Trang chủKinh tếNông nghiệpTín dụng chính sách (Bài 2)

Tín dụng chính sách (Bài 2)


Mười năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều Nghị quyết, cơ chế chính sách để thực hiện hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn. Sự hỗ trợ kịp thời từ các chính sách tín dụng hợp lòng dân đã tạo động lực thúc đẩy người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua nghịch cảnh; khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của người dân.

Tín dụng chính sách (Bài 1)

Những chiếc “cầu nối” gắn kết ý Đảng, lòng dân

Để chuyển tải vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng, nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện phương thức cho vay ủy thác thông qua 4 tổ chức chính trị – xã hội, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên. Phương thức này giúp các tổ chức chính trị – xã hội lồng ghép chương trình tín dụng với các chương trình khuyến nông, khuyến công, chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất….Từ đó, giúp người dân sử dụng hiệu quả vốn vay.

Hội Nông dân là một trong 4 tổ chức chính trị – xã thực hiện hoạt động uỷ thác. Đến nay, dư nợ các chương trình tín dụng chính sách ủy thác của Hội trên 1.373 tỷ đồng thông qua 841 tổ tiết kiệm và vay vốn, tạo điều kiện cho gần 40.000 thành viên được tiếp cận nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất, giải quyết việc làm.

Để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, các cấp Hội đã phối hợp với đơn vị liên quan, các địa phương tổ chức tập huấn, tư vấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho trên 587.000 lượt hội viên nông dân.

Theo Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh Quảng Thanh Tú, hoạt động ủy thác đã góp phần nâng cao vị thế, vai trò của tổ chức Hội, tạo điều kiện để Hội tập hợp và đoàn kết nông dân, thúc đẩy các phòng trào thi đua ngày càng hiệu quả, nhất là phong trào “ Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Từ nguồn vốn vay ưu đãi, nhiều nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả rất cao so với tập quán canh tác cũ.

Mô hình trồng chanh không hạt xuất khẩu sang Hà Lan của Hợp tác xã Thành Chí, xã Huyền Hội, huyện Càng Long là minh chứng cho việc nông dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách để làm giàu trên mảnh đất quê hương. Thông qua Hội nông dân tỉnh, hợp tác xã có 19 thành viên được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách với tổng số tiền 950 triệu đồng đề đầu tư trồng chanh không hạt.

Nông dân Kim Hoài Phương, xã Huyền Hội, huyện Càng Long được vay vốn 50 triệu đồng từ nguồn tín dụng chính sách thông qua Hội nông dân xã Huyền Hội để đầu tư trồng chanh không hạt
Nông dân Kim Hoài Phương, xã Huyền Hội, huyện Càng Long được vay vốn 50 triệu đồng từ nguồn tín dụng chính sách thông qua Hội nông dân xã Huyền Hội để đầu tư trồng chanh không hạt

Nông dân được hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc cây chanh không hạt đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhờ sự liên kết chặt chẽ trong sản xuất, tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp nên đầu ra của hợp tác xã rất ổn định. Hiện nay, bình quân mỗi ha trồng chanh không hạt, thành viên hợp tác xã đạt lợi nhuận trên 400 triệu đồng/năm, cao hơn từ 7-8 lần so với trồng lúa trên cùng vùng đất.

Phó Chủ tịch thường trực Hội Nông dân tỉnh Trà Vinh Quảng Thanh Tú cho hay, công tác tư vấn, hướng dẫn xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, giúp nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng là một trong những hoạt động trọng tâm được các cấp Hội đưa vào chương trình hoạt động hàng năm. Cuối năm tổ chức tổng kết, bình xét, khen thưởng đối với các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, làm ăn hiệu quả theo từng cấp Hội từ tỉnh đến cơ sở. Thời gian qua, nhiều mô hình sản xuất hiệu quả của nông dân góp phần giúp địa phương hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn, quán triệt chỉ thị 40 của Ban Bí thư, 10 năm qua, tỉnh Trà Vinh đã ban hành nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách nhằm giải quyết việc làm, cải thiện nhà ở, điều kiện sinh hoạt, học tập cho học sinh, sinh viên, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất… Hàng năm tỉnh ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội để bổ sung nguồn vốn vay cho hộ nghèo và đối tượng chính sách. Đến nay, toàn tỉnh đã ủy thác trên 633 tỷ đồng, chiếm 13,32% tổng nguồn vốn của Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh. Nhờ vậy, nguồn vốn tín dụng trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Bệ đỡ” cho khát vọng vươn lên

Qua 10 năm triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh Trà Vinh đã cho vay 407.424 lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách với tổng số tiền trên 8.524 tỷ đồng; trong đó, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 4.547 tỷ đồng, tăng gần 3.000 tỷ đồng và tăng gấp 3 lần so với năm 2014.

