 6 đơn vị hành chính, bao gồm: Phường Bắc Hồng, phường Nam Hồng, phường Đậu Liêu, phường Đức Thuận, phường Trung Lương và xã Thuận Lộc, với tổng diện tích 5.897,3 ha, dân số trung bình năm 2023 là 40.412 người; mật độ dân số trung bình là 685 người/km2. Hiệu quả nguồn vốn tín dụng ưu đãi ở Quế Phong...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. Vinhomes ra mắt đô thị cửa khẩu đầu tiên tại Móng Cái Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan Về ranh giới quy hoạch, Quyết định nêu rõ: Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc địa giới hành...

Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, những bước tiến quan trọng

Việt Nam đứng trước những thách thức lớn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Để giải quyết bài toán này, Diễn đàn "Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" vừa diễn ra, thu hút đông đảo chuyên gia, nhà quản lý và doanh nghiệp tham gia thảo luận sôi nổi về tương lai năng...

Tín dụng chính sách (Bài 2)

Mười năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách tín dụng hợp lòng dân đã tạo động lực thúc đẩy người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua nghịch cảnh; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng...

Nâng cao hiệu quả phát triển tài chính xanh

Học viện Ngân hàng tổ chức Hội thảo “Tài chính xanh - giải pháp thúc đẩy nhằm hướng đến phát triển bền vững ở việt nam”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ hợp tác chiến lược giữa Học viện Ngân hàng và Quỹ hợp tác quốc tế các Ngân hàng tiết kiệm Đức (DSIK). PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng phát biểu...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 19/12

Tỷ giá trung tâm tăng 26 đồng, chỉ số VN-Index giảm 11,33 điểm hay giá xăng dầu đồng loạt tăng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 19/12. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/12 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 18/12 Điểm lại thông...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Cùng chuyên mục

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Cụ thể, tại Quyết định số 1611/QĐ-TTg, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Tại Quyết định số 1612/QĐ-TTg, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Tại Quyết định số 1613/QĐ-TTg, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. UBND 3 tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Dân đua nhau trồng hoa, dựng “ngôi nhà xanh, nhà pin”… thành “đặc sản” nông thôn mới ở Thủ đô

Sau 5 năm triển khai cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thông minh”, đến nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo như "“sức sống từ nhựa tái chế”, "ngôi nhà xanh, ngôi nhà...

Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, bền vững

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có ít nhất 43/60 xã đạt chuẩn NTM; 12 xã đạt...

UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo 3 huyện phải giám sát chặt khu vực đã công bố tình huống khẩn cấp

Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo 3 huyện Sơn Hà, Trà Bồng và Bình Sơn, cần theo dõi kĩ, giám sát chặt 3 khu vực đã công bố tình huống khẩn cấp,...

Xuất khẩu nông sản 2025, chú trọng tăng cường “sức khỏe” của ngành hàng chủ lực của Việt Nam

"Trong năm 2025, chúng ta không nên quá kì vọng vào sự tăng trưởng của ngành trái cây nói riêng và nông sản nói chung, mà nên chú trọng tăng cường "sức khoẻ" của ngành; tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững, nâng cao chất lượng hơn nữa nhằm...

Mới nhất

Đoàn Bộ Nông – Lâm

Từ ngày 02 - 07/12, đoàn công...

Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam chào xã giao Tư lệnh bờ Tây Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ

(Bqp.vn) - Tiếp tục các hoạt động thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ, sáng 19/12, tại thành phố Kochi (bang Kerala, Ấn Độ), Đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Nguyễn Minh Khánh, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3...

“Robot kiến” hứa hẹn thành công cụ y khoa đột phá

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Hanyang (Hàn Quốc) vừa cho ra mắt loại robot siêu nhỏ với kích thước tính bằng micromet và có thể phối...

Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”

(Bqp.vn) - Sáng 19/12, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam phối hợp với Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia (1400) và Nền tảng thiện nguyện của Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ phát động Chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn” - Tết vì nạn nhân...

Tin tức sáng 21-12: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã

Một số tin tức đáng chú ý: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã và nhiều tổ chức, đơn vị; Điều chỉnh giao thông trung tâm TP.HCM, tạm ngưng đào đường Tết dương...

Mới nhất

Đoàn Bộ Nông – Lâm