Trang chủKinh tếNông nghiệpBộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị quan tâm hộ nghèo, đồng bào DTTS

Tại Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị các địa phương cần quan tâm đến người nghèo, người dân tộc thiểu số, người có uy tín.

Ngày 18/12, tại Thái Nguyên đã diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025) và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030) khu vực phía Bắc.

 Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi mang lại nhiều dấu ấn quan trọng  

Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 – 2025), ông Y Vinh Tơr – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc nhấn mạnh, mặc dù Chương trình MTQG DTTS và MN được tổ chức thực hiện chính thức từ nửa cuối năm 2022, tuy nhiên bằng sự nỗ lực và tính chủ động của nhiều địa phương trên địa bàn trong tổ chức triển khai thực hiện và lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh, mà một số chỉ tiêu ước đến 31/12/2024 đã hoàn thành, vượt mục tiêu kế hoạch được giao.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đề nghị cần quan tâm đến người dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: T.S

Theo kế hoạch, cả giai đoạn 2021 – 2025, nguồn lực thực hiện Chương trình của 19 tỉnh là 47.157,367 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương đầu tư hỗ trợ là 37.890,499 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương là 9.274,140 tỷ đồng. Kết quả giải ngân vốn thực hiện Chương trình MTQG dân tộc thiểu số và miền núi nguồn vốn được giao giai đoạn 2021-2024 đến thời điểm 30/9/2024 là: Vốn ngân sách Trung ương đạt 58,3%; Vốn ngân sách địa phương đạt 75,7%.

Chương trình có 9 nhóm mục tiêu cơ bản với tổng cộng 24 chỉ tiêu cơ bản được Quốc hội giao đến hết năm 2025. Trong số 8 nhóm mục tiêu đã và đang được rà soát kết quả bước đầu cho thấy việc hoàn thành các phần lớn các chỉ tiêu. Trong đó có 5/8 nhóm mục tiêu cơ bản đã đạt. Đơn cử như: Mục tiêu về tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số…

Từ những kết quả đã đạt được, Ủy ban Dân tộc tiếp tục đề ra những mục tiêu của chương trình giai đoạn II là: Tiếp tục giữ vững mục tiêu của Chương trình trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước; giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn…

Trong đó có một số chỉ tiêu cụ thể như: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 bình quân chung của cả nước; Giảm hộ nghèo xuống dưới 10%. Cơ bản không còn các xã, thôn đặc biệt khó khăn; 70% số xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn nông thôn mới…

“Có thể thấy, một số địa phương trên địa bàn các tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi khu vực phía Bắc đã đạt được kết quả tương đối tốt trong việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của chương trình theo tiến độ hàng năm, một số tỉnh đã và sẽ đạt các mục tiêu của Chương trình đề ra như: Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Hà Nội, Thái Nguyên….”, ông Y Vinh Tơr nhấn mạnh.

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc cho biết thêm, dự kiến đến hết năm 2025 mục tiêu về tỷ lệ giảm nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các địa phương (phấn đấu đạt 3% /năm), trong đó một số tỉnh có tỷ lệ giảm nghèo cao như: Lào Cai 6,4%, Điện Biên 5,1%, Yên Bái 5%, các tỉnh còn lại đều đạt và vượt mục tiêu đề ra. Phấn đấu số xã ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, dự kiến đến cuối năm 2025 đạt 424 xã (94,2%); Số thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn dự kiến đến cuối năm 2025 đạt 3.322 thôn (75,2%).

Đến nay, theo báo các của các địa phương, thu nhập bình quân của 19 tỉnh vùng dân tộc thiểu số và miền núi khu vực phía Bắc đạt 52,7 triệu đồng/người/năm, ước tính đến hết giai đoạn đạt 57,8 triệu đồng/người/năm (tăng 4,2 lần thu nhập bình quân vùng dân tộc thiểu số năm 2019). Trong đó, thu nhập bình quân đầu người của một số tỉnh khá cao như: Lào Cai 104 triệu đồng/người/năm, Quảng Ninh 100 triệu đồng/người/năm, Ninh Bình 68 triệu đồng/người/năm, Hà Nội 80 triệu đồng/người/năm.

“Nhìn chung, tính đến thời điểm báo cáo, các tỉnh/thành phố trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi khu vực đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình. Một số địa phương đạt kết quả tương đối tốt trong việc hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu theo tiến độ hàng năm; dự kiến đến hết giai đoạn có 5 tỉnh, thành phố sẽ hoàn thành 100% các mục tiêu, chỉ tiêu được giao là Hà Nội, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lạng Sơn, Thái Nguyên”, ông Y Vinh Tơr đánh giá.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đề nghị cần quan tâm đến người dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Ông Y Vinh Tơr – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (2021 – 2025). Ảnh: T.S

Sắp xếp bộ máy tổ chức hợp lý, đồng bộ, thống nhất từ đầu mối đến con người

Phát biểu kết luận hội nghị, ông Hầu A Lềnh – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhấn mạnh 3 nhiệm nhiệm vụ trọng tâm cần làm trong thời gian tới.