Từ năm 2014-2023, tỉnh Trà Vinh đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 10,66% xuống còn 1,19%. Các chương trình tín dụng cũng đã tạo việc làm trên 61.000 lao động; trong đó, gần 3.500 lao động được vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 10.500 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo gần 162.000 công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng trên 10.500 căn nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách; giúp cho 141 hộ vay vốn để tự xây và mua nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ; tạo điều kiện cho 11 doanh nghiệp vay vốn để trả lương ngừng việc cho gần 1.500 lao động…

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm 53.000 hộ nghèo trong 10 năm qua; đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Chỉ thị số 40-CT/TW tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị – xã hội; là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình, kế hoạch của cơ quan, đơn vị. Nguồn vốn tín dụng giúp hiện thực hóa ước mơ “an cư, lạc nghiệp” của hàng chục nghìn hộ nghèo, nhờ được hỗ trợ xây dựng nhà ở kiến cố, khang trang và tạo sinh kế bền vững; kéo giảm tình trạng học sinh, sinh viên bỏ học giữa chừng do gia đình gặp khó khăn về tài chính; nhiều hộ gia đình được vay vốn xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt.

Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh Lê Văn Hẳn khẳng định: tín dụng chính sách xã hội là một trong những “trụ cột” của các chính sách giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Chính sách này đã đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân, góp phần nâng cao mức sống cho người dân Trà Vinh, đưa tỉnh cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, 85/85 xã trong tỉnh đã đạt chuẩn nông thôn mới, 51 xã nông thôn mới nâng cao, 9 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 9/9 huyện, thị xã, thành phố được Thủ tướng công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hai huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể; nhất là vùng đồng bào dân tộc Khmer chuyển biến rõ nét. Ước đến cuối năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh đạt 93,78 triệu đồng/người/năm, cao gấp 3,3 lần so với năm 2014 và gấp 128 lần so với khi mới tái lập tỉnh.

Kết quả này là tiền đề để địa phương thực hiện khát vọng “Xây dựng tỉnh Trà Vinh phồn vinh hạnh phúc, trở thành tỉnh phát triển trong nhóm đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trước năm 2030”.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/tin-dung-chinh-sach-bai-2-158895.html

Cùng chủ đề

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống. Cần đa dạng hóa tín dụng nông thôn Chiếm lĩnh thị trường tín dụng nông thôn, đẩy lùi tín dụng đen Theo...

Góp sức phát triển kinh tế địa phương

Là ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi luôn dành 75-85% tổng dư nợ cho lĩnh vực này. Ông Hà Hoài Nam - Phó giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi cho biết, những năm qua, chương trình cho vay phát triển “tam nông” tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó...

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 3)

Hành trình xóa tín dụng đen, chốt non, hay góp phần phát triển du lịch cộng đồng của NHCSXH cùng chính quyền và người dân đầy sinh động diễn ra trên khắp các buôn làng Đắc Lắc là nét son điểm xuyết vào bức tranh tín dụng chính sách hơn 20 năm qua đặc biệt là từ khi triển khai chỉ thị 40/CT-TW và Kết luận 06/KL-TW. Sự thay đổi từ nhận thức của các cấp ủy đảng,...

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 2)

Krông Jin chỉ là một trong thành quả của sự thống nhất trong nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội đặc biệt từ khi Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW đi vào cuộc sống tại Đắk Lắk. Sự vào cuộc của hệ thống chính trị - xã hội cũng đã tạo ra hệ thống các chính...

Có Đảng cuộc đời ấm no, hạnh phúc (Bài 1)

Krông Jing xã đặc biệt khó khăn của huyện M’Drắk, Đắk Lắk có diện tích tự nhiên 7.477 ha, 12 buôn với dân số khoảng 12.345 người, gồm 15 dân tộc anh em cùng sinh sống (trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 70%). Ở đây, chuyện cũ mà bà con thường kể cho con cháu nghe là cuộc sống trước năm 2005, đầy khó khăn khi đời sống phụ thuộc hoàn toàn vào ruộng rẫy, điều kiện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1618/QĐ-TTg ngày 20/12/2024 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2045. Vinhomes ra mắt đô thị cửa khẩu đầu tiên tại Móng Cái Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh Hữu Nghị Quan Về ranh giới quy hoạch, Quyết định nêu rõ: Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thuộc địa giới hành...

