Trang chủNewsDu lịchXây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực để du lịch...

Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực để du lịch phát triển nhanh, bền vững

NDO – Ngày 19/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và thi hành Luật Du lịch 2017 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các sở du lịch địa phương, hiệp hội du lịch, doanh nghiệp du lịch và các ban, ngành liên quan.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong khẳng định, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị và Luật Du lịch 2017 là chủ trương, định hướng phát triển quan trọng của Đảng, Nhà nước để phát triển du lịch xứng với tiềm năng, thế mạnh và đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Việc tổ chức Hội nghị là một bước quan trọng để đánh giá thực tiễn, từ đó tiếp tục đề ra chủ trương, chính sách phù hợp để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực để du lịch phát triển nhanh, bền vững ảnh 1

Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong phát biểu.

Tại Hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy đã trình bày Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW và Báo cáo tình hình thi hành Luật Du lịch năm 2017.

Theo đó, sau hơn 7 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW, du lịch Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận: lượng khách du lịch quốc tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao; nhận thức về du lịch của toàn xã hội có những chuyển biến tích cực; vị thế của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội đã và đang được định hình…

“Đến nay du lịch là điểm sáng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Sự tăng trưởng của ngành đã tác động lan tỏa đến nhiều ngành, lĩnh vực khác; tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, cải thiện diện mạo đô thị và nông thôn; bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc” – ông Phạm Văn Thủy nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, hành trình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của ngành “công nghiệp không khói” nước ta vẫn phải đối mặt không ít tồn tại, đó là: nhận thức của các cấp, ngành địa phương về nhiệm vụ phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chưa đồng đều; sự phối kết hợp liên ngành, liên vùng chưa đồng bộ, không thường xuyên và thiếu chặt chẽ. Nhiều địa phương có tiềm năng, dư địa để phát triển du lịch vẫn còn thiếu định hướng rõ ràng để phát triển, trong khi nhiều địa phương không có đầy đủ tiềm năng nhưng vẫn định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, gây lãng phí.

Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước còn chưa theo kịp thực tiễn, nhất là đối với các loại hình du lịch mới; quy trình xây dựng, sửa đổi bổ sung văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan phát triển du lịch còn nhiều bước, nhiều thủ tục, thời gian kéo dài; cơ chế phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo nhân lực du lịch còn hạn chế; hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam dù đã có sự phát triển đa dạng hơn nhưng chất lượng các sản phẩm, dịch vụ chưa cao, chưa tạo dựng được thương hiệu đẳng cấp, khả năng cạnh tranh đột phá…

Liên quan Luật Du lịch 2017, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nhận định, sau 7 năm triển khai thực hiện Luật, hệ thống pháp luật du lịch nhìn chung đã thể hiện sự linh hoạt, cập nhật kịp thời các quy phạm phù hợp luật chung và phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch; khẳng định rõ vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường du lịch phát triển bền vững.

Đặc biệt, công tác quản lý tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch và hướng dẫn du lịch trên địa bàn, công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, môi trường, an toàn thực phẩm tại khu du lịch, điểm du lịch, nơi tập trung nhiều khách du lịch đã đạt được những kết quả tích cực hơn, góp phần từng bước cải thiện chất lượng điểm đến du lịch và môi trường du lịch…

Xây dựng cơ chế, chính sách tạo động lực để du lịch phát triển nhanh, bền vững ảnh 2

Phó Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Phạm Văn Thủy trình bày báo cáo.