Thứ nhất, đối với kết quả của hội nghị với những kiến nghị của các địa phương, đề nghị các thành viên của Ban chỉ đạo Trung ương có những ghi nhận và giải đáp kịp thời nếu thuộc phạm vi thẩm quyền, còn những vấn đề không thuộc phạm vi thẩm quyền thì cần có trách nhiệm kiến nghị với cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

Thứ hai, đề nghị cơ quan chủ trì, văn phòng điều phối và các vụ, đơn vị, uỷ ban, tiếp thu nghiêm túc, phân loại rõ ràng. Đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát, quan tâm hệ thống văn bản pháp lý, trình tự thủ tục hồ sơ.

Thứ ba, về nội dung chương trình, phạm vi đối tượng, nội dung chính sách, nguồn lực thực hiện. Cần thực hiện việc phân công gắn với phân cấp, phân quyền.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đề nghị cần quan tâm đến người dân tộc thiểu số - Ảnh 4.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T.S

Trên cơ sở rút kinh nghiệm những bài học, vướng mắc, đề xuất kiến nghị, cần tập trung trọng tâm, trọng điểm định hướng của từng địa phương để bàn bạc, thống nhất, xác định rõ nội dung cụ thể để giải quyết dứt điểm.

Đồng thời, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo, rà soát, đánh giá theo quan điểm thống nhất, ban chỉ đạo các tỉnh có sự chỉ đạo quyết liệt, đề nghị các sở, ngành, thành viên phối hợp với Ban dân tộc các tỉnh tập trung đánh giá thật kỹ. 

“Rất mong các tỉnh quan tâm đến việc sắp xếp bộ máy tổ chức cho hợp lý, đồng bộ, thống nhất từ đầu mối đến con người”, ông Hầu A Lềnh nói.

Ban Dân tộc các tỉnh được đề nghị chủ động phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND tỉnh, ban chỉ đạo cấp tỉnh làm tốt hơn công tác đánh giá, triển khai các chính sách dân tộc với 3 phương châm “chắc, sắc và đắc”.

Cùng với đó, các địa phương cần quan tâm đến chế độ chính sách cho người có công, người có uy tín, các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, dân tộc thiểu số nhất là vùng có thiên tai, bão lũ đi qua với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.





Nguồn: https://danviet.vn/bo-truong-chu-nhiem-uy-ban-dan-toc-hau-a-lenh-de-nghi-quan-tam-ho-ngheo-dong-bao-dtts-20241218144854112.htm

Cùng chủ đề

Khởi sắc ở Yên Thuận

Với hơn 80% là đồng bào DTTS sinh sống, xuất phát điểm thấp, nhưng với sự quyết tâm, đồng lòng của Nhân dân và cả hệ thống chính trị, từ sự hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), xã Yên Thuận (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) đang từng bước bứt phá, vươn lên.Trong 2 ngày 17 và 18/12, Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị tổng kết mô hình điểm “Hỗ...

Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫn

Đó là một trong những mục tiêu lớn của “Đề án Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố” mà UBND Thành phố Đà Nẵng xây dựng. Đến 2030, Đà Nẵng là 1 trong 3 trung tâm lớn về thiết kế vi mạch, bán dẫnĐó là một trong những mục tiêu lớn của “Đề án Phát triển chip bán dẫn và vi mạch trên địa bàn thành phố” mà UBND Thành phố Đà Nẵng xây...

Xuất xưởng máy biến áp 500 kV

Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) vừa tổ chức xuất xưởng và gắn biển công trình “Thiết kế, chế tạo máy biến áp 500kV - 3x300MVA” chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam. Xuất xưởng máy biến áp 500 kV - 3x300 MVA đầu tiên được sản xuất trong nước Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) vừa tổ chức xuất xưởng và gắn biển công trình...

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm và làm việc tại Bộ Tư lệnh 86

(Bqp.vn) - Chiều 17/12, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương thăm và làm việc tại Bộ Tư lệnh 86.Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa thăm và làm việc tại Bộ Tư lệnh 86.Dự buổi làm việc có các đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên...

