Trong những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) luôn quan tâm đến công tác văn hoá – văn nghệ và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hoá, nhất là ở cơ sở, nhằm phát triển hoạt động bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, đồng thời gắn với phát triển du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân.Sáng ngày 20/12, Hội LHPN tỉnh Kon Tum tổ chức Diễn đàn “Tiếng nói của phụ nữ” năm 2024, nhằm tạo diễn đàn trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của phụ nữ và trẻ em trong tham gia các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo.Ham học hỏi, tận tâm với công việc, hết lòng vì người bệnh và luôn nở nụ cười trên môi… đó là những ấn tượng đầu tiên khi có dịp tiếp xúc với bác sĩ trẻ Đinh Vĩ Đông, 36 tuổi, dân tộc Ba Na hiện đang công tác tại Khoa Ngoại – Liên chuyên khoa thuộc Trung tâm Y tế huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định).Mới đây làng nghề dệt Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân ( Phú Yên) được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống, mở ra cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân trong việc duy trì, quảng bá nghề truyền thống của đồng bào Ba Na gắn với phát triển du lịch.Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: Gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại nhạc cụ như: Đàn Chiêng griêng (Ting ning), đàn Tơ rưng, Đinh pú, trống, sáo. Đặc biệt, Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu.Nhiều năm qua, người dân khu vực các huyện biên giới tỉnh Thanh Hóa luôn xem vầu là loại cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và cho thu nhập cao hơn so với các loại cây khác. Chính vì vậy ngành Lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mở rộng diện tích và đầu tư phục tráng rừng vầu, vận động người dân trồng cây vầu. Nhờ triển khai hiệu quả các giải pháp, cùng chính sách hỗ trợ, nên diện tích rừng vầu trồng thâm canh trên địa bàn tăng nhanh, góp phần xóa đói giảm nghèo.Cơ chế điều trị viêm xoang theo Đông y là xác định rõ căn nguyên gây bệnh và tác động sâu vào kinh can giúp loại bỏ từ từ các triệu chứng viêm xoang đến khi biến mất hoàn toàn. Vì vậy, từ xa xưa, đây là biện pháp chữa viêm xoang được đánh giá cao vì mang đến hiệu quả điều trị lâu dài.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 19/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Xây dựng Khu di tích Plei Ơi thành sản phẩm du lịch đặc thù. Lúa ngô dệt mùa no ấm. Du lịch nông thôn ở huyện Ðạ Huoai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) luôn quan tâm đến công tác văn hoá – văn nghệ và đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các thiết chế văn hoá, nhất là ở cơ sở, nhằm phát triển hoạt động bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống, đồng thời gắn với phát triển du lịch, tạo sinh kế bền vững cho người dân.Phát huy tinh thần tiên phong “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, những năm qua, trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã xuất hiện nhiều tấm gương đảng viên tiêu biểu, lan toả tinh thần dám nghĩ, dám làm để đồng bào noi gương, tích cực sản xuất tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.Vừa qua, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 tại Vườn Quốc gia Phước Bình thuộc địa bàn xã Phước Bình, huyện Bác Ái. Cùng dự buổi làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Vườn Quốc gia Phước Bình.Các triệu chứng ban đầu của viêm phổi thường giống cúm hay bệnh nhiễm trùng hô hấp khác như sốt, ho khan, đau cơ, đau đầu nên rất dễ bị nhầm lẫn.Tối ngày 19/12, tại Học viện Dân tộc đã diễn ra sự kiện “Chào tân sinh viên khóa 4 và giao lưu sinh viên Học viện Dân tộc”, sự kiện diễn ra nhằm hưởng ứng ngày sinh viên Việt Nam 9/1 và chuẩn bị chào đón năm mới 2025.
Phát triển các câu lạc bộ (CLB) bảo tồn văn hoá
Huyện Sơn Dương có 19 dân tộc cùng sinh sống, hội tụ nhiều giá trị văn hóa độc đáo. Đến nay, huyện có 5 di sản văn hóa phi vật thể, gồm: Hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu, hát Sình ca của người Cao Lan, nghệ thuật trang trí trên trang phục truyền thống của người Dao đỏ, Lễ hội Đình Thọ vực xã Hồng Lạc và Lễ hội Đình Hồng Thái xã Tân Trào đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Những năm qua, việc bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn được cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm và nhận được sự hưởng ứng tích cực, hiệu quả của nhân dân. Đặc biệt, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Sơn Dương luôn chú trọng phát triển các hoạt động văn nghệ quần chúng, các CLB bảo tồn văn hoá, dần dần hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, góp phần phát triển du lịch địa phương, tạo sinh kế mới cho đồng bào DTTS.