Mặc dù vậy, quá trình triển khai Luật trong thực tiễn cùng với yêu cầu phát triển, sự thay đổi của xu thế thị trường đã làm bộc lộ một số vướng mắc cần được tháo gỡ. Chẳng hạn như, một số nội dung Luật Du lịch năm 2017 chưa bao quát đầy đủ các loại hình lưu trú mới: bãi cắm trại du lịch, famstay, khách sạn bệnh viện, capsule hotel (buồng kén), mô hình kinh doanh dịch vụ căn hộ du lịch; chưa có tiêu chí, tiêu chuẩn của một số loại hình du lịch như du lịch trang trại, du lịch nông nghiệp, làng văn hóa du lịch; chưa có quy định về quy chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn về du lịch với các cơ sở đào tạo trong việc xác minh tính pháp lý của văn bằng, chứng chỉ… gây khó khăn trong thực tế triển khai công tác quản lý nhà nước về du lịch, chính sách thu hút đầu tư du lịch.

Bên cạnh đó, thành phần hồ sơ cấp phép kinh doanh dịch vụ lữ hành còn khá đơn giản, mức tiền ký quỹ thấp, chưa bảo đảm cho quyền và lợi ích của khách du lịch khi có sự cố xảy ra. Các chính sách ưu đãi về phát triển du lịch còn ít, chậm triển khai, thời gian hỗ trợ ngắn, hiệu quả chưa cao. Quy định về đăng ký kinh doanh và quản lý dịch vụ qua các nền tảng trực tuyến như Airbnb, Agoda, Booking.com… chưa rõ ràng và chưa được đồng bộ với các quy định pháp luật…

Nhằm tháo gỡ những “điểm nghẽn”, tạo động lực đưa du lịch phát triển nhanh, bền vững, các đại biểu tham dự Hội nghị đã đóng góp nhiều đề xuất, giải pháp, tập trung vào các nội dung như: đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư du lịch; thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia về du lịch; tăng cường hợp tác công-tư để huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển du lịch; chủ động nghiên cứu, dự báo để có phương án đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao; điều chỉnh Luật Du lịch năm 2017 và các văn bản quy định chi tiết Luật cho phù hợp tình hình thực tiễn, tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho công tác quản lý nhà nước góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển…

Đại diện Văn phòng Quốc hội nêu ý kiến: Cần có chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch; điều chỉnh giá điện áp dụng cho các cơ sở lưu trú du lịch ngang bằng với giá điện sản xuất; tạo điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch; thực hiện thí điểm đối với những vấn đề cấp bách cần triển khai ngay để tạo đột phá cho du lịch phát triển nếu chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định…

Đại diện Sở Du lịch thành phố Hà Nội đề xuất: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần sớm xây dựng, triển khai chiến lược chuyển đổi số ngành du lịch, xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu tập trung kết nối với hệ thống của các địa phương; xây định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động chuyển đổi số; đồng thời có Chiến lược tổng thể về quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại thị trường quốc tế, trong đó tập trung vào các nội dụng: xây dựng kế hoạch hợp tác với một số đối tác truyền thông quốc tế lớn, uy tín để xây dựng chương trình tuyên truyền, quảng bá tổng thể du lịch Việt Nam trên các kênh truyền thông này; phối hợp với các thương hiệu quốc tế uy tín trong các lĩnh vực phục vụ hoạt động du lịch để định vị thương hiệu du lịch Việt Nam theo hướng chất lượng cao, phục vụ nhóm đối tượng khách có chi tiêu cao.





Nguồn: https://nhandan.vn/xay-dung-co-che-chinh-sach-tao-dong-luc-de-du-lich-phat-trien-nhanh-ben-vung-post851458.html

Cùng chủ đề

Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce. Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ quay trở lại chiếm ưu thế trên bảng giá hàng hóa nguyên liệu thế giới trong phiên giao dịch hôm qua (19/12). Đáng chú ý, nhóm kim loại chịu áp lực bán mạnh khi toàn bộ 10 mặt hàng...

Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị

Sáng 20/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã ký ban hành Kế hoạch số 9919/KH-UBND định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền tỉnh Quảng Nam. ...

