Trang chủPolitical ActivitiesGỡ "điểm nghẽn" thể chế ngành VHTTDL nhìn từ "cuộc cách mạng"...

Gỡ “điểm nghẽn” thể chế ngành VHTTDL nhìn từ “cuộc cách mạng” thay đổi tư duy



Tại Kỳ họp thứ 8, đại đa số các đại biểu Quốc hội khóa XV có mặt đã bấm nút thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035. Đây là được xem là sự kiện chính trị đặc biệt đối với không chỉ toàn ngành Văn hóa mà toàn xã hội. Sự kiện này còn là một dấu ấn, thành quả quan trọng đánh dấu những nỗ lực không ngừng nghỉ trong gần cả một nhiệm kỳ Bộ VHTTDL tập trung cho công tác hoàn thiện thể chế, chính sách, được khởi đầu từ “cuộc cách mạng” về thay đổi tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa.

Gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngành VHTTDL nhìn từ "cuộc cách mạng" thay đổi tư duy - Ảnh 1.

Đối với ngành Văn hóa, sứ mệnh và tầm quan trọng từ lâu đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ đó là “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng dẫn lại một khẳng định “Văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI từng chỉ rõ: “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Việc xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam thời kỳ mới được Đại hội XIII của Đảng xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm…

Tuy vậy, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời điểm đó có đưa ra đánh giá về những hạn chế tồn tại: lâu nay là văn hóa chưa được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và chưa được quan tâm một cách đầy đủ tương xứng với kinh tế và chính trị; chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, các miền còn lớn. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức…

Muốn thay đổi được những vấn đề tồn tại đó cần một sự đổi mới tư duy trong tiếp cận, cách làm hoàn toàn mới đối với lĩnh vực Văn hóa. Với trăn trở đó, xác định đây là công việc không thể trong ngày một ngày hai nhưng không thể không làm, ngay từ đầu nhiệm kỳ đến nay, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã tập trung thay đổi tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa, bằng phương châm “Quyết liệt hành động – Khát vọng cống hiến”.

Gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngành VHTTDL nhìn từ "cuộc cách mạng" thay đổi tư duy - Ảnh 2.

Tổng Bí thư Tô Lâm với Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế – xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế ngày 1/12/2024. Ảnh Quang Phúc

Gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngành VHTTDL nhìn từ "cuộc cách mạng" thay đổi tư duy - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng và các đại biểu tham quan không gian triển lãm ảnh tại Hội nghị tổng kết (Hà Nội, ngày 3/1/2024). Ảnh Nam Nguyễn

Trong đó, công tác hoàn thiện thể chế, chính sách được xem là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cả nhiệm kỳ. Từ năm 2021 đến nay, Bộ VHTTDL đã 2 lần đặt chủ đề năm là “hoàn thiện thể chế, chính sách” nhằm thể hiện sự quyết tâm của toàn Bộ trong công tác này. Nhờ đó, chỉ trong vòng gần 4 năm, Quốc hội đã thông qua 3 bộ Luật của ngành VHTTDL đó là: Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đồng thời xem xét Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quảng cáo.

Đặc biệt, vào ngày 27/11 vừa qua, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển Văn hóa giai đoạn 2025-2035. Đây được xem là một “đại công trình” mang dấu ấn về công tác thể chế của ngành Văn hóa trong năm 2024 nói riêng, cho cả nhiệm kỳ nói chung, được khởi đầu từ “cuộc cách mạng” về thay đổi tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa.

Cũng trong thời gian trên, Bộ VHTTDL đã tham mưu sửa đổi Luật Đầu tư, Luật PPP theo hướng bổ sung lĩnh vực văn hóa vào nhóm ngành nghề ưu đãi đầu tư, vào nhóm lĩnh vực được áp dụng đầu tư theo phương thức PPP; tham mưu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp theo hướng bổ sung các khoản chi tài trợ cho văn hóa, thể thao được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; có chính sách phù hợp tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, nhằm phát huy, sử dụng có hiệu quả tài sản kết cấu hạ tầng, thiết chế văn hóa, tài sản đặc thù của văn hóa…

Có thể khẳng định, để đạt được những kết quả trên, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của mình, ngành Văn hóa đã nhận được sự quan tâm rất đặc biệt từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, từ Trung ương đến tất cả các địa phương, qua đó đã có sự chuyển biến căn cơ trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt là nguồn lực đầu tư cho văn hóa đã được cải thiện rất rõ rệt.

Gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngành VHTTDL nhìn từ "cuộc cách mạng" thay đổi tư duy - Ảnh 2.

Sự quan tâm đặc biệt đó được thể hiện qua nhiều những sự kiện mang tầm quốc gia, lịch sử, tổ chức liên tiếp trong những năm qua liên quan đến lĩnh vực Văn hóa như: Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 do Bộ Chính trị tổ chức; Hội thảo khoa học “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”; Hội thảo Văn hóa năm 2022 “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hoá” và Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao” do Quốc hội tổ chức; Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa do Thủ tướng chủ trì…

Với sự chuyển biến từ Trung ương, các cấp ủy đảng, các ngành, địa phương ngày càng quan tâm, coi trọng văn hóa, từ đó có những giải pháp thiết thực, khả thi nhằm từng bước đưa văn hóa phát triển tương xứng với kinh tế-xã hội. Ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực văn hóa đã có sự gia tăng đáng kể, góp phần làm cho văn hóa ngày càng thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành sức mạnh nội sinh thúc đẩy đất nước phát triển bền vững.

Cụ thể, ngay sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, Tỉnh ủy Hà Tĩnh là địa phương đầu tiên của cả nước tổ chức Hội nghị văn hóa toàn tỉnh năm 2022 (ngày 19/5/2022). Tỉnh ủy Bắc Ninh ban hành nghị quyết nâng mức đầu tư tối thiểu lên 4% tổng chi ngân sách nhà nước cho văn hóa, gấp đôi so với mức chung của cả nước là 2%. Ngày 22/2/2022, Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Hà Nội đã dành nguồn lực đầu tư 3 lĩnh vực: Y tế, giáo dục và văn hóa giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo khoảng 49.200 tỷ đồng…

Gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngành VHTTDL nhìn từ "cuộc cách mạng" thay đổi tư duy - Ảnh 3.

Không chỉ ở lĩnh vực văn hóa mà công tác thể chế chính sách về du lịch, thể thao trong những năm qua cũng có nhiều sự chuyển biến rất tích cực nhờ sự chuyển biến sâu sắc về tư duy. Đối với thể thao, với sự tham mưu từ Bộ VHTTDL, Bộ Chính trị đã có Kết luận 70 về phát triển thể dục, thể thao trong giai đoạn mới, trở thành “kim chỉ nam” cho những định hướng phát triển của ngành TDTT trong giai đoạn tới.

Hay đối với Du lịch, Thủ tướng Chính phủ đã hai lần chủ trì Hội nghị nhằm tháo gỡ những khó khăn để du lịch từng bước lấy lại đà tăng trưởng như thời kỳ trước đại dịch. Tính đến tháng 11/2024, du lịch Việt Nam đã cán mốc đón 16 triệu lượt khách quốc tế, phấn đấu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong cả năm 2024 (bằng lượng khách quốc tế Việt Nam đón năm 2019).

Một trong những đột phá về thể chế rất quan trọng để du lịch Việt Nam có được sự tăng trưởng trở lại như hiện nay đó là việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam do Bộ Công an soạn thảo vào năm 2023.

Điểm nổi bật của Luật là đã sửa đổi, bổ sung các điều, khoản của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam theo hướng nâng thời hạn thị thực điện tử từ 30 ngày lên không quá 90 ngày, có giá trị một lần hoặc nhiều lần và quy định tính thời hạn thị thực theo ngày đối với các loại thị thực có thời hạn dưới 1 năm để bảo đảm thống nhất. Cho phép nâng thời hạn tạm trú từ 15 ngày lên 45 ngày đối với công dân các nước được Việt Nam đơn phương miễn thị thực và xem xét giải quyết cấp thị thực, gia hạn tạm trú theo các quy định khác của Luật.