Nâng cao hiệu quả phát triển tài chính xanh

Học viện Ngân hàng tổ chức Hội thảo “Tài chính xanh - giải pháp thúc đẩy nhằm hướng đến phát triển bền vững ở việt nam”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ hợp tác chiến lược giữa Học viện Ngân hàng và Quỹ hợp tác quốc tế các Ngân hàng tiết kiệm Đức (DSIK). PGS.TS Nguyễn Thanh Phương, Phó Giám đốc Học viện Ngân hàng phát biểu...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 19/12

Tỷ giá trung tâm tăng 26 đồng, chỉ số VN-Index giảm 11,33 điểm hay giá xăng dầu đồng loạt tăng... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 19/12. Điểm lại thông tin kinh tế ngày 17/12 Điểm lại thông tin kinh tế ngày 18/12 Điểm lại thông...

Ngành thuế: Chuyển đổi tư duy quản lý sang phục vụ, hỗ trợ

Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 do Tổng cục Thuế tổ chức ngày 19/12. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu tại hội nghị Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết tổng thu ngân sách...

Nhà băng hướng tín dụng về nông thôn

Tại Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII mới đây, Ngân hàng TMCP Phát triển Việt Nam (HDBank) đã giới thiệu và ra mắt dịch vụ HDBank Nông thôn và chính thức triển khai chương trình cho vay nông nghiệp nông thôn với lãi suất 0% (trong thời gian ưu đãi) trên toàn hệ thống. Cần đa dạng hóa tín dụng nông thôn Chiếm lĩnh thị trường tín dụng nông thôn, đẩy lùi tín dụng đen Theo...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Con rùa mẹ khổng lồ tìm đến một hòn đảo của Việt Nam đẻ gần trăm quả trứng rồi quay về biển

Theo thông tin từ Vườn Quốc gia Côn Đảo và Sixsen Côn Đảo, khoảng 7 giờ sáng ngày 14/12/2024, tại bãi Đất Dốc, huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) xuất hiện một con rùa mẹ nặng khoảng 50kg bò lên bãi đẻ được 98 quả trứng, sau đó quay...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

Cùng chuyên mục

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Cụ thể, tại Quyết định số 1611/QĐ-TTg, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Tại Quyết định số 1612/QĐ-TTg, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Tại Quyết định số 1613/QĐ-TTg, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. UBND 3 tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Dân đua nhau trồng hoa, dựng “ngôi nhà xanh, nhà pin”… thành “đặc sản” nông thôn mới ở Thủ đô

Sau 5 năm triển khai cuộc thi “Giữ gìn thôn, tổ dân phố sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, thông minh”, đến nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã xuất hiện nhiều mô hình sáng tạo như "“sức sống từ nhựa tái chế”, "ngôi nhà xanh, ngôi nhà...

Xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, bền vững

Thời gian qua, tỉnh Đắk Nông đang nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025. Với mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ có ít nhất 43/60 xã đạt chuẩn NTM; 12 xã đạt...

UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo 3 huyện phải giám sát chặt khu vực đã công bố tình huống khẩn cấp

Trước tình hình mưa lũ đang diễn biến phức tạp, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo 3 huyện Sơn Hà, Trà Bồng và Bình Sơn, cần theo dõi kĩ, giám sát chặt 3 khu vực đã công bố tình huống khẩn cấp,...

Xuất khẩu nông sản 2025, chú trọng tăng cường “sức khỏe” của ngành hàng chủ lực của Việt Nam

"Trong năm 2025, chúng ta không nên quá kì vọng vào sự tăng trưởng của ngành trái cây nói riêng và nông sản nói chung, mà nên chú trọng tăng cường "sức khoẻ" của ngành; tìm kiếm các giải pháp phát triển bền vững, nâng cao chất lượng hơn nữa nhằm...

Mới nhất

Từ vụ VF8 dừng chạy Xanh SM: Dùng ô tô sang chạy taxi làm giảm giá trị xe?

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng bất ngờ dừng sử dụng dòng xe VinFast VF8 chạy taxi Xanh SM. Nhiều ý kiến tranh luận câu chuyện đưa dòng xe định vị hạng sang vào dịch vụ taxi cao cấp làm ảnh hưởng đến giá trị xe. ...

Nguyên nhân dẫn đến đau tim trong phòng tắm

'Một trong những điều nguy hiểm là người bệnh tim có thể gục ngã bên trong phòng tắm mà người ngoài không...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát Chương trình MTQG 1719 tại huyện Ninh Sơn

Ngày 20/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719) tại UBND huyện Ninh Sơn. Được ủy quyền của Chủ...

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang tiêu thụ quá nhiều muối

Muối giúp cơ thể duy trì cân bằng chất lỏng bên trong và ngoài tế bào, được gọi là cân bằng nội môi...

Phát hiện thêm lợi ích bất ngờ của vài tách cà phê mỗi ngày

Nhiều người mắc chứng rung nhĩ - tình trạng rối loạn nhịp tim, thường tránh cà phê. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới...

Mới nhất