Hiện nay, xã Ninh Lai có 6 CLB hát Soọng cô ở các thôn. Năm nay đã 78 tuổi, nhưng ông Lưu Văn Năm, Chủ nhiệm CLB hát Soọng cô thôn Hội Kế, xã Ninh Lai vẫn tích cực sưu tầm các bài hát Soọng cô, để hướng dẫn cho các thành viên trong CLB tập luyện. Ông Lưu Văn Năm chia sẻ, CLB được thành lập từ năm 2011, đến nay đã có 24 thành viên là những người nhiệt tình, tâm huyết với văn hoá dân tộc Sán Dìu. CLB duy trì sinh hoạt vào ngày 20 hằng tháng, tập trung luyện tập các bài hát Soọng cô, các điệu múa và nhắc nhở các thành viên cùng con cháu giữ gìn tiếng nói, trang phục truyền thống của dân tộc.
Bên cạnh việc luyện tập các bài hát cổ được sưu tầm, truyền dạy lại, ban chủ nhiệm CLB còn sáng tác lời mới ca ngợi Đảng, bác Hồ, quê hương Sơn Dương, Ninh Lai đổi mới để các thành viên tập luyện. Người hát, múa tốt dạy cho người mới tham gia, dần dần ai cũng có thể hát, múa thuần thục, có thể biểu diễn tại các buổi giao lưu văn hoá, văn nghệ, trong các hoạt động du lịch ở trong và ngoài huyện.
Huyện Sơn Dương đã phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong việc nghiên cứu, kiểm kê di sản văn hóa, tổ chức chương trình trình diễn trang phục dân tộc và thành lập 32 CLB văn hóa văn nghệ cho các DTTS. Phong trào văn nghệ quần chúng ở Sơn Dương phát triển ngày càng đa dạng, phong phú mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; từng bước hình thành rõ nét môi trường văn hoá lành mạnh, có tác dụng giáo dục thẩm mỹ và quảng bá, giới thiệu hình ảnh quê hương cách mạng với du khách trong nước và quốc tế.
Coi văn hoá là nguồn lực phát triển du lịch
Hiện nay, việc xây dựng Làng Văn hóa – Du lịch Tân Lập ở xã Tân Trào, để bảo tồn văn hóa dân tộc Tày và phát triển du lịch cộng đồng tạo dấu ấn tốt đẹp với khách du lịch đến với Sơn Dương.
Anh Hoàng Văn Liệu, nhà hàng Nhiên Hiên, thôn Tân Lập, xã Tân Trào (Sơn Dương) cho biết, nhà hàng của gia đình anh bắt đầu gây dựng từ năm 2010, quy mô có thể đón được khoảng 800 khách. Nhờ sớm tiếp cận với mạng xã hội, nên gia đình anh đã chủ động lập trang Fanpage “Nhà hàng Nhiên Hiên” trên Facebook với đầy đủ thông tin địa chỉ, số điện thoại cụ thể để du khách dễ dàng liên hệ tư vấn, hỗ trợ dịch vụ. Để đa dạng hoá sự lựa chọn của du khách ưa trải nghiệm du lịch, nhà hàng cũng đã xây dựng thực đơn những món ăn truyền thống, như: Dê nướng tảng, cơm lam nướng; gà đồi, lạp sườn hun khói, cua đá núi Hồng, cá suối nướng, thịt trâu xào măng chua, rau rừng theo mùa…
Có một tín hiệu đáng mừng là Ban Quản lý các khu du lịch tỉnh đang khẩn trương phục dựng đám cưới truyền thống của đồng bào Tày tại Làng Văn hóa Du lịch thôn Tân Lập, xã Tân Trào, tái hiện những nét đẹp về phong tục trong lễ rước dâu của đồng bào Tày với các điệu Quan làng mộc mạc nhưng mang tính giáo dục cao, chứa đựng ý nghĩa nhân văn sâu sắc… Trích đoạn của đám cưới sẽ là một sản phẩm du lịch đặc sắc cho du khách trải nghiệm, để họ có thể thử làm cô dâu chú rể, được thưởng thức ẩm thưc, văn nghệ đặc sắc của người Tày. Đây là điểm nhấn đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch, nhằm giữ nguyên sức sống, nét đẹp của văn hóa truyền thống trong nhịp sống đương đại.
Nhờ những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, nên khách du lịch đến với Sơn Dương đang chiếm gần 50% tổng số khách du lịch của tỉnh. Doanh thu xã hội từ các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện hàng năm đạt trên 1.000 tỷ đồng. Bảo tồn văn hoá gắn với phát triển du lịch đang là hướng đi mới tại Sơn Dương, góp phần tạo sinh kế ổn định cho người dân, giúp người dân đặc biệt là đồng bào DTTS từng bước thoát nghèo bền vững.
Nguồn: https://baodantoc.vn/son-duong-tuyen-quang-bao-ton-van-hoa-gan-voi-phat-trien-du-lich-1734671555667.htm