Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTự chủ nhưng làm gì cũng phải xin phép

Tự chủ nhưng làm gì cũng phải xin phép

Tự chủ được ví như cởi trói cho giáo dục đại học (ĐH) nhưng thực tế chỉ tháo gỡ được những điểm nghẽn trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH. Còn những vấn đề như nhân lực, tài chính, hợp tác quốc tế (những nội dung không nằm trong sự điều tiết của Bộ GD&ĐT), vẫn trong “vòng kim cô”.

Có thể giảm cơ hội học tập của sinh viên nghèo

Đại diện Ban giám hiệu Trường ĐH Hà Nội chia sẻ, khó khăn đầu tiên đối với trường khi thực hiện tự chủ cho đến hôm nay là nhân lực chất lượng cao (GS, PGS, đội ngũ tiến sĩ). Hiện tượng chảy máu chất xám do cạnh tranh giữa các trường ĐH tư thục và công lập, trong và ngoài nước ngày càng tăng khiến các trường ĐH công lập mất đi một số lượng cán bộ, giảng viên, chuyên viên được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm, năng lực công tác.

img

Các trường ĐH hiện mới chỉ được cởi trói tuyển sinh, tự do học thuật. Ảnh: NGHIÊM HUÊ

Dù tự chủ nhưng các trường vẫn phải theo quy định trả lương theo ngạch, bậc (Luật Viên chức, Công chức) nên có nhiều điểm bất cập, gây khó khăn cho việc tuyển dụng, động viên được người lao động cống hiến hết mình. Trường không được tự chủ trong việc trả lương cho cán bộ nhân viên.

Luật Viên chức có một số quy định chưa thuận lợi cho việc tuyển dụng, bổ nhiệm các cá nhân có năng lực, đang làm việc ở môi trường ngoài công lập và muốn chuyển sang làm việc tại trường ĐH công lập. Việc cho thôi việc một số viên chức không còn đủ năng lực công tác cũng khá phức tạp.

“Chúng tôi mong muốn có một nghị định riêng cho các trường ĐH tự chủ, trong đó có các điều khoản cho phép các trường ĐH tự chủ toàn bộ kinh phí chi đầu tư và chi thường xuyên phát huy được tối đa năng lực và sáng kiến, gỡ bỏ một số rào cản về thủ tục”.

Đại diện Ban Giám hiệu Trường ĐH Hà Nội

“Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị quyết số 17 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những ràng buộc về số giờ làm thêm, không được vượt quá 300 giờ/năm, là một khó khăn cho các đơn vị trực thuộc Trường ĐH Hà Nội, vốn có ít giảng viên và khó tuyển dụng nhân sự”, đại diện Ban giám hiệu Trường ĐH Hà Nội chia sẻ.

Khó khăn thứ 2 là về tài chính. Các trường ĐH tự chủ không được cấp kinh phí chi đầu tư và chi thường xuyên, vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Do đó, nhà trường chỉ đủ kinh phí để sửa chữa vừa và nhỏ theo dạng duy tu, bảo dưỡng các công trình; mua sắm vừa đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy và một số hoạt động khác.

Học phí theo khung quy định tại Nghị định số 81 (năm 2021) của Chính phủ được kì vọng để tăng nguồn lực tài chính và lộ trình tính đủ chi phí theo cơ chế giá. Tuy nhiên, việc quyết định mức thu thực tế của trường phải đảm bảo phù hợp điều kiện tài chính của người học và cạnh tranh, thu hút được người học; đảm bảo hài hòa, hợp lí về mục tiêu tài chính và các mục tiêu khác. Tăng học phí cao để có thêm tiền đầu tư xây dựng cơ bản, tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên có thể làm giảm cơ hội học tập ĐH của các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Thủ tục kéo dài, phức tạp

Một khó khăn nữa với trường, chính là về hợp tác quốc tế. Trường ĐH Hà Nội có thế mạnh lớn khi có 54 chương trình đào tạo giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài. Nhưng có một số văn bản chưa thực sự thuận lợi cho các hoạt động này vì thủ tục hành chính thường phức tạp, kéo dài và liên quan tới nhiều bộ ngành, đơn vị. Ví dụ, trường ĐH muốn tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế sẽ cần xin phép bộ chủ quản, sau đó là sở Ngoại vụ tỉnh, thành phố (Nghị quyết 06 năm 2020 của Chính phủ quy định). Với một đơn vị có nhiều hội nghị, hội thảo quốc tế như trường ĐH, đây là một thủ tục hành chính khá mất thời gian, chưa khẳng định được sự tự chủ học thuật và trách nhiệm giải trình của các trường.

