Trang chủDi sảnChi 24 tỉ trùng tu ngôi đình cổ gần 300 tuổi bên...

Chi 24 tỉ trùng tu ngôi đình cổ gần 300 tuổi bên bờ sông Lam


VHO – Đình Hoành Sơn (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) là di tích kiến trúc nghệ thuật đầu tiên của tỉnh Nghệ An được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt. Sau gần 300 năm tồn tại, Đình đã bắt đầu xuống cấp, hư hỏng một số hạng mục, UBND tỉnh Nghệ An cho phép trùng tu, tôn tạo với dự án có tổng mức đầu tư 24 tỉ đồng, từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn.

 Đình Hoành Sơn thuộc xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn (Nghệ An) được xây dựng và hoàn thành năm 1763, thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang – con trai thứ 8 của vua Lý Thái Tổ. Đình Hoành Sơn nổi danh bởi có nhiều chạm khắc trang trí trên gỗ độc đáo.

Tọa lạc trên diện tích khoảng 2.500 m2, đình Hoành Sơn nằm bên hữu ngạn dòng Lam, thuộc xóm 4, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn. Trước đây, đình có tên gọi là đình Nam Hoa, rồi đình Làng Ngang, thuộc tổng Nam Kim.

Chi 24 tỉ trùng tu ngôi đình cổ gần 300 tuổi bên bờ sông Lam - ảnh 1
Những cấu kiện gỗ được đánh dấu chi tiết. Sau khi hạ giải xuống để tu bổ sẽ được lắp lại nguyên như ban đầu. Ảnh: Ngọc Tú

Đình Hoành Sơn xây năm 1763, Đại đình được tạo bởi 6 bộ vì với 32 cột, rộng hơn 330 m2, dựng theo lối nhà 7 gian. Nghệ thuật chạm khắc tập trung trên các cấu kiện gỗ ở xà, kẻ, con rường của đại đình. Nổi bật là hình tượng tứ linh (long, ly, quy, phượng), kế đó là đề tài minh họa điển cố, điển tích.

Ngoài việc chạm khắc các đề tài trên cấu kiện gỗ, ở gian giữa của đại đình, các nghệ nhân xưa còn tô điểm thêm bằng những bức y môn đẹp, đậm chất nghệ thuật cùng nhiều bức đại tự cổ bằng chữ Hán. Giới nghiên cứu và chuyên gia về lĩnh vực kiến trúc đánh giá đây là ngôi đình tiêu biểu của miền Trung, có nghệ thuật chạm khắc đẹp nhất cả nước.

Chi 24 tỉ trùng tu ngôi đình cổ gần 300 tuổi bên bờ sông Lam - ảnh 2
Đình Hoành Sơn được hạ giải trùng tu

Công trình được Thủ tướng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt năm 2017.

Trải qua biến thiên của thời gian, nhiều hạng mục, cấu kiện tại đình bị xuống cấp, hư hỏng, tỉnh Nghệ An đã đưa danh mục trùng tu đình Hoành Sơn vào đầu tư trung hạn 2021-2025, nay mới thực hiện được.

Dự án nhằm tu bổ, tôn tạo đình chính, xây dựng nhà vệ sinh, am hóa vàng, bia dẫn tích, nghi môn, tường rào, hạ tầng kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị, đồ tế khí, thi công trong 3 năm.

Chi 24 tỉ trùng tu ngôi đình cổ gần 300 tuổi bên bờ sông Lam - ảnh 3
Toàn cảnh đại đình Hoành Sơn khi chưa hạ giải

Theo Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Nghệ An, đình Hoành Sơn nhiều lần được sửa chữa, song đây là lần tu bổ quy mô nhất kể từ khi được xếp hạng. Khi hạ giải, Sở đã mời Cục Di sản văn hóa về đánh giá, chỉ một số cấu kiện hư hỏng nặng, không thể phục hồi mới phải thay, còn lại giữ nguyên bản để đảm bảo nét cổ kính.

Đơn vị thi công cử 15 thợ mộc lành nghề phụ trách mảng điêu khắc – điểm nhấn của đình. Với những cấu kiện gỗ bị mối mọt dưới chân hoặc ở giữa, thợ sẽ cắt bỏ phần bị hư hỏng, sau đó sử dụng khối gỗ tương ứng ghép vào bằng keo.

