Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrường đại học 'đua' đạt chuẩn tiến sĩ

Trường đại học ‘đua’ đạt chuẩn tiến sĩ

Đưa ra chính sách thu hút tiến sĩ, buộc giảng viên làm nghiên cứu sinh, hỗ trợ giảng viên học lên cao… là các giải pháp mà nhiều trường đại học đưa ra để đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học.

Trường đại học 'đua' đạt chuẩn tiến sĩ - Ảnh 1.

Sinh viên Trường đại học Tài chính – Marketing. Hiện tỉ lệ giảng viên tiến sĩ của trường mới chỉ đạt 32%, dự kiến tăng lên 68% vào năm 2027 – Ảnh: N.T.

Thông tư 01/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn cơ sở giáo dục đại học có hiệu lực từ tháng 3-2024.

Theo thông tư này, đối với cơ sở giáo dục đại học không đào tạo tiến sĩ, tỉ lệ giảng viên toàn thời gian có trình độ tiến sĩ không thấp hơn 20% và từ năm 2030 không thấp hơn 30%; đối với cơ sở giáo dục đại học có đào tạo tiến sĩ: không thấp hơn 40% và từ năm 2030 không thấp hơn 50%.

Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu công bố kết quả thực hiện chuẩn cơ sở giáo dục đại học của các trường trước ngày 30-6 hằng năm, bắt đầu từ năm 2025.

Chính sách thu hút

Theo thống kê từ hệ thống HEMIS của Bộ Giáo dục và Đào tạo do các cơ sở đào tạo kê khai, số lượng giảng viên toàn thời gian năm 2024 của cả nước là 91.297 người. Trong đó, giảng viên có học hàm học vị GS.TS 743 người, PGS.TS 5.629 người, tiến sĩ 23.776 người, thạc sĩ 53.412 người, đại học hơn 6.000 người…

Như vậy tổng giảng viên đại học có trình độ tiến sĩ là hơn 30.000 người, chiếm 33% tổng số giảng viên.

Trung bình cả nước như vậy nhưng tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ ở các trường đại học có khoảng cách rất lớn. Nhiều trường đại học lớn có lịch sử lâu đời, tỉ lệ này lên đến 60-70%. Trong khi đó, những trường đại học mới chỉ có tỉ lệ giảng viên tiến sĩ từ 20% đến trên 30%…

Ông Phạm Tiến Đạt, hiệu trưởng Trường đại học Tài chính – Marketing, cho biết hiện nay tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của trường khoảng 32%, tăng mạnh so với mức 22% của năm 2021.

“Tuy nhiên trường khó có thể đạt chuẩn 40% giảng viên có trình độ tiến sĩ vào năm 2025. Hiện 210 giảng viên của trường đang làm nghiên cứu sinh và dự kiến đến năm 2027 mới hoàn thành. Vài năm qua trường chỉ thu hút được 6 tiến sĩ do chính sách của các trường cũng tương tự nhau” – ông Đạt nói.

Tương tự, ông Nguyễn Quốc Anh, phó hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ TP.HCM, cho hay trường khó đạt chuẩn về tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ trong lần đầu tiên công bố. Hiện nay mới chỉ có khoảng 25% giảng viên của trường có trình độ tiến sĩ.

“Trường phấn đấu đạt mức 30% trong lần công bố đầu tiên. Bên cạnh các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy giảng viên trẻ học tiến sĩ, trường cũng tăng cường tuyển dụng tiến sĩ, nhất là những người học từ nước ngoài về.

Bên cạnh các chính sách thu hút, trường xác định vấn đề quan trọng để thu hút giảng viên trình độ tiến sĩ là môi trường làm việc, chính sách đãi ngộ phù hợp” – ông Quốc Anh nói thêm.

Trong khi đó, nhiều trường đại học hiện chưa đạt chuẩn tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ nhưng dự kiến sẽ đạt trong năm 2025. Ông Nguyễn Xuân Hoàn, hiệu trưởng Trường đại học Công Thương TP.HCM, cho biết hiện khoảng 39% giảng viên của trường có trình độ tiến sĩ. Dự kiến cuối năm 2024 tỉ lệ giảng viên tiến sĩ sẽ vượt 40%.

