Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, bên cạnh việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, giải quyết những vấn đề cấp thiết vùng đồng bào DTTS, trong những năm qua, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn luôn chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Qua đó, từng bước làm thay đổi nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của đồng bào DTTS và sử dụng có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.Được hỗ trợ kinh phí mua con giống, hướng dẫn cách làm chuồng, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, nhiều hộ đồng bào dân tộc Cờ Lao trên địa bàn xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang có thêm sinh kế từng bước vươn lên thoát nghèo.Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” đã chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo.Được hỗ trợ kinh phí mua con giống, hướng dẫn cách làm chuồng, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh, nhiều hộ đồng bào dân tộc Cờ Lao trên địa bàn xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang có thêm sinh kế từng bước vươn lên thoát nghèo.Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng chất lượng cao, rừng gỗ lớn… Từ đó góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.Sau 3 năm triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ 2021 – 2025, Hội LHPN huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những rào cản về định kiến giới, thực hiện hiệu quả mục tiêu bình đẳng giới và giúp cho phụ nữ, trẻ em vùng đồng bào DTTS phát triển toàn diện, có cuộc sống tốt đẹp hơn.Công an huyện Bảo Lâm, Cao Bằng vừa bắt giữ hai đối tượng có biểu hiện manh động mang súng tự chế và dao đe dọa cướp tài sản của người dân.Nắng vừa mới hé, bầu trời như được ai đó nhấc bổng lên cao vút. Từng đám mây trắng ngần rải rác như những hòn đảo nhỏ trên vòm trời. Tôi ngồi cạnh già Thông, ông ôn tồn bảo: Hạnh phúc là xóm thôn hài hoà, mỗi người đều nghĩ cho người khác, nghĩ cho nhau. Hạnh phúc là một người vì mọi người, mọi người vì một người, những nếp nhà có thể xa nhau nhưng nếp nghĩ phải gần nhau, vì nhau…Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 19/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Xây dựng Khu di tích Plei Ơi thành sản phẩm du lịch đặc thù. Lúa ngô dệt mùa no ấm. Du lịch nông thôn ở huyện Ðạ Huoai. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chương trình Giáo dục mầm non mới có nhiều điểm đổi mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non cần phải thay đổi để đáp ứng trước những yêu cầu của chương trình.Theo báo cáo của Tạp chí danh tiếng Mỹ US News & World Report, Việt Nam đã xuất sắc được xếp hạng thứ 36 trong danh sách 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024. Bảng xếp hạng này dựa trên ý kiến đánh giá từ hơn 17.000 du khách và chuyên gia khắp nơi trên thế giới.UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Ngày 19/12, Công an tỉnh Sơn La thông tin: Qua nguồn tin của quần chúng Nhân dân cung cấp, Công an Sơn La nắm được một nhóm đối tượng (quốc tịch Lào) nghi vấn là anh em họ hàng tập kết số lượng lớn ma túy ở khu vực biên giới xã Chiềng Khương (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) cất giấu trong rừng và cử người canh gác, rồi tìm mối tiêu thụ, thẩm lậu ma túy vào tỉnh Sơn La.Gần đây, một số loài động vật hoang dã (ĐVHD) ngoại lai được quảng cáo, buôn bán công khai trên thị trường và mạng xã hội, tiềm ẩn các hệ luỵ nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học của nước ta.
Đa dạng hình thức tuyên truyền
Nhạc Kỳ là xã miền núi vùng sâu vùng xa nằm ở phía Đông Nam huyện Văn Lãng với có diện tích là 15,4 km² được chia làm 7 thôn gồm 359 hộ dân với dân số là 1.556 người. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao, tổng hộ nghèo trên địa bàn xã 86 hộ chiếm 23,69%, hộ cận nghèo 77 hộ chiếm 21,21%, thu nhập bình quân 37,2 triệu đồng/người/năm.
Là địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo cao, UBND xã đã tích cực chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung, dự án các Chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, cơ sở hạ tầng từng bước được đầu tư góp phần tạo đưa diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, đời sống người dân được nâng lên.
Theo Chủ tich UBND xã Nhạc Kỳ Lô Xuân Lượng, công tác giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên do trình độ dân trí không đồng đều, một bộ phận người dân vẫn còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa tự giác phấn đấu vươn lên thoát nghèo; một số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chưa thấy rõ vai trò chủ thể của mình trong thực hiện các chương trình MTQG… Do đó, công tác tuyên truyền nhằm làm thay đổi nhận thức và hành động của đồng bào DTTS để họ tích cực phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo là nhiệm vụ quan trọng.
Theo Chủ tịch UBND xã Nhạc Kỳ Lô Xuân Lượng, Đảng ủy xã đã quán triệt, chỉ đạo UBND, UBMTTQ xã và đoàn thể tích cực chủ động thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các chương trình MTQG đến các hộ gia đình 7/7 thôn dân cư qua các cuộc họp thôn, băng zôn, khẩu hiệu, đài phát thanh và lồng ghép tại các hội nghị tại xã 11 cuộc với 682 lươt người tham gia (số liệu tính đến tháng 10/2024). Thông qua công tác phổ biến và tuyên truyền về các chương trình, về cơ bản Nhân dân đều nắm được các chế độ, chính sách của Nhà nước quy định.
