Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPChương Mỹ giải bài toán nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Chương Mỹ giải bài toán nguyên liệu cho sản phẩm OCOP

Chương Mỹ là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Đây là tiềm năng rất lớn để huyện khai thác lợi thế phát triển sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).

Tuy nhiên, vấn đề nguyên liệu sản xuất của một số nhóm ngành như mây, tre đan vẫn còn những khó khăn. Vì thế, việc chủ động nguồn nguyên liệu cho phát triển sản phẩm là một trong những giải pháp trọng tâm đã và đang được huyện thực hiện quyết liệt.

Chương Mỹ giải bài toán nguyên liệu cho sản phẩm OCOP
Nhiều sản phẩm mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ đã được đánh giá phân hạng OCOP

Phát huy lợi thế địa phương

Từng tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, Nghệ nhân ưu tú Hoàng Văn Hạnh, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Mây Việt (thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) cho biết, những năm trước, công ty có 10 sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao. Sản phẩm mây, tre đan đạt chứng nhận OCOP có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, chủng loại phong phú, giúp doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội quảng bá rộng rãi tại thị trường trong và ngoài nước, từ đó nâng tầm thương hiệu sản phẩm. Hiện tại, sản phẩm của công ty đã xuất khẩu tới nhiều nước trên thế giới, được du khách quốc tế (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…) ưa chuộng. Cuối năm 2023, công ty tiếp tục tham gia đánh giá 2 sản phẩm là bàn trà đan mây, mâm sâu mây guột và đã được công nhận OCOP.

Còn theo Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch Hiệp hội Mây tre đan Phú Vinh – xã Phú Nghĩa, ở thôn Phú Vinh có hàng trăm hộ làm nghề mây, tre đan dưới hình thức các tổ hợp, cơ sở sản xuất, công ty trách nhiệm hữu hạn… Đáp ứng nhu cầu của thị trường, các nghệ nhân, thợ giỏi làng nghề đã không ngừng sáng tạo mẫu mã sản phẩm mới, có giá trị sử dụng và tính thẩm mỹ cao, được xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới. Trong đó có nhiều sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP và đã đạt sản phẩm OCOP 3-4 sao.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Tống Văn Thái thông tin, trên địa bàn huyện hiện có 35 làng đã được UBND thành phố công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống; trong đó có tới 27 làng nghề mây, tre đan xuất khẩu. Ngoài ra, huyện có 4 làng nghề sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ, 1 làng nghề sản xuất nón lá, 1 làng nghề điêu khắc đá, 1 làng nghề chế biến nông sản thực phẩm và 1 làng nghề thêu. Đây là lợi thế rất lớn để các địa phương phát triển sản phẩm OCOP. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 183 sản phẩm OCOP đã được chứng nhận, tập trung ở 21/32 xã, thị trấn. Trong số các sản phẩm được công nhận, có 80 sản phẩm thuộc nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Cuối tháng 9 vừa qua, huyện Chương Mỹ tiếp tục đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1 của năm 2024 và đã có thêm 23 sản phẩm bảo đảm các tiêu chí, đang chờ được công nhận.

Xây dựng nguồn nguyên liệu bền vững

Trong số các làng nghề được công nhận của huyện Chương Mỹ, xã Phú Nghĩa có 7 làng nghề mây, tre đan; xã Đông Phương Yên có 6 làng nghề mây, tre đan; xã Trường Yên có 2 làng nghề mộc mỹ nghệ và mây, tre đan; xã Lam Điền có 1 làng nghề mây, tre đan… Việc các hộ sản xuất tham gia vào Chương trình OCOP không những góp phần duy trì, bảo tồn và phát triển làng nghề, mà còn đẩy mạnh tạo dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ; đồng thời, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trong vùng.

Các làng nghề mây, tre đan có nhiều lợi thế để phát triển, song ngành sản xuất này trên địa bàn huyện Chương Mỹ hiện phải đối diện với nhiều khó khăn, nhất là về nguyên liệu. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Trung cho biết: “Trước đây, các loại mây, song phục vụ sản xuất có thể mua dễ dàng từ các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng hiện nay nguồn cung từ vùng này bị thiếu hụt nghiêm trọng, chúng tôi phải nhập khẩu nguyên liệu từ Lào, Campuchia, Indonesia…, nên chi phí sản xuất bị đẩy lên cao và không chủ động được nguồn nguyên liệu”.

Theo Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ, toàn huyện hiện có 142 đơn vị tổ hợp, hợp tác xã, doanh nghiệp của 32 xã, thị trấn chuyên sản xuất các mặt hàng mây, tre, lá, cỏ. Mỗi năm các đơn vị này tiêu thụ khoảng 600 tấn mây; 700 tấn song; 500 nghìn cây tre, nứa, giang; 100 nghìn cây trúc; 500 tấn cỏ tế. Hiện nguồn nguyên liệu đang ngày một thiếu hụt, trong khi đó giá bán sản phẩm bị khống chế bởi các nhà nhập khẩu, nên thu nhập từ nghề mây, tre đan thấp.

Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn nguyên liệu, những hộ sản xuất mây, tre, giang đan huyện Chương Mỹ đang hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, chế biến, xử lý nguyên liệu từ các loại cây đu đủ, mướp, chuối. Các nghệ nhân, thợ giỏi đã nghiên cứu, sáng tạo mẫu mã từ các loại vật liệu trên để tạo ra sản phẩm thủ công bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật cho xuất khẩu và bước đầu được khách hàng đón nhận. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu xử lý bài toán thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu sản xuất mây, tre, giang đan hiện nay.

Tuy nhiên, Hà Nội rất khó có nguồn nguyên liệu tại chỗ cho các làng nghề. Do vậy, về lâu dài, các làng nghề mây, tre đan mong muốn thành phố và huyện Chương Mỹ hỗ trợ liên kết với các tỉnh xây dựng vùng nguyên liệu bền vững, dài lâu để phục vụ sản xuất.

nguồn: https://hanoimoi.vn/chuong-my-giai-bai-toan-nguyen-lieu-cho-san-pham-ocop-681312.html

Cùng chủ đề

Trà chùm ngây Hồng Vân, sản phẩm OCOP 4 sao

Trà chùm ngây Hồng Vân - sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 4 sao đã được ngành Y tế chứng nhận có tác dụng phòng bệnh ung thư. Sản phẩm này có thể bổ sung canxi, phòng, chống loãng xương, chống thoái hoá điểm vàng, tốt cho da và làm giảm cơn đau đầu. Là xã nằm ven sông Hồng, chuyên làm nông nghiệp, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín trở thành điểm du lịch sinh...

Tánh Linh tận dụng thế mạnh đặc sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tận dụng những nông sản đặc trưng, thế mạnh như gạo, sầu riêng, yến sào…để xây dựng sản phẩm OCOP có giá trị. Huyện Tánh Linh phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: ĐB. Không chỉ thị trường trong tỉnh đón nhận, hiện 2 sản phẩm gạo (gạo ST 25, gạo lứt ST 25) của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) đã có mặt tại thị trường các...

Thêm cơ hội để người dân Thủ đô tiếp cận nông sản, sản phẩm OCOP

Chương trình "Tự hào Nông sản Việt Nam" diễn ra từ nay đến hết ngày 1/12, tại công viên Long Biên, Hà Nội, mang đến cơ hội tiếp cận đa dạng các sản phẩm OCOP, nông sản chất lượng từ 32 tỉnh, thành trên cả nước. Với hơn 120 gian hàng và 1.500 dòng sản phẩm trưng bày, sự kiện không chỉ góp phần quảng bá, xúc tiến thương mại mà còn tạo điểm nhấn thu hút đông đảo...

Bà Rịa-Vũng Tàu giới thiệu sản phẩm OCOP thông qua tuần lễ du lịch

NDO - Trong khuôn khổ tuần lễ du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2024, diễn ra trong 3 ngày từ 27/12 đến 29/12, lần đầu tiên tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với Làng nghề truyền thống tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” tại thành phố Vũng Tàu. Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm tinh bột nghệ và nhung hươu của nông dân huyện Xuyên Mộc: (Ảnh: Báo...

Bánh chưng Giang Sơn Đông đạt sản phẩm OCOP 3 sao năm 2023

Nếu như ai một lần đi qua dốc Truông Dong, xóm Tân Thịnh, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An để một lần được thưởng thức chiếc bánh chưng nóng hổi ở đây, mọi người hẳn sẽ nhớ mãi hương vị thơm ngon được làm từ gạo nếp, nhân đỗ xanh, thịt lợn sạch cùng tiêu, hành… Nhờ làm nghề bánh chưng mà nhiều hộ gia đình nơi đây trở nên khấm khá, làm giàu nuôi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Mở hướng phát triển mới cho Ba Vì

Ba Vì là một trong những địa phương ở Hà Nội sở hữu nhiều sản vật nổi tiếng. Những sản phẩm đặc trưng, mang đậm dấu ấn địa phương như chè búp khô, sữa bò, thịt và giò đà điểu, gà đồi, mật ong, miến dong... từ lâu đã trở thành thế mạnh riêng của vùng. Đặc biệt, các sản vật này ngày càng được nâng tầm khi được đưa vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để...

Trà chùm ngây Hồng Vân, sản phẩm OCOP 4 sao

Trà chùm ngây Hồng Vân - sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 4 sao đã được ngành Y tế chứng nhận có tác dụng phòng bệnh ung thư. Sản phẩm này có thể bổ sung canxi, phòng, chống loãng xương, chống thoái hoá điểm vàng, tốt cho da và làm giảm cơn đau đầu. Là xã nằm ven sông Hồng, chuyên làm nông nghiệp, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín trở thành điểm du lịch sinh...

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Bài đọc nhiều

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Gắn phát triển du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, thời gian gần đây tỉnh Quảng Ngãi đã lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là một trong hai điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao của tỉnh Quảng...