Thủ tục tiếp nhận viện trợ, tài trợ của các trường ĐH cũng cần có sự tham gia của bộ chủ quản, Bộ Tài chính và một số bộ ngành liên quan khác; thời gian phê duyệt khoảng 3-4 tháng. Sau khi được cho phép tiếp nhận viện trợ, cần làm thêm thủ tục ghi vốn và thực hiện các thủ tục quản lí tài chính như với ngân sách Nhà nước. Quy trình ghi vốn này cần có sự tham gia của bộ chủ quản, Bộ Tài chính và cần thêm khoảng 3 – 4 tháng nữa.

“Như vậy, với các dự án tài trợ của nước ngoài chỉ có 1-2 năm thực hiện, thời gian làm thủ tục đã chiếm 6-8 tháng. Nếu làm chung dự án với các trường ĐH nước ngoài thì các trường ở Việt Nam sẽ bị chậm tiến độ và bị giảm uy tín đối với nhà tài trợ”, đại diện Ban giám hiệu Trường ĐH Hà Nội cho hay.

Một vướng mắc khác, Nghị định số 80/2020/NĐ-CP không quy định phân quyền quản lí cho các trường tự chủ với các mức viện trợ khác nhau nên dù nhận được 5.000 USD hay 1 triệu USD, thủ tục đều tiến hành như nhau, khiến một số trường có thể bỏ không xin các khoản tài trợ mà trường cho là nhỏ (khoảng 20.000 USD). Trong khi đó, những dự án như thế này có khá nhiều cho các trường của Việt Nam; hỗ trợ hiệu quả cho các dự án có quy mô vừa phải liên quan đến cải tiến phương pháp dạy học, tăng cường khả năng tìm kiếm việc cho sinh viên, khởi nghiệp…

Lãnh đạo một trường ĐH khác tại Hà Nội bày tỏ sự bức xúc khi tự chủ ĐH hiện vẫn còn rất “bí”. Ông lấy ví dụ về việc trường muốn thuê một đơn vị ngoài trường vào quản lí nhà giữ xe cho sinh viên cho chuyên nghiệp (sau khi đấu thầu) với mức giá vé giữ xe theo quy định của TP Hà Nội. Do là tài sản công, lại phối hợp với một đơn vị ngoài trường nên thành câu chuyện kinh doanh. Trường muốn triển khai phải xin phép bộ, cơ quan chủ quản. “Từ ví dụ nhỏ này để thấy tự chủ nhưng việc gì cũng phải xin phép cơ quan có thẩm quyền”, vị lãnh đạo nói và cho rằng, doanh nghiệp ngoài trường góp vốn đầu tư phòng lab, phòng thí nghiệm trong trường ĐH đã được tự chủ rất khó khăn vì vướng cơ chế.

Cần sửa đồng bộ các luật liên quan

Theo ông Nguyễn Đình Hảo, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, khung pháp lí cho giáo dục ĐH tự chủ không chỉ nằm gọn trong Luật Giáo dục ĐH mà còn có sự điều chỉnh trực tiếp trong nhiều luật liên quan khác (như Luật Cán bộ công chức và viên chức, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách, Luật Quản lí tài sản công…), dẫn đến chồng chéo, vướng mắc cho các cơ sở giáo dục ĐH thực hiện tự chủ.

Việc có nhiều luật cùng tham gia quản lý đã làm ảnh hưởng đến quyền và khả năng tự chủ của các trường, nhất là lĩnh vực tài chính. Đơn cử, hoạt động liên doanh liên kết, sử dụng cơ sở vật chất cho thuê, mở rộng cung ứng dịch vụ công, quyết định học phí, quản lí và giữ quỹ thặng dư, vay mượn tiền, sở hữu nhà đất… Đây là những bất cập cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Trong bài viết “Tự chủ đại học ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp”, TS Vũ Tiến Dũng, khoa Lí luận Chính trị, Trường ĐH Xây dựng Hà Nội cho rằng, cơ quan chức năng cần nhanh chóng ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục ĐH. Để tránh chồng chéo, cần rà soát, điều chỉnh để đồng bộ hóa các quy định trong các bộ luật liên quan và chuyển từ cơ chế quản lí trực tiếp sang cơ chế điều tiết, hỗ trợ bằng công cụ vĩ mô và giám sát chất lượng.