“Chính sách thu hút giảng viên trình độ tiến sĩ về trường tương đối hiệu quả. Hai năm qua có hơn 20 tiến sĩ về trường làm việc. 1/3 trong số này tốt nghiệp từ nước ngoài.

Ngoài ra, trường cũng có chính sách hỗ trợ và chế tài đối với giảng viên của trường làm nghiên cứu sinh. Điều này đã gia tăng số lượng giảng viên cơ hữu của trường làm tiến sĩ” – ông Hoàn nói về chính sách gia tăng tiến sĩ của trường.

Tại Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, ông Phan Hồng Hải – hiệu trưởng nhà trường – cho biết tuần rồi trường vừa tuyển dụng 15 tiến sĩ. Tùy theo ngành và vị trí làm việc, mỗi tiến sĩ được hỗ trợ 100 – 200 triệu đồng. Hiện tỉ lệ giảng viên tiến sĩ của trường khoảng 40%.

“Việc thu hút tiến sĩ bên ngoài, nhất là người học ở nước ngoài về giúp rút ngắn thời gian, đáp ứng chuẩn cũng như mục tiêu chất lượng của trường” – ông Hải nói.

Trường đại học 'đua' đạt chuẩn tiến sĩ - Ảnh 2.

Trường đại học Công Thương TP.HCM dự kiến cuối năm 2024 tỉ lệ giảng viên có học vị tiến sĩ của trường sẽ vượt 40% – Ảnh: HUIT

Chú trọng nội lực

Hiện nay hầu như đa số các trường đều có chính sách người có học hàm, học vị về trường làm việc. Tuy nhiên hiệu quả của chính sách này chưa hẳn hiệu quả với tất cả các trường. Đó là chưa kể người đến vì thu hút cũng có thể đi vì chính sách của trường đại học khác tốt hơn.

Thậm chí ông Nguyễn Tuấn Khanh, bí thư Đảng ủy Trường đại học Kiên Giang, lo lắng: trường hỗ trợ chi phí và đảm bảo chính sách cho giảng viên của trường khi làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước nhưng nguy cơ mất người rất lớn khi hiện nay các trường đại học đều đang có chính sách thu hút tiến sĩ.

“Trường sắp tự chủ, quy mô đào tạo chưa lớn. Trước chính sách thu hút hấp dẫn của nhiều đại học khác, trường thực sự lo lắng về nguy cơ mất người” – ông Khanh thẳng thắn nói.

Nói về chiến lược phát triển đội ngũ khi tỉ lệ giảng viên tiến sĩ mới gần 20%, ông Khanh cho biết phần lớn các trường đưa người của trường làm nghiên cứu sinh trong và ngoài nước. Trường tài trợ toàn bộ học phí trong thời gian học đúng hạn, đảm bảo các phúc lợi như làm việc tại trường.

“Theo quy định, người đi học nước ngoài được hưởng 60% lương nhưng trường trích quỹ sự nghiệp bù 40% còn lại để người đi học được hưởng 100% lương.

Chúng tôi xem đi học là nhiệm vụ và đó cũng là một cách đóng góp cho trường. Khi học xong về trường sẽ nhận được một khoản hỗ trợ. Hiện có 38 người của trường đang làm nghiên cứu sinh. Đây là nguồn bổ sung chính của trường chứ không phải thu hút” – ông Khanh nói.

Từ thực tế chính sách thu hút tiến sĩ về trường, ông Phạm Tiến Đạt đánh giá chính sách thu hút tiến sĩ không hiệu quả bằng phát triển nội lực của đội ngũ giảng viên. 

Theo ông Đạt, hiện có hơn 200 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh. Dự kiến cuối năm 2027 phần lớn giảng viên sẽ tốt nghiệp tiến sĩ. Khi đó tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của trường sẽ đạt khoảng 68%.

“Chúng tôi có chính sách thu hút tiến sĩ từ nước ngoài về trường nhưng thủ tục hành chính khá phức tạp và mất thời gian.

Chỉ riêng khoản này trường công đã khó cạnh tranh với trường tư. Đó là chưa kể người đến với trường vì chính sách thu hút chứ không phải vì mục tiêu gắn bó lâu dài cũng sẽ dễ dàng đi nơi khác nếu chính sách tốt hơn.