Bắc Bình: Thêm 4 sản phẩm đạt OCOP 3 sao

UBND huyện Bắc Bình vừa tổ chức đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) năm 2024. Theo đó, có 4 sản phẩm được hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện được thẩm định gồm: Sản phẩm Du lịch Bàu Trắng U&Me của chủ hộ kinh doanh ông Phạm Văn Trọng, thôn Hồng Lâm, xã Hòa Thắng; sản phẩm Yến sào FATHI – chủ thể là hộ kinh doanh yến...

Thanh Hóa có hơn 1.000 sản phẩm OCOP trên sàn thương mại điện tử

(Dân Sinh) - Tỉnh Thanh Hóa hiện có khoảng 600 doanh nghiệp tham gia quảng bá bán hàng trên các sàn thương mại điện tử với hơn 1.000 sản phẩm OCOP các loại. Sáng 24/10, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai trương “Trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hoá năm 2024”; "Kết nối cung - cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024". Hoạt động...

Tánh Linh tận dụng thế mạnh đặc sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tận dụng những nông sản đặc trưng, thế mạnh như gạo, sầu riêng, yến sào…để xây dựng sản phẩm OCOP có giá trị. Huyện Tánh Linh phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: ĐB. Không chỉ thị trường trong tỉnh đón nhận, hiện 2 sản phẩm gạo (gạo ST 25, gạo lứt ST 25) của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Đức Bình (huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) đã có mặt tại thị trường các...

Cùng chuyên mục

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP): Mở hướng phát triển mới cho Ba Vì

Ba Vì là một trong những địa phương ở Hà Nội sở hữu nhiều sản vật nổi tiếng. Những sản phẩm đặc trưng, mang đậm dấu ấn địa phương như chè búp khô, sữa bò, thịt và giò đà điểu, gà đồi, mật ong, miến dong... từ lâu đã trở thành thế mạnh riêng của vùng. Đặc biệt, các sản vật này ngày càng được nâng tầm khi được đưa vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để...

Trà chùm ngây Hồng Vân, sản phẩm OCOP 4 sao

Trà chùm ngây Hồng Vân - sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) 4 sao đã được ngành Y tế chứng nhận có tác dụng phòng bệnh ung thư. Sản phẩm này có thể bổ sung canxi, phòng, chống loãng xương, chống thoái hoá điểm vàng, tốt cho da và làm giảm cơn đau đầu. Là xã nằm ven sông Hồng, chuyên làm nông nghiệp, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín trở thành điểm du lịch sinh...

Giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng của đồng bào Cơ Tu

(Chinhphu.vn) - Sáng 15/8, tại huyện miền núi Đông Giang, tỉnh Quảng Nam đã diễn ra Lễ hội ớt A Riêu lần thứ I năm 2024, nhằm giới thiệu, quảng bá du lịch và sản phẩm nông sản địa phương, đặc biệt là cây ớt A Riêu - sản phẩm OCOP 4 sao đặc trưng của đồng bào Cơ Tu.   Ông Lê Văn Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam (giữa) cùng lãnh đạo địa phương giới thiệu, quảng bá...

Cà Mau: Nỗ lực đưa các sản phẩm OCOP không ngừng vươn xa

(VTC News) - Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình OCOP, tỉnh Cà Mau công nhận được 128 sản phẩm OCOP, doanh thu từ các sản phẩm tăng từ 10-30%. Tỉnh Cà Mau có vị trí địa lý đặc biệt với sự kết hợp hài hòa của biển, rừng, cùng sự đan xem giữa các hệ sinh thái mặn, ngọt, lợ đã tạo ra nhiều loại sản vật, đặc sản đặc trưng, độc đáo, mang nhiều yếu tố truyền thống...

Sơn La đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP góp phần xây dựng nông thôn mới

Trong những năm qua, tỉnh Sơn La đã tập trung đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, có thương hiệu, vừa góp phần giảm nghèo, vừa thúc đẩy xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Mường La là huyện có diện tích vùng trồng cây ăn quả lớn của tỉnh Sơn La. Những năm qua, để nâng cao chất lượng, giá trị các sản phẩm đặc sản, chủ lực...

Mới nhất

2 nạn nhân vụ cháy quán hát phải hồi sức đặc biệt

(NLĐO) - Trong 4 nạn nhân vụ cháy quán hát ở Hà Nội đang được điều trị, có 2 người bị ngạt khói, tổn thương phổi, phải...

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

DNVN - Ngày 18/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức hội thảo “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp...

Đẩy mạnh chuyển đổi số tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

DNVN - Ngày 18/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) tổ chức hội thảo “Định hướng công tác chuyển đổi số tại Liên hiệp...

Fed giảm lãi suất lần 3 liên tiếp, Phố Wall chao đảo

Ngày 18-12, sau cuộc họp kéo dài hai ngày, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bỏ phiếu thông qua quyết định cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống phạm vi 4,25 - 4,50%. ...

Fed giảm lãi suất lần 3 liên tiếp, Phố Wall chao đảo

Ngày 18-12, sau cuộc họp kéo dài hai ngày, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bỏ phiếu thông qua quyết định cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống phạm vi 4,25 - 4,50%. ...

Mới nhất

Tăng mạnh dịp cận Tết