Bên cạnh đó, thành viên Ban chỉ đạo xã đã phối hợp với các tổ chức quản lý vay vốn, tuyên truyền đến từng hộ gia đình nghèo, cận nghèo trên địa bàn xã các chính sách về giảm nghèo, như tư vấn vay vốn phát triển kinh tế, vay vốn để đi xuất khẩu lao động, chuyển đổi nghề, các chương trình MTQG…
Phối hợp với phòng Lao động, Thương binh và Xã hội – Dân tộc huyện Văn Lãng tổ chức 1 hội nghị giới thiệu, tư vấn về việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cho người lao động và thân nhân người lao động với 140 người tham gia…
Tương tự, UBND xã Bắc La cũng đã tập trung quán triệt và chỉ đạo các ban, tổ chức đoàn thể tích cực chủ động thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện các chế độ chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại 8/8 thôn dân cư qua các cuộc họp thôn, băng zôn, khẩu hiệu và lồng ghép các hội nghị tại xã.
Ông Lộc Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Bắc La nhận định, thông qua công tác phổ biến, tuyên truyền về chế độ chính sách về cơ bản Nhân dân đều nắm được các chế độ chính sách của Nhà nước quy định, nhận thức rõ trách nhiệm thực hiện các chế độ chính sách đối với hộ nghèo; quy đình điều tra rà soát; tiêu chí để xác định hộ nghèo…
Bà Hứa Thị Oai, sinh năm 1975, dân tộc Nùng, là hộ nghèo xã Bắc La. Bà Oai cho biết, khi tham gia các hội nghị ở thôn, bà được tuyên truyền về các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình bà thuộc hộ nghèo nên được hỗ trợ téc nước sinh hoạt, được hỗ trợ nông cụ sản xuất, được tham gia các dự án giảm nghèo… Năm nay, gia đình bà được cấp téc nước sinh hoạt và chiếc máy cày. Bà Oai cho hay, chiếc máy cày do bà trực tiếp lựa chọn, vì nó cũng dể sử dụng nên bà có thể tự cày bừa được.
Bà Oai cũng cho biết thêm, qua các buổi tuyên truyền tại thôn, xã về Dự án hỗ trợ bò bán chăn thả, bà biết được gia đình mình có thể tham gia dự án. Tuy nhiên, nhận thấy rằng gia đình không thể tham gia dự án do neo người không chăm sóc được nên bà không đăng kí tham gia. Tuy nhiên, theo bà Oai, bà sẽ chịu khó tham gia các buổi họp thôn và nghe thông tin tuyên truyền từ các phương tiện truyền thông, nếu địa phương triển khai dự án chăn nuôi lợn, bà sẽ đăng kí tham gia để cố gắng phát triển sản xuất, sớm thoát khỏi hộ nghèo.
Khơi dậy ý chí chủ động vượt khó, vươn lên của người nghèo
Theo Báo cáo của UBND huyện Văn Lãng, triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 về Truyền thông về giảm nghèo đa chiều, thuộc Dự án 6, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, ngân sách trung ương phân bổ kinh phí 299 triệu đồng (năm 2022 là 32 triệu đồng, năm 2023 là 143 triệu đồng, năm 2024 là 124 triệu đồng).
Năm 2022, huyện Văn Lãng thực hiện in 18.000 tờ rơi với nội dung chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 và quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ hàng năm để tuyên truyền cho người dân nắm được và cùng tham gia.
Năm 2023 huyện Văn Lãng triển khai lắp đặt 8 pano cỡ lớn truyền thông về giảm nghèo với nội dung “Giảm nghèo là bổn phận trách nhiệm của người dân, ý chí tự vươn lên của người nghèo là điều kiện tiên quyết để giảm nghèo bền vững” cấp cho 8 xã vùng III; phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh Lạng Sơn xây dựng chuyên đề phóng sự về công tác giảm nghèo, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn huyện.
Năm 2024 kinh phí phân bổ 124 triệu đồng, đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các sản phẩm truyền thông về giảm nghèo (phóng sự, tọa đàm, đối thoại, Pa nô, áp phích, tờ rơi, hình thức khác
Theo bà Bế Thị Vẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lãng, huyện Văn Lãng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chủ động triển khai thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2024. Thông qua các hội nghị triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; đồng thời nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, địa phương đã mở được 15 lớp, với 1.446 người tham dự, gồm các thành phần là thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình MTQG của huyện, Ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia của xã, cán bộ làm công tác giảm nghèo của các thôn trên địa bàn huyện.
Thông qua công tác phổ biến và tuyên truyền về chế độ chính sách, nhận thức của các cơ quan, tổ chức và Nhân dân về việc thực hiện chương trình được nâng lên, hiểu rõ trách nhiệm trong thực hiện các chế độ chính sách đối với hộ nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Cùng với việc triển khai hỗ trợ kịp thời và nhiều hình thức tuyên truyền, vận động thiết thực đã tạo nên sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện, cùng chung tay thực hiện công tác giảm nghèo; khơi dậy ý chí chủ động vượt khó, vươn lên của người nghèo và sử dụng có hiệu quả các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo.
Nhờ đó, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mỗi năm từ 3% trở lên: kết quả năm 2021, hộ nghèo 1.892 hộ, tỷ lệ 15,01%; năm 2022, hộ nghèo 1.334 hộ, tỷ lệ 10,64% giảm 4,47% so với năm 2021; Năm 2023 hộ nghèo 1.025 hộ, tỷ lệ 7,53% giảm 3,11% so với năm 2022.
Nguồn: https://baodantoc.vn/cong-tac-giam-ngheo-huyen-van-lang-lang-son-day-manh-phu-song-thong-tin-nang-cao-nhan-thuc-ve-giam-ngheo-trong-nhan-dan-bai-cuoi-1734666697013.htm