Sóng lớn đánh chìm thuyền thúng, ngư dân ôm thùng xốp trôi dạt trên biển

Đợt sóng lớn ập đến đánh chìm thuyền thúng khiến một ngư dân tại Quảng Ngãi bị trôi trên biển, may mắn ôm được thùng xốp nên được cứu sống. ...

Con cái gen Z xa lánh gia đình vì những lý do thuộc về cảm xúc

Việc xây dựng một môi trường gia đình hòa hợp không hề dễ dàng, đặc biệt là với các cha mẹ có con cái thuộc gen Z. Đôi lúc, những hành động vô tình của cha mẹ có thể khiến gen Z cảm thấy...

Giá xăng dầu tăng giảm bao nhiêu từ đầu năm tới nay?

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu trong nước trải qua 51 kỳ điều chỉnh, với xu hướng trái chiều giữa hai nhóm hàng khi xăng giảm, dầu tăng. Mỗi lít xăng A95 từng đạt đỉnh 24.955 đồngHiện nay, giá xăng dầu được...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

[Ảnh] Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

NDO - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí...

Nam Định có 3 sản phẩm đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa phê duyệt kết quả chấm điểm sản phẩm OCOP năm 2024, theo đó, công nhận 3 sản phẩm đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận sản phẩm OCOP quốc gia. Các sản phẩm OCOP của Nam Định ngày càng nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng. (Ảnh: VĂN ĐẠI) Trong đó, sản phẩm Gạo sinh thái ruộng rươi đạt 92,8 điểm và Gạo sạch chất lượng cao Toản Xuân...

Phát triển sản phẩm OCOP, động lực quan trọng phát triển kinh tế nông thôn

Thực tế ở tỉnh Nam Định cho thấy, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục khẳng định vị thế là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và giá trị sản xuất cho các cơ sở địa phương. Dây chuyền sản xuất sản phẩm OCOP Nghêu thịt hộp Lenger tại Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam ở thành phố Nam...

Phát triển sản phẩm OCOP, động lực quan trọng phát triển kinh tế nông thôn

Thực tế ở tỉnh Nam Định cho thấy, thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tiếp tục khẳng định vị thế là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và giá trị sản xuất cho các cơ sở địa phương. Dây chuyền sản xuất sản phẩm OCOP Nghêu thịt hộp Lenger tại Nhà máy chế biến thủy sản của Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam ở thành phố Nam...

Hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ công thương khu vực Đồng bằng sông Hồng-Vĩnh Phúc năm 2024

Từ ngày 9-15/12, Hội chợ công thương khu vực Đồng bằng sông Hồng-Vĩnh Phúc năm 2024 được tổ chức tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc hội chợ. Hội chợ năm nay do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Công thương tổ chức, có quy mô gần 300 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Cốm làng Vòng – món quà của mùa Thu Hà Nội

Từ lâu, những gói cốm làng vòng đã luôn là điều gì đó khiến bao người mãi nhớ về, nhất là những người con rời thủ đô đến vùng đất mới. Mọi người thường đùa vui với nhau rằng, trọn vẹn hương vị mùa thu Hà Nội đã gói gọn trong từng gói cốm bình dị ấy. Vào những ngày thủ đô chùng chình sang thu, khi đi trên những con phố, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy hình...

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn lung linh đón Giáng sinh 2024

Với 500.000m đèn led được giăng kín hai tháp chuông cao 60m và xung quanh nhà thờ, khi đêm xuống, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trở thành điểm nhấn lung linh giữa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.  (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nha-tho-duc-ba-sai-gon-lung-linh-don-giang-sinh-2024-post999513.vnp

Vietravel Hà Nội khai trương 3 văn phòng giao dịch trong năm 2024

Năm 2024, Công ty Du lịch Vietravel - Chi nhánh Hà Nội đã chính thức khai trương 3 văn phòng giao dịch tại các địa chỉ: Số 262 Xã Đàn, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội; 121 Nguyễn Gia Thiều, Thành phố Bắc Ninh và 418 Trần Hưng Đạo, Thành phố Nam Định để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao của người dân địa phương. Văn phòng Giao dịch tại 262 Xã Đàn của Vietravel...