Nhiều trường đại học hàng đầu của Mỹ bị kiện vì lạm thu

Đại học Pennsylvania, Đại học Georgetown, Đại học Notre Dame... bị kiện với cáo buộc lạm thu số tiền lên tới 685 triệu USD. Tờ The Washington Post ngày 17-12 đưa tin nhiều trường đại học hàng đầu tại Mỹ đã bị kiện với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nữ ca sĩ Samantha Fox- “Biểu tượng gợi cảm” phấn khích trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt

Đến Việt Nam biểu diễn lần đầu tiên trong dự án âm nhạc quốc tế “Dalat Spring Concert”, nữ ca sĩ Samantha Fox bày tỏ sự phấn khích muốn được trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Việt Nam. ...

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Ở khu rừng rậm nổi tiếng Nam Xuân Lạc tại Bắc Kạn có hơn 3.700 cây gỗ quý, đó là cây gì?

Năm 2024, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã gắn biển thêm 869 cây gỗ quý, nâng tổng số cây được gắn biển từ năm 2022 đến nay lên 3.729 cây. ...

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại tọa đàm có chủ đề về kết nối TP HCM-ĐBSCL trong phát triển

Ngày 18/12, tại trường Đại học an Giang, UBND tỉnh An Giang tổ chức tọa đàm "Nguồn vốn đầu tư và nguồn lực cho liên kết bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long - Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước". Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ...

Năm 2025 thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp được thực hiện theo Luật Thống kê với chu kỳ 10 năm 1 lần. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Rào cản đầu tư vào nông nghiệp: Những nút thắt cần tháo gỡ

Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần thu hút mạnh mẽ hơn nữa đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc thiếu quy hoạch, khó khăn trong tiếp cận đất đai và vốn đang là những trở ngại lớn. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến phát biểu tại diễn đàn Vẫn còn khoảng trống đầu...

Huyện Gia Lâm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Phó Thủ tướng giao UBND Thành phố Hà Nội có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Gia Lâm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về quy hoạch và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Quyết định có hiệu lực từ ngày 16/12/2024. Huyện Gia Lâm đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới...

Hành trình 20 năm xây dựng ngành nông nghiệp bền vững

Trong bức tranh phát triển nông nghiệp Việt Nam suốt hai thập kỷ qua, Tập đoàn Mavin đã nổi lên như một doanh nghiệp tiên phong đổi mới, sáng tạo và trách nhiệm với cộng đồng. ...

Ở khu rừng rậm nổi tiếng Nam Xuân Lạc tại Bắc Kạn có hơn 3.700 cây gỗ quý, đó là cây gì?

Năm 2024, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã gắn biển thêm 869 cây gỗ quý, nâng tổng số cây được gắn biển từ năm 2022 đến nay lên 3.729 cây. ...

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại tọa đàm có chủ đề về kết nối TP HCM-ĐBSCL trong phát triển

Ngày 18/12, tại trường Đại học an Giang, UBND tỉnh An Giang tổ chức tọa đàm "Nguồn vốn đầu tư và nguồn lực cho liên kết bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long - Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước". Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ...

Mới nhất

Hàm Yên (Tuyên Quang): Bảo tồn và phát huy văn hoá tạo đòn bẩy để phát triển du lịch

Những năm gần đây, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) luôn nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS, hình thành nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Trong 2 ngày 17 và 18/12, Ban...

Mở rộng nhiều thị trường xuất khẩu lao động mới tại châu Âu, Úc

Bên cạnh thị trường xuất khẩu lao động truyền thống Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam đã và đang kết nối nhiều thị trường mới như Hy Lạp, Pháp, Hungary, Tây Ban Nha, Phần Lan, Úc... ...

Tu bổ, tôn tạo nghĩa trang quân nhân, chuyên gia Trung Quốc giúp cách mạng Việt Nam

(Bqp.vn) - Chiều 18/12, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã kiểm tra tiến độ tu bổ, tôn tạo nghĩa trang quân nhân, chuyên gia Trung Quốc giúp cách mạng Việt Nam tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố...

Tu bổ, tôn tạo nghĩa trang quân nhân, chuyên gia Trung Quốc giúp cách mạng Việt Nam

(Bqp.vn) - Chiều 18/12, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã kiểm tra tiến độ tu bổ, tôn tạo nghĩa trang quân nhân, chuyên gia Trung Quốc giúp cách mạng Việt Nam tại phường Sài Đồng, quận Long Biên, thành phố...

Gỡ “điểm nghẽn” thể chế ngành VHTTDL nhìn từ “cuộc cách mạng” thay đổi tư duy

Tại Kỳ họp thứ 8, đại đa số các đại biểu Quốc hội khóa XV có mặt đã bấm nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn...

Mới nhất