Do đó trường xác định phát triển đội ngũ giảng viên tại chỗ là quan trọng và bền vững. Trường đưa ra các chính sách hỗ trợ học phí, công tác phí, hỗ trợ sau khi tốt nghiệp tiến sĩ để khuyến khích giảng viên làm tiến sĩ” – ông Đạt nói thêm.

Khuyến khích giảng viên trẻ

Ông Phan Hồng Hải cho biết trường khuyến khích giảng viên trẻ làm nghiên cứu sinh với các chính sách hỗ trợ đi kèm. Hiện có khoảng 200 giảng viên của Trường đại học Công nghiệp TP.HCM đang làm nghiên cứu sinh.

Giảng viên đi học được hưởng 100% lương, giảm 50% giờ dạy, trường đóng học phí. Khi học xong về trường mỗi tháng sẽ được hỗ trợ thêm 8 triệu đồng với điều kiện mỗi năm phải công bố một bài báo khoa học trên tạp chí khoa học uy tín.

“Chúng tôi khuyến khích giảng viên làm tiến sĩ và có các hỗ trợ cần thiết. Tuy nhiên làm ở trường nào do hiệu trưởng xem xét có đúng ngành, trường có chất lượng hay không chứ không phải trường nào cũng được” – ông Hải cho biết thêm.

Khó đạt

Theo nhiều trường đại học, việc đưa ra chuẩn tỉ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ cần thiết để các trường có giải pháp nâng cao trình độ giảng viên, chất lượng giảng dạy và nghiên cứu. Tuy nhiên, hệ số tham chiếu và thời gian thực hiện gấp gáp khiến nhiều trường khó đạt được.

Phó hiệu trưởng một trường đại học ngoài công lập tại TP.HCM đánh giá tỉ lệ 40% dường như được tham chiếu từ các trường đại học lớn, lâu đời. Trường đại học tư thục và trường tỉnh khó đạt được chuẩn này trong thời gian ngắn.

Trong khi đó, ông Trịnh Hữu Chung, phó hiệu trưởng Trường đại học Gia Định, cho biết hiện trường chưa đào tạo tiến sĩ và đạt chuẩn tỉ lệ giảng viên tiến sĩ. Tuy nhiên, mục tiêu phát triển của trường là đào tạo tiến sĩ.

Để làm được việc này, trường phải đạt chuẩn giảng viên tiến sĩ 40%. Ông Chung cho biết đây là chuẩn trường khó đạt trong tương lai gần.



Nguồn: https://tuoitre.vn/truong-dai-hoc-dua-dat-chuan-tien-si-20241220223321014.htm

Cùng chủ đề

Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tiếp Phó Tổng Tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga

(Bqp.vn) - Chiều 20/12, tại Hà Nội, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã tiếp Phó Đô đốc Aleksandr Peshkov, Phó Tổng Tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang Liên bang Nga.Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn tiếp Phó Đô đốc Aleksandr Peshkov.Tại buổi tiếp, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn chào mừng Phó Đô đốc Aleksandr Peshkov sang thăm và tham dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân...

Tỉnh nào trồng nhiều cao su nhất cả nước?

Đây là tỉnh trồng nhiều cao su nhất nước ta hiện nay với diện tích khoảng hơn 244.000ha. ...

Ukraine tiếp tục dùng vũ khí Mỹ tấn công tầm xa, Nga trả đũa

Bộ Quốc phòng Nga ngày 20.12 tuyên bố đã tiến hành cuộc đáp trả đối với việc Ukraine sử dụng tên lửa do Mỹ và Anh cung cấp tấn công lãnh thổ Nga mới đây. ...

Bác sĩ chỉ ra các thời điểm uống nước tốt nhất cho thận trong ngày

Thận là cơ quan quan trọng có nhiệm vụ lọc máu, loại bỏ chất thải và duy trì cân bằng điện giải. Để thận hoạt động tốt, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý, việc uống nước đúng cách và đúng thời điểm...