Ông Nguyễn Văn Quang, trú xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, Nghệ An có hơn 25 năm theo nghề mộc chia sẻ những chi tiết gỗ trong đình được chạm trổ rất tinh xảo. Quá trình tu sửa, ông và những người thợ phải cẩn thận, nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến những điêu khắc trên gỗ. “Với những phần gỗ bị hỏng chúng tôi sẽ tiến hành bỏ phần hỏng và lấy phần gỗ mới tương ứng với chủng loại và kích thước để đắp bù vào bằng keo. Khó nhất chính là những phần gỗ điêu khắc bị hư hỏng một phần. Chúng tôi phải điêu khắc lại các họa tiết tương ứng rồi ghép vào”, ông Quang cho biết thêm. 

Đình Hoành Sơn sau khi chỉnh trang sẽ là nơi thờ tự, sinh hoạt cộng đồng và tổ chức các lễ hội lớn của địa phương, phát triển du lịch.



Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/chi-24-ti-trung-tu-ngoi-dinh-co-gan-300-tuoi-ben-bo-song-lam-115618.html

Cùng chủ đề

Sản phẩm OCOP tạo điểm nhấn cho nông nghiệp Nghệ An

Ngành nông nghiệp Nghệ An tiếp đà thắng lợi toàn diện trong năm 2024, bước đột phá của các sản phẩm OCOP là nét cọ tươi sáng trong bức tranh đầy sắc màu. Năm 2024 Sở NN-PTNT Nghệ An đã hoàn thành 24 nhiệm vụ được giao, bao gồm 13 nghị quyết của HĐND tỉnh và 11 nhiệm vụ khác. Các chỉ tiêu cơ bản, trọng tâm của ngành đều hoàn thành và vượt mức kế hoạch, như tổng sản phẩm (GRDP)...

Bắt ‘tú bà’ trốn truy nã 16 năm ở nước ngoài

Ngày 19/12, theo tin từ Công an TP Vinh (Nghệ An), đơn vị vừa bắt giữ đối tượng truy nã Nguyễn Thị Thanh (SN 1979), trú tại xã Vân Diên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) sau 16 năm lẩn trốn ở nước ngoài.Trước đó, năm 2007, Nguyễn Thị Thanh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An khởi tố về tội chứa mại dâm, nhưng cho tại ngoại. Sau đó, TAND thành phố Vinh đưa...

VSIP đề xuất xây dựng thêm khu công nghiệp diện tích 220 ha tại Nghệ An

Theo tờ trình của Công ty TNHH VSIP Nghệ An, dự án Khu công nghiệp VSIP Nghệ An 3 được đề xuất xây dựng tại Khu Công nghiệp số 8, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên với quy mô 220 ha. VSIP đề xuất xây dựng thêm khu công nghiệp diện tích 220 ha tại Nghệ AnTheo tờ trình của Công ty TNHH VSIP Nghệ An, dự án Khu công nghiệp VSIP Nghệ An 3 được đề xuất xây...

Cụ ông 71 tuổi thủng tá tràng vì ngậm tăm khi ngủ

Một cụ ông ở Nghệ An bị chiếc tăm tre dài 5cm đâm thủng tá tràng do có thói quen ngậm tăm khi ngủ. Ngày 19-12, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa 115 Nghệ An cho biết các bác sĩ của bệnh viện...

Triệt phá đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Ngày 18/12, theo tin từ Công an TP Vinh (Nghệ An), đơn vị vừa phá thành công chuyên án trộm cắp, tiêu thụ xe gian, thu giữ 25 xe máy trị giá hơn 500 triệu đồng và nhiều tài sản có giá trị khác.Trước đó, khoảng 10h ngày 15/12, Ban chuyên án đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ bắt giữ Trần Thiện Nhân (SN 2007, trú tại xã Nghi Kim, TP Vinh), Nguyễn Lê Văn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tôn vinh các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam

Tối 17.12, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 -22.12.2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác đảng và công tác chính trị, Bộ Công an, Nhà hát Hồ Gươm đã tổ chức chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành”. Tổng Bí thư Tô Lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự chương trình Dự...

Hơn 93 tỉ đồng tu bổ, tôn tạo di tích quốc đặc biệt Tháp Dương Long

VHO - Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Dương Long ở huyện Tây Sơn được tỉnh Bình Định phê duyệt dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo với kinh phí hơn 93 tỉ đồng. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh vừa ký quyết định số 4215/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án tu bổ, tôn tạo...

Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia bia “Sùng Chi bi kỷ“

Ngày 15.12.2024, UBND huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã Tùng Lộc và con cháu dòng họ Hà tổ chức Lễ công bố quyết định về Bảo vật quốc gia-Bia "Sùng Chi bi kỷ" và đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử quốc gia lăng mộ Hà Công Trình. Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc phát biểu khai mạc Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc...

Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 16.12, Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị đã tổ chức bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sau 4 ngày diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc. Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình”, Ngày hội Văn...

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024) đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM với nhiều hoạt động. Triển lãm và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam đang diễn ra tại Đường Sách TP.HCM Chương trình do Sở TT&TT TP.HCM phối hợp với...

Bài đọc nhiều

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

30 năm Di sản Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Phát triển xứng tầm Di sản

30 năm qua, Vịnh Hạ Long đã đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của Quảng Ninh, góp phần quan trọng đưa du lịch trở thành một trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Cách đây 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long của Việt Nam được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Đây là "bước chân" đầu tiên, mở đường cho những danh hiệu nổi bật mà Vịnh Hạ...

30 năm vịnh Hạ Long được vinh danh Di sản thiên nhiên thế giới

Lễ kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới vừa được tổ chức long trọng, ý nghĩa.   Các đại biểu dự buổi lễ - Ảnh: Báo Quảng Ninh Tối 14-12, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên thế giới (1994-2024). Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại chặng đường...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

Ấn tượng kỳ Festival “Dòng chảy di sản”

Tối 30/11, hàng nghìn người dân và du khách đã đổ về Khu du lịch Thung Nham dự lễ bế mạc Festival Ninh Bình lần thứ III với chủ đề "Dòng chảy di sản". Lễ bế mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 với chủ đề Dòng chảy di sản tối 30/11, với chương trình nghệ thuật Í a Fest đặc sắc đã thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương. Ông Tống Quang Thìn - Phó Chủ tịch Thường...

Cùng chuyên mục

Tái hiện nghi lễ tế Đàn Nam Giao vương triều Hồ

Sáng 24/3, tại Đàn tế Nam Giao vương triều Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), Hội đồng họ Hồ Thanh Hóa, Trung tâm bảo tồn Di sản thành nhà Hồ đã phối hợp tổ chức lễ giỗ lần thứ 602 của Thánh Nguyên Hoàng đế - Hồ Quý Ly và kỷ niệm 622 năm vương triều Hồ lập Đàn tế Nam Giao (1402-2024). Trong không khí trang nghiêm và linh thiêng, con cháu họ Hồ cả nước, người dân,...

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà còn là tài sản của thế giới. Vì vậy, công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị của...

Hình mẫu trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Mỹ Sơn

Sau 25 năm được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa thế giới, Mỹ Sơn trở thành một quần thể kiến trúc Chămpa với những nhóm tháp được bảo tồn nguyên vẹn, cùng kho tàng văn hóa phi vật thể phong phú. Khu đền tháp đổ nát được vinh danh di sản Cách đây 25 năm, vào ngày 4/12/1999, khu đền tháp Mỹ Sơn được tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hoá Liên Hợp Quốc (UNESCO) vinh danh...

Khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên: Phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch

Theo chuyên gia, khai thác tiềm năng di sản văn hóa Tây Nguyên cần chú trọng việc bảo tồn gắn với phát triển du lịch. Các di sản văn hóa là giá trị cốt lõi để phát triển du lịch đặc trưng ở các vùng miền, các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Nhiều sản phẩm du lịch gắn với phát huy giá trị văn hóa cũng được các địa phương khai thác thành công. Gia Lai là tỉnh miền...

Đánh giá sâu sắc về 65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

Chiều 14/12 tại Hà Nội, Cục Di sản Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Hội nghị - Hội thảo "65 năm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa". Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương nhấn mạnh: Từ những văn bản đầu tiên về bảo vệ di sản văn hóa, như Sắc lệnh số 65 do Chủ tịch...

Mới nhất

Đau bụng nhiều ngày, đi khám phát hiện ‘thủ phạm’ trong túi mật

Suốt nhiều ngày liền, chị L.T.B.T (32 tuổi, ngụ Long An) bị đau vùng thượng vị, ấn đau vùng hạ sườn phải kèm...

Mỹ đem gì đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?

Trưng bày tại không gian ngoài trời rộng lớn, quân đội Mỹ đem đến Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 5 loại vũ khí với nhiều điểm đáng chú ý. Xe vận tải chiến thuật hạng trung FMTV Dòng phương tiện chiến thuật hạng trung (FMTV) là một hệ thống...

Làm rõ giải pháp, trách nhiệm trong xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông

Kinhtedothi-Sáng 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực HĐND TP Hà Nội, các đại biểu chất vấn lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của TP liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn...

Mới nhất