Đi cùng với đó, cần xây dựng hành lang pháp lí để các trường ĐH có thể tự tin thực hiện xây dựng cơ chế tự chủ theo quy định và hướng dẫn của các văn bản pháp quy. Xây dựng lộ trình tự chủ của cả hệ thống giáo dục ĐH trong mối tương quan tương đối với hệ thống trên thế giới.

Ngoài ra, cần ban hành cơ chế ưu đãi cụ thể (ưu đãi có tính điều kiện) để khuyến khích các cơ sở giáo dục ĐH đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ chế tự chủ. Bổ sung, hoàn thiện các thiết chế liên quan để phân định hóa, hiện thực hóa vai trò của hội đồng trường trong các trường ĐH.

Đại diện Ban Giám hiệu Trường ĐH Hà Nội đề xuất cho phép các trường ĐH tự chủ được chủ động xây dựng đề án trả lương theo vị trí việc làm phù hợp với đặc thù hoạt động và điều kiện tài chính của nhà trường; đề án do Hội đồng trường phê duyệt.

Theo đại diện các trường, điều quan trọng nhất là các luật, nghị định, quy định liên quan đến tự chủ ĐH ở các bộ, ban ngành cần phải được sửa đồng bộ. Thực trạng chung hiện nay là tự chủ ĐH mới chỉ gỡ được phần tự do học thuật, tự chủ tuyển sinh.

Tự chủ như không tự chủ

Bộ GD&ĐT đã triển khai thực hiện thí điểm tự chủ ĐH bắt đầu từ giai đoạn 2014-2017, với 4 trường ĐH công lập trực thuộc là Trường ĐH Kinh tế quốc dân (nay là ĐH Kinh tế Quốc dân), Trường ĐH Kinh tế TPHCM (nay là ĐH Kinh tế TPHCM), Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Hà Nội (trước là Trường ĐH Ngoại ngữ) theo Nghị quyết 77 của Chính phủ.

Ngoài Nghị quyết, Luật Giáo dục ĐH sửa đổi 2013, 2014, 2015 và 2018 đã quy định rất rõ về tự chủ ĐH. Đặc biệt, Nghị định 99 hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục ĐH 2018 gần như “cởi trói” hoàn toàn cho tự chủ ĐH. Nhưng những luật khác liên quan không điều chỉnh đồng bộ nên khi thực hiện, tự chủ như không tự chủ.

Tít cho Tòa soạn đặt





Nguồn: https://danviet.vn/giao-duc-dai-hoc-tu-chu-nhung-lam-gi-cung-phai-xin-phep-20241220100016659.htm

Cùng chủ đề

Nhiều trẻ nhiễm sởi dưới 9 tháng tuổi, biến chứng viêm phổi

Tăng trẻ mắc sởi, nhập viện có biến chứngKhuôn mặt đầy lo lắng khi...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tìm hiểu thị trường tại Tập đoàn HiteJinro – chi nhánh Nhật Bản

Từ ngày 18 đến ngày 22/12/2024, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn công tác Bộ Công Thương có chuyến công tác, làm việc tại Nhật Bản. Tháp tùng Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong chuyến công tác có Thứ trưởng Phan Thị Thắng cùng lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Công nghiệp, Cục Xúc tiến thương mại,...

Quân đội Nhân dân Việt Nam – đội quân nòng cốt trong giải phóng dân tộc

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, là lực lượng nòng cốt của nền quốc phòng toàn dân... trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. ZaloFacebookTwitterBản inCopy link       Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/quan-doi-nhan-dan-viet-nam-doi-quan-nong-cot-trong-giai-phong-dan-toc-post999431.vnp

Quỹ học bổng “Thắp Sáng Niềm Tin” được vinh danh Dự án truyền cảm hứng – Human Act Prize năm 2024

Quỹ học bổng “Thắp Sáng Niềm Tin” được vinh danh Dự án truyền cảm hứng - Human Act Prize năm 2024 | 20/12/2024 Lượt xem: ...

GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex (SEA) – Gelex Group

CTCP Tập đoàn GELEX (HoSE: GEX) trở thành cổ đông lớn của Tổng công ty Thủy sản Việt Nam – CTCP (Seaprodex, UpCoM: SEA) khi nâng sở hữu lên 9,52% vốn điều lệ, giao dịch thực hiện vào ngày 17/12/2024.GELEX thông báo đã mua 5.898.200 cổ phiếu SEA của Seaprodex trong ngày 17/12/2024, nâng sở hữu từ 4,8% lên 9,52%, tương đương nắm 11.898.200 cổ phiếu và trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này.Theo dữ liệu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nông nghiệp sinh thái mang lại “lợi ích kép” cho nông dân như thế nào?

