Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngQuy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản 2021...

Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản 2021 – 2030


Tăng quy mô diện tích các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu cư trú nhân tạo cho loài thuỷ sản biển
Tăng quy mô diện tích các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu cư trú nhân tạo cho loài thuỷ sản biển


Kế hoạch được ban hành nhằm định hướng cho các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Quy hoạch.

Cùng với đó, xây dựng lộ trình, tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Quy hoạch theo từng giai đoạn từ nay đến năm 2030; xác định phương thức, nguồn lực, cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong triển khai thực hiện.

Yêu cầu đặt ra là bảo đảm theo hướng tăng quy mô diện tích các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, khu cư trú nhân tạo cho loài thuỷ sản biển; kết hợp việc điều chỉnh số lượng tàu khai thác phù hợp với nguồn lợi thuỷ sản; giảm cường lực khai thác; kết hợp chuyển đổi nghề, ngư cụ khai thác thuỷ sản ảnh hưởng lớn đến môi trường, hệ sinh thái sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản…

Kế hoạch thực hiện

Đối với dự án đầu tư công, Kế hoạch nêu rõ, căn cứ mức vốn được giao trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030 của Quy hoạch.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiếp tục thực hiện đầu tư các dự án đã xác định nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; các dự án dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2026 – 2030 từ nguồn vốn đầu tư công, trong đó, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công; ưu tiên thực hiện các dự án giai đoạn trước còn dở dang, chưa đồng bộ để phát huy hiệu quả, cụ thể:

Đối với dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu bảo tồn biển, thứ tự ưu tiên đầu tư được xác định như sau: (1) đầu tư tại các khu bảo tồn biển được “chuyển tiếp” tại Quy hoạch; (2) đầu tư tại các khu bảo tồn biển cấp Quốc gia thành lập mới theo Quy hoạch; (3) đầu tư tại các khu bảo tồn biển cấp tỉnh thành lập mới theo Quy hoạch.

Đối với các dự án đầu tư hình thành khu cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển, thứ tự ưu tiên đầu tư được xác định như sau: (1) đầu tư tại khu vực ở vùng biển ven bờ nhằm ngăn chặn hoạt động của các tàu lưới kéo; (2) đầu tư tại các khu vực còn lại theo Quy hoạch.

Đối với các dự án đầu tư thực hiện nội dung quy hoạch về khai thác thủy sản thời kỳ 2021 – 2030: Thực hiện theo quy định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chịu trách nhiệm xem xét việc thực hiện các dự án, nhất là các dự án ưu tiên bảo đảm hiệu quả, khả thi theo đúng quy định và không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

Một số dự án ưu tiên như: Dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Bạch Long Vỹ; dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Cồn Cỏ; dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm; dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Lý Sơn; dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển Phú Quốc; dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Cô Tô – Đảo Trần; dự án thành lập mới khu bảo tồn biển Bái Tử Long…

Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

Theo Kế hoạch, đối với các dự án đầu tư hình thành khu cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển giai đoạn 2021 – 2025, đầu tư tại khu vực biển miền Trung bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển năm 2016.

Các dự án thực hiện nội dung quy hoạch về khai thác thủy sản thời kỳ 2021 – 2030: Thực hiện theo quy định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về kế hoạch sử dụng đất, mặt nước, Kế hoạch nêu rõ, nhu cầu sử dụng mặt nước đến năm 2030 đã được xác định tại khoản 3, mục III, Điều 1 và các Phụ lục I, II, III, IV, V, VI ban hành kèm theo Quyết định số 389/QĐ-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các bộ, ngành rà soát nhu cầu sử dụng đất phục vụ công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, phân kỳ đầu tư phù hợp với tiêu chí sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 – 2025 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng quy định.

Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thành lập, đầu tư và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển

Xác định các nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch, Kế hoạch nêu rõ, ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để thành lập, đầu tư và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển, khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thuỷ sản ở biển; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; giải quyết các vấn đề cấp bách trong bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

Bố trí nguồn nhân lực bảo đảm thực hiện Quy hoạch và tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả sản phẩm đầu tư công theo Kế hoạch.

7 chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch

Quyết định cũng nêu rõ 7 chính sách, giải pháp thực hiện quy hoạch gồm: 1. Thu hút đầu tư phát triển theo quy hoạch đã được phê duyệt; 2. Phát triển nguồn nhân lực; 3. Phát triển khoa học và công nghệ; 4. Bảo đảm an sinh xã hội; 5. Bảo vệ môi trường; 6. Bảo đảm nguồn lực tài chính; 7. Bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Trong đó, về phát triển khoa học và công nghệ, theo Kế hoạch, sẽ xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho việc đầu tư hình thành mới hoặc điều chỉnh diện tích khu bảo tồn biển; khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản ở biển; xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật về các nghề khai thác thủy sản làm cơ sở để chuyển đổi các nghề khai thác thủy sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản; nghiên cứu, bảo tồn và phát triển các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản đặc hữu; loài thủy sản có giá trị kinh tế và các hệ sinh thái biển đặc thù; tăng cường nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý các hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng dữ liệu số, bản đồ số các hoạt động bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.

Để bảo vệ môi trường, Kế hoạch nêu rõ, sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khu bảo tồn biển, đầu tư hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản ở biển; các dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích và thành lập mới các khu bảo tồn biển, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; giám sát, dự báo môi trường sống của các loài thủy sản; kịp thời phát hiện, xử lý ô nhiễm, suy thoái môi trường trên các thủy vực vùng nội địa và vùng biển.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với thực tế phát triển của ngành

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức công bố, phổ biến rộng rãi thông tin về Quy hoạch, Kế hoạch đến các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương và người dân biết, thực hiện; xây dựng bộ chỉ số giám sát, đánh giá thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch phục vụ công tác giám sát, đánh giá hiệu quả Quy hoạch; tổ chức hội nghị, hội thảo hướng dẫn, sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch, Kế hoạch.

Đồng thời thực hiện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thủy sản phù hợp với thực tế phát triển của ngành; chương trình quan trắc môi trường sống của các loài thủy sản phục vụ mục đích khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí các nguốn vốn cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương thực hiện các dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính căn cứ khả năng cân đối của ngân sách trung ương, trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và địa phương có liên quan, Bộ Tài chính chủ trì, tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí nguồn vốn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung của Quy hoạch.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các địa phương lập phương án, kế hoạch sử dụng đất, mặt nước, bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện có hiệu quả các nội dung quy hoạch; xây dựng các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản phù hợp với tính đặc thù của ngành, đảm bảo sự phát triển bền vững.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai các chính sách, giải pháp thúc đẩy, phát triển, mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại, giải quyết rào cản thương mại (nếu có) cho sản phẩm thủy sản khai thác.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi nội dung Quy hoạch, Kế hoạch; tổ chức hội nghị, hội thảo sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nội dung Quy hoạch, Kế hoạch trên địa bàn tỉnh; giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Các Hội, Hiệp hội ngành hàng trong ngành thủy sản phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân về nội dung và kế hoạch thực hiện Quy hoạch. Tham gia xây dựng thương hiệu sản phẩm thủy sản, hoạt động xúc tiến thương mại, đào tạo nghề, tập huấn cho ngư dân phát triển sinh kế, chuyển đổi nghề phù hợp; tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị, có trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả và bền vững.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/quy-hoach-bao-ve-va-khai-thac-nguon-loi-thuy-san-2021-2030.html

Cùng chủ đề

Sức mua cổ phiếu có thể nóng lên

(NLĐO) – Trong phiên 18-12, lực cầu cổ phiếu có tín hiệu tham gia sôi nổi. Nhà đầu tư kỳ vọng sức mua sẽ gia tăng trong phiên tiếp theo. ...

Quảng Ngãi giám sát bến cá tư nhân, bốc dỡ hải sản trên biển

Tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bền vững của ngành thủy sản tại Quảng Ngãi. Kiểm tra việc bốc dỡ thủy sản trên biểnCác...

Phấn đấu đến 2030, mở rộng diện tích, thành lập mới, quản lý hiệu quả 27 khu bảo tồn biển

Ngày 10/12, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1539/QĐ-TTg phê duyệt Đề án mở rộng, thành lập mới các khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2030, để đảm bảo diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 6% diện tích tự nhiên vùng biển Việt Nam. Một góc Khu bảo tồn biển Vườn quốc gia Núi Chúa...

Đại gia thủy sản miền Tây vốn nghìn tỷ bị ngân hàng rao bán tài sản

VietinBank Cà Mau thông báo bán tài sản của Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Thủy sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt để xử lý nợ. Giá khởi điểm giảm 4,1 tỷ đồng so với giá rao lần 1. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Cà Mau (VietinBank Cà Mau) thông báo bán tài sản của Công ty CP Kinh doanh chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Quốc Việt (lần 2)...

Thị trường có thể nới rộng đà tăng điểm

(NLĐO) - Nguồn cung cổ phiếu chưa lớn, dòng tiền vẫn đang chờ cơ hội khai thác, có thể giúp chứng khoán tăng thêm điểm số ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 5 BCĐ tổng kết thực hiện NQ số 18-NQ/TW

Kinhtedothi - Chiều 19/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW chủ trì phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thành viên Ban Chỉ đạo. Tại phiên họp, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo và thảo luận, cho ý...

Bệnh viện Thanh Nhàn ký kết hợp tác với Bệnh viện đa khoa Thanh Trì

Theo thỏa thuận hợp tác, Bệnh viện Thanh Nhàn và Bệnh viện đa khoa Thanh Trì sẽ cùng phối hợp trong việc chuyển giao kỹ thuật; đào tạo, tập huấn chuyên môn và nghiên cứu khoa học; công tác hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn; hỗ trợ nhân lực trực tiếp tham gia khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa Thanh Trì... Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà...

Hướng đi sáng tạo cho truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam

Sáng ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam, tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Với 2...

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng

Chiều 19/12, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và chỉ đạo Hội nghị. Dự hội nghị có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính...

Việt Nam sẽ vững tay chèo trong kỷ nguyên mới

Kinhtedothi - Là người gắn bó với Việt Nam, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski có bài viết tâm huyết về Kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước khi kết thúc nhiệm kỳ tại mảnh đất mà ông “để lại cả trái tim mình”. Lịch sử của các quốc gia hiếm khi đi theo đường thẳng. Cải cách chính sách và cơ cấu ít khi xảy ra, nhưng khi xuất hiện, chúng...

Bài đọc nhiều

TP.HCM trình đề án 10 năm làm xong 355 km đường metro thay vì 183 km

So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư. So với trước đây, TP.HCM đã tăng quy mô đầu tư 7 tuyến metro đến năm 2035 từ 183 km lên 355 km, và tăng thêm hơn 3 tỷ USD vốn đầu tư. Chiều...

FA”NU MEAL – Thương hiệu dinh dưỡng gia đình uy tín tại Việt Nam

Trong cuộc sống hiện đại, sức khỏe và dinh dưỡng là những yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi gia đình. Nắm bắt được xu hướng này, Công ty TNHH FA"NU - Dinh dưỡng gia đình số 1 đã ra đời mang lại những sản phẩm dinh dưỡng vượt trội và đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Tiết lộ gây ‘sốc’ về việc chậm triển khai dự án nhà ở xã hội 393 Lĩnh Nam, Hà Nội

(CLO) Mặc dù Hà Nội đã chỉ rõ tương đối đầy đủ nguyên nhân dẫn đến việc chậm triển khai các dự án nhà ở xã hội, thế nhưng, trong cuộc gặp gỡ báo chí mới đây, ông Nguyễn Hữu Đường, Chủ tịch Công ty TNHH Hòa Bình đã lý do...

Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51

Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng Dự án BOT đầu tư mở rộng Quốc lộ 51. Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51 Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến...

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững. "Với quan hệ hợp tác tốt với các quốc gia trên thế giới, đây là tài sản quý để Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không thế giới"- đây là khẳng định của ông Stephan Castet - Giám đốc Điều...

Cùng chuyên mục

Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Hiểm họa từ CBRN Theo ông Bùi Thế Nghị - Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất - Cục Hoá chất – Bộ Công Thương: Nguy cơ hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN) đang đe dọa...

Cơ hội vàng sở hữu BĐS siêu sang trên “đảo tỷ phú” đầu tiên của Việt Nam

(CLO) Cuối năm, không khí tại “đảo tỷ phú” Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) thêm phần sôi động khi các lễ hội Giáng sinh, chào đón năm mới đã sẵn sàng, tiến độ xây dựng và hoàn thiện của các phân khu và tiện ích được đẩy nhanh. Đặc...

Việt Nam SuperPortTM và Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải hợp tác thành lập Phòng thí nghiệm logistics

Ngày 17/12, Việt Nam SuperPortTM, trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) và Học viện Chuỗi cung ứng và Logistics Singapore (SCALA) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) thành lập Phòng thí nghiệm logistics tiên tiến và triển khai các sáng kiến nhằm tăng cường nguồn nhân lực cho ngành logistics Việt Nam.

Khu đất vàng 148 Giảng Võ được thêm vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024

(Dân trí) - Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa tại 148 Giảng Võ, quận Ba Đình (TP Hà Nội) có diện tích hơn 6,8ha và chiều cao tối đa 40 tầng. UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6490 về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình. Theo quyết định, TP Hà Nội bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình...

Chuyển đổi khu công nghiệp xanh cần phù hợp năng lực, có lộ trình

(Dân trí) - Các chuyên gia đánh giá khu công nghiệp xanh là xu thế tất yếu, song cần có lộ trình, cân nhắc việc chuyển đổi thông minh, phù hợp kinh tế địa phương. Tại sự kiện Diễn đàn khu công nghiệp Việt Nam 2024 diễn ra hôm nay (19/12),  ông Nguyễn Chí Toàn - Phó chủ tịch Liên Chi hội Bất động sản Công Nghiệp Việt Nam (VIREA) - nói xu hướng công nghiệp xanh trên thế giới...

Mới nhất

Xây dựng mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại

Trong những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. ...

Đại tướng Nguyễn Tân Cương tiếp Tư lệnh Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương

(ĐCSVN) - Đại tướng Nguyễn Tân Cương đề nghị thời gian tới, quân đội hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai các nội dung đã thống nhất, tập trung thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực: Trao đổi đoàn, đối thoại - tham vấn, đào tạo, khắc phục hậu quả chiến tranh, gìn giữ...

Hơn 1.400 giáo viên tham dự chương trình tập huấn AI

NDO - Đại học RMIT Việt Nam triển khai tập huấn miễn phí cho giáo viên trên cả nước trong khuôn khổ sáng kiến của trường nhằm hỗ trợ người làm công tác giáo dục nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ AI, đặc biệt là AI tạo sinh trong các hoạt động dạy và học....

Hiểm họa từ tác nhân CBRN đang gia tăng

Dễ phát tán, nhưng lại khó kiểm soát, các tác nhân CBRN không chỉ đe dọa sức khỏe con người, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến môi trường. Hiểm họa từ CBRN Theo ông Bùi Thế Nghị - Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hoá chất - Cục Hoá...

Điện Quang báo lỗ, ông Hồ Quỳnh Hưng không còn là người đại diện pháp luật

Ông Hồ Quỳnh Hưng, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Điện Quang, không còn là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp này. Người thay thế là ông Trần Quốc Toản. ...

Mới nhất