Ngoại giao kinh tế mang lại nhiều kết quả thực chất

Ngoại giao kinh tế trở thành trọng tâm, mang lại nhiều kết quả thực chất trong năm 2024, song dư địa phát triển còn nhiều, cần có bước đột phá ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tin tức sáng 21-12: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã

Một số tin tức đáng chú ý: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã và nhiều tổ chức, đơn vị; Điều chỉnh giao thông trung tâm TP.HCM, tạm ngưng đào đường Tết dương lịch 2025... ...

Tổ hợp tên lửa do Việt Nam sản xuất trưng bày tại triển lãm quốc phòng mạnh cỡ nào?

Một trong những khí tài quân sự hiện đại do chính Việt Nam nghiên cứu và sản xuất được trưng bày khu vực ngoài trời Triển lãm quốc phòng quốc tế chính là tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn. ...

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Chi phí tăng, nông dân miền Tây trồng hoa Tết lo lắng

Hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, nhiều nhà vườn ở tỉnh Kiên Giang, An Giang đang tất bật chăm sóc hoa Tết chuẩn bị một vụ hoa xuân rực rỡ, nhưng cùng với đó cũng là những nỗi lo. ...

Cơn sốt Baby Three, Labubu ‘đổ bộ’ đến triển lãm quốc tế đồ chơi trẻ em và quà tặng

Dù là triển lãm quốc tế để kết nối doanh nghiệp, xúc tiến thị trường nhưng sức hấp dẫn của các thương hiệu đồ chơi Trung Quốc khiến triển lãm thành nơi 'check-in', đổ bộ của Baby Three, Labubu. Cơn sốt săn đồ chơi...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Tỉnh nào trồng nhiều cao su nhất cả nước?

Đây là tỉnh trồng nhiều cao su nhất nước ta hiện nay với diện tích khoảng hơn 244.000ha. ...

Người trẻ “kiệt sức” vì vỏ bọc hoàn hảo

Ngày nay, việc nhiều người trẻ đang nỗ lực xây dựng cho mình một "vỏ bọc hoàn hảo" khá phổ biến. Họ "biến" mình thành người thành công, hạnh phúc và được ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sống trong...

Từ năm 2025, điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học

(ĐCSVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) điều chỉnh giảm quy định diện tích bình quân tối thiểu cho một học sinh ở khu vực đô thị loại III trở lên, chỉ còn 6-8m2 (tùy từng cấp học), thay vì 8-10m2 như quy định hiện hành. Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật...

Cần lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy học vị

Theo GS Vũ Hà Văn, đóng góp lớn nhất hiện nay của Quỹ Đổi mới sáng tạo VINGROUP không chỉ là tài trợ hơn 900 tỉ đồng cho khoa học Việt Nam mà lan tỏa nhận thức làm tiến sĩ không chỉ lấy...

Đánh giá kết quả triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018

(ĐCSVN) - Nhiều chuyên gia giáo dục ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà ngành giáo dục đã đạt được trong triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018; đồng thời đề nghị cần tiếp tục công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, nhất là phụ huynh và học sinh để hiểu rõ về tính ưu việt, vượt trội, sự cần thiết thực hiện Chương trình. Ngày 20/12, Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ...

Mới nhất

Tin tức sáng 21-12: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã

Một số tin tức đáng chú ý: Vốn ngoại đổ mạnh vào bất động sản Việt Nam; Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã và nhiều tổ chức, đơn vị; Điều chỉnh giao thông trung tâm TP.HCM, tạm ngưng đào đường Tết dương...

Tăng số ca bệnh nhân bị đột quỵ do thời tiết lạnh

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thời gian gần đây liên tiếp tiếp nhận các bệnh nhân bị đột quỵ. So với năm...

Tổ hợp tên lửa do Việt Nam sản xuất trưng bày tại triển lãm quốc phòng mạnh cỡ nào?

Một trong những khí tài quân sự hiện đại do chính Việt Nam nghiên cứu và sản xuất được trưng bày khu vực ngoài trời Triển lãm quốc phòng quốc tế chính là tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn. ...

Phát minh mới giúp giải quyết nỗ lo vi nhựa trong môi trường

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã phát triển thanh công một loại nhựa phân hủy sinh học không chứa vi nhựa, tuy nhiên vẫn đảm bảo độ bền, đồng thời đảm bảo yếu...

Mới nhất

Đoàn Bộ Nông – Lâm