Cùng chuyên mục

Bất chợt có hương vị “Sapa” trên nóc nhà miền Tây

(NLĐO) - Núi Cấm thật biết cách để “chạm đến trái tim” du khách, mỗi thời điểm trong năm là một trải nghiệm đặc biệt. ...

Xu hướng trải nghiệm điểm đến nội địa chiếm ưu thế tìm kiếm của người Việt

Người Việt ngày càng ưa chuộng tìm kiếm thông tin về những điểm đến trong nước có cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, mang đến không gian bình yên và thư giãn. Đây trở thành xu hướng chính của năm 2025.Gen Z có xu hướng đi du lịch thế nào giữa thời đại bùng nổ công nghệ AI?Du lịch "cơ hội cuối cùng", khám phá một xu hướng xê dịch gây tranh cãi Nghỉ dưỡng đa thế hệ: Xu...

Vietjet hợp tác với Xanh SM, thúc đẩy giao thông bền vững giữa Việt Nam và Indonesia

Hãng hàng không thế hệ mới Vietjet và Xanh SM, thương hiệu tiên phong về dịch vụ di chuyển thuần điện, vừa ký hợp tác chiến lược để phát triển đa dạng các dịch vụ tiện ích dành cho người dân và du khách, quảng bá du lịch, thu hút đầu tư tại Việt Nam, Indonesia và cả khu vực. Hợp tác toàn diện giữa hai bên sẽ mang tới cho hành khách trải nghiệm di chuyển...

Từ làng rắn đến làng du lịch

Làng Lệ Mật (nay thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội) vốn có nghề bắt rắn, chế biến ẩm thực, làm thuốc… từ rắn. Trước sự thay đổi của xã hội và những quy định về bảo vệ động vật hoang dã, làng Lệ Mật đã chuyển đổi thành làng du lịch - làng ẩm thực nổi tiếng . Làng rắn Lệ Mật từ lâu đã nổi tiếng cả trong và ngoài nước với nghề bắt rắn,...

Bình Thuận đón khách quốc tế trên đoàn tàu du lịch 5 sao

Đoàn tàu hỏa 5 sao được thiết kế các toa nhà hàng, phòng ngủ hiện đại đưa du khách quốc tế đến các điểm tham quan du lịch nổi tiếng dọc Việt Nam. ...

Mới nhất

Nhiệt độ giảm sâu, chênh lệch lớn giữa ngày và đêm

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 21-22/12, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh tăng cường mạnh, nhiệt độ ban...

Mức chi điều dưỡng người có công năm 2025 tăng cao

(Dân trí) - Từ ngày 1/1/2025, chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng được thực hiện theo mức chuẩn 2,789 triệu đồng, tăng 35,7% so với mức chi hiện hành. Ngày 1/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số...

Khai trương 17 tuyến xe buýt kết nối metro số 1

(NLĐO)- 17 tuyến xe buýt với 150 phương tiện giá vé 5.000 – 6.000 đồng/lượt sẽ kết nối hành khách đến các nhà ga của tuyến metro...

17 tuyến xe buýt nối các nhà ga tuyến metro số 1 chính thức lăn bánh

17 tuyến xe buýt điện kết nối metro số 1 chính thức lăn bánh phục vụ người dân với thời gian hoạt động theo lịch chạy tàu từ 5-22h hàng ngày. Sáng 20/12, Sở GTVT TPHCM cùng các đơn vị liên quan tổ chức khai trương 17 tuyến xe buýt điện kết nối metro số 1 có trợ giá hoạt...

Nhật Bản kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ sau tin rò rỉ hóa chất

Hôm nay (20.12), giới hữu trách Nhật Bản tiến hành việc kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ ở Tokyo sau khi tiếp...

Mới nhất