Việc tối ưu hoá lợi nhuận kinh tế trong nông nghiệp hiện nay là vấn đề quan trọng hơn bao giờ hết, và để làm được điều này người nông dân cần hiểu rõ được vấn đề về nông nghiệp sinh thái và làm sao khi áp dụng nông nghiệp sinh...

Nhiều giáo viên mong mỏi điều này

Không ít trường hợp bạo lực học đường xảy ra và để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhiều giáo viên cho biết đã đến lúc cần tăng cường an ninh trường học. ...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Năm 2024, xuất khẩu thủy sản tăng tốc, chuyên gia VASEP dự báo thị trường trong năm 2025 còn đột phá hơn

Để hiểu rõ thêm về các kết quả của xuất khẩu thủy sản năm 2024 và định hướng thị trường trong năm 2025, PV Báo điện tử Dân Việt đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy...

Mưu sinh trong cái lạnh tê tái tại một ngôi chợ đầu mối ở Hà Nội

Giữa trời lạnh tê tái, người lao động tại chợ cá Yên Sở (quận Hoàng Mai) vẫn phải ngâm mình trong nước lạnh, tay trần bắt cá, khiêng đá lạnh để mưu sinh. Họ kiên cường bám trụ, vượt qua khó khăn để cung cấp hải sản cho người dân. ...

Bài đọc nhiều

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Cùng chuyên mục

Hành trình 25 năm RMIT trao gửi học bổng, kiến tạo tác động xã hội tích cực

Hơn 2 thập kỷ có mặt tại Việt Nam, Đại học RMIT Việt Nam đã trao tặng hàng ngàn suất học bổng cho nhiều tài năng trẻ trong nước và trên khắp thế giới, tiếp lửa hoài bão nâng cấp bản thân - kiến tạo tác động tích cực tới cộng đồng. Được thành lập theo lời mời của Chính phủ Việt Nam, kể từ khi có mặt tại Việt Nam vào năm 2000 tới nay, đại học RMIT Việt...

Nhiều trường chớp thời cơ đào tạo vi mạch bán dẫn

Trước nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao lĩnh vực bán dẫn, nhiều trường ĐH đã nhanh chóng mở các chương trình đào tạo liên quan ...

Phú Thọ cho học sinh nghỉ ngày thứ Bảy

Bắt đầu từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, tỉnh Phú Thọ thí điểm dạy học 5 ngày/tuần, học sinh được nghỉ ngày thứ Bảy.

Bộ GD&ĐT nới lỏng quy định xây trường không quá 5 tầng

Từ 2025, Bộ GD&ĐT cho phép các trường phổ thông được xây cao không quá 5 tầng, thay vì 3 tầng nhÆ° hiện nay nhằm giải quyết bài toán quá tải sÄ© số, thiếu lớp học. Nội dung trên được Bộ GD&ĐT đưa ra tại Thông tư 23/2024 quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.Đáng chú ý,...

Cần tô thắm vẻ đẹp Quân đội nhân dân Việt Nam, thấm nhuần vào thế hệ trẻ

80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam là một hành trình đầy tự hào, với những chiến công oanh liệt, sự hy sinh cao cả và cống hiến to lớn trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Mới nhất

Lan tỏa sản phẩm OCOP

baophutho.vn Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai sâu rộng trên tất cả các địa phương trong tỉnh, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, sản xuất theo quy trình và có kiểm soát chất lượng. Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm cũng được tỉnh quan...

LOTTE CHOCOLAT ra mắt bao bì Nhật Bản mới cùng hàng loạt ưu đãi hấp dẫn dịp cuối năm

Dịp cuối năm chính là thời điểm lý tưởng để cả gia đình cùng sum họp và gắn...

Giao lưu quân nhạc Việt Nam và 5 nước ASEAN

(CLO) Điểm nhấn của đêm diễn Giao lưu quân nhạc 2024 là màn hòa nhạc đặc biệt với sự tham gia của 180 nhạc công đến từ các nước. ...

Thế giới lao dốc; trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay 20/12, thế giới tiếp tục lao dốc, trong nước giá xăng đồng loạt tăng.

Giá tiêu trong nước hôm nay quay đầu giảm nhẹ

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 20/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 20/12. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 20/12/2024 như sau, giá...

Mới nhất

Lan tỏa sản phẩm OCOP