Đây được xem là một chính sách kích cầu rất quan trọng, có ý nghĩa như chìa khóa tháo gỡ điểm nghẽn vào thời điểm đó nhằm tạo điều kiện cho ngành Du lịch quay trở lại “đường đua” với các quốc gia trong khu vực.

Cũng trong năm 2024, các quy hoạch quan trọng của ngành VHTTDL đã được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, Chính phủ đã có Quyết định số 991/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 509/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Gỡ "điểm nghẽn" thể chế ngành VHTTDL nhìn từ "cuộc cách mạng" thay đổi tư duy - Ảnh 4.

Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó chỉ rõ trong 3 điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là “điểm nghẽn” của “điểm nghẽn”.

Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày sau đó đã khẳng định: “Lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt kết quả rõ nét hơn về cả nhận thức, hành động và kết quả”.

Từ phát biểu của Tổng Bí thư về điểm nghẽn thể chế và đánh giá của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhìn lại những nỗ lực, kết quả của ngành Văn hóa trong công tác hoàn thiện thể chế kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay, có thể khẳng định toàn ngành đang đi đúng hướng. Và “cuộc cách mạng” về thay đổi tư duy từ làm văn hóa sang quản lý nhà nước về văn hóa bằng công cụ pháp luật ở thời điểm đầu nhiệm kỳ là hoàn toàn đúng đắn trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống xã hội, lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đặc biệt, từ khoảng giữa năm 2021 đến quý đầu năm 2022, hầu như tất cả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch bị đứt gãy, ngưng trệ. Các sự kiện văn hóa đều phải tạm dừng, các nhà hát, rạp chiếu phim phải đóng cửa; các dịch vụ vui chơi, giải trí, tham quan, du lịch không hoạt động; các giải thi đấu thể dục, thể thao bị tạm hoãn….

Năm 2024 là năm đất nước diễn ra nhiều sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt. Là thời điểm cả đất nước đang tưng bừng khí thế, tâm thế để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình như lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm. Trong đó, “cuộc cách mạng” về tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 của Bộ Chính trị đang được Trung ương gương mẫu triển khai, địa phương quyết liệt hưởng ứng.

Đối với Bộ VHTTDL, những kết quả, dấu ấn trong năm 2024 và từ đầu nhiệm kỳ cho đến nay được lãnh đạo Đảng, Nhà nước ghi nhận sẽ là tiền đề rất quan trọng để toàn ngành tích cực, phấn khởi, chuẩn bị mọi nguồn lực với tinh thần cao nhất nhằm hưởng ứng mạnh mẽ lời hiệu triệu của Tổng Bí thư Tô Lâm, để không bỏ lỡ cơ hội cùng cả đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc./.

Xuân Trường



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/go-diem-nghen-the-che-nganh-vhttdl-nhin-tu-cuoc-cach-mang-thay-doi-tu-duy-20241217111737971.htm

Cùng chủ đề

Nguồn cung nhà ở TP.HCM sẽ ‘khát’ đến bao giờ?

Năm 2025, TP.HCM được dự báo sẽ tiếp tục ‘khát’ nguồn cung nhà ở, bất chấp những nỗ lực của chính quyền trong việc gỡ vướng pháp lý cho các dự án. Bao giờ TP.HCM hết ‘khát’ nhà ở? Tại tọa đàm "Bất động...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội

NDO - Chiều 18/12, tại Hà Nội, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). NDO - Chiều 18/12, tại Hà Nội, đồng chí...

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội

NDO - Chiều 18/12, tại Hà Nội, đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Quân ủy Trung ương gặp mặt, động viên đại biểu thế hệ trẻ trong Quân đội, nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). NDO - Chiều 18/12, tại Hà Nội, đồng chí...

THILOGI: xây dựng vị thế, uy tín trong ngành logistics

THILOGI đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