(PLVN) – Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển…
Hình ảnh minh họa. |
(PLVN) – Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển…
Việt Nam đã có bước phát triển kinh tế mạnh mẽ, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, từ một nước nông nghiệp lạc hậu, quy mô nền kinh tế nhỏ, trong những năm đầu đổi mới GDP chỉ đạt 26,3 tỷ USD; sau gần 40 năm, đến 2023, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 430 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt mức 4.300 USD, tăng 58 lần so với những năm đầu đổi mới. Những thành tựu phát triển vượt bậc đã giúp Việt Nam xác lập một vị thế mới trong nền kinh tế thế giới.
Đến nay với mạng lưới quan hệ kinh tế rộng khắp, bao gồm hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có nhiều FTA thế hệ mới, Việt Nam đã tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới và trở thành một trong 40 nền kinh tế có quy mô lớn nhất. Để Việt Nam tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, hợp tác kinh tế cần có những bước đổi mới, phát triển đột phá đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước.
Quá trình đổi mới sâu rộng đã giúp Việt Nam chuyển đổi thành công từ một nền kinh tế đóng cửa sang một nền kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với tư duy sáng tạo, độc đáo và cách làm riêng của người Việt Nam, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, ghi dấu ấn trong lịch sử, như lời của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Kỷ nguyên mới sẽ là Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới là những thành tựu vĩ đại đạt được sau 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Những thành tựu đã giúp Việt Nam tích lũy đủ thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 4 trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và thứ 35 trên thế giới, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất thế giới (theo công bố của Ngân hàng Thế giới (WB). Tỷ lệ nghèo của Việt Nam giảm thuộc loại nhanh nhất thế giới, từ 58,1% năm 1993 xuống còn ở mức 1,93% (tới hết tháng 9 năm 2024). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Từ một nền kinh tế đóng cửa khép kín, Việt Nam trở thành một nền kinh tế có mức độ hội nhập toàn cầu sâu rộng khi trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 đạt gần 700 tỷ USD, thu hút lượng đầu tư lớn từ nước ngoài đạt 23 tỷ USD, đây là mức đầu tư cao nhất của Việt Nam từ trước đến nay, ngay cả khi các thị trường lớn bị thu hẹp và chuỗi cung ứng toàn cầu còn nhiều đứt gãy.
Kỷ nguyên mới sẽ là Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Cơ sở định vị mục tiêu đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới là những thành tựu vĩ đại đạt được sau 40 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã giúp Việt Nam tích lũy đủ thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo.
Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại, từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để xác lập trật tự thế giới mới, đây cũng là thời kỳ cơ hội chiến lược quan trọng, giai đoạn nước rút của cách mạng Việt Nam để đạt mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, tạo tiền đề vững chắc đạt mục tiêu 100 năm thành lập nước.
Sự biến chuyển có tính thời đại đem đến thời cơ, thuận lợi mới nhưng cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức mới, trong đó thách thức nổi trội hơn. Tuy nhiên, thời cơ, vận hội vẫn có thể xuất hiện giữa những đột biến trong cục diện thế giới.
Trong Kỷ nguyên vươn mình, Việt Nam sẽ tập trung thúc đẩy năng lực sáng tạo, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đưa khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo trở thành động lực của phát triển đất nước nhanh và bền vững, bảo đảm phát huy cao nhất tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”; mở ra triển vọng phát triển mới, mở rộng không gian sinh tồn. Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và phát triển con người toàn diện là hai trụ cột quan trọng, tạo động lực bứt phá cho phát triển đất nước.
Đổi mới sáng tạo phải đi sâu và lan tỏa trong mọi mặt của đời sống xã hội, trong phát triển kinh tế, trở thành hoạt động thường xuyên, chủ chốt, tạo ra giá trị mới, đem lại những thay đổi đột phá cho doanh nghiệp, cho cộng đồng xã hội và cho đất nước. Hình thành mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo từ Trung ương tới vùng, địa phương, dẫn dắt và lan tỏa văn hóa đổi mới sáng tạo đến mọi người dân Việt Nam theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng trong thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, đánh dấu sự khởi đầu của một làn sóng phát triển mới của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam.
Chuyển đổi số, đổi mới, sáng tạo sẽ là giai đoạn bản lề để Việt Nam vươn lên phát triển. Mỗi người dân cần đóng góp công sức, trí tuệ cho phát triển của đổi mới sáng tạo nước nhà, góp phần đưa đất nước phát triển nhanh hơn và ghi nên những dấu son về đổi mới sáng tạo trên trường quốc tế. Điều đó đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, phải đổi mới sáng tạo, phát huy sức mạnh nội lực và tận dụng tri thức quốc tế mới có thể nâng cao năng suất, sức cạnh tranh, vì hạnh phúc của người dân và nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.
Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển. Các doanh nghiệp cần vận dụng tối đa các FTA là “bàn đạp” góp phần đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới.
Nguồn: https://baophapluat.vn/cac-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-la-ban-dap-thuong-mai-dua-nuoc-ta-tien-vao-ky-nguyen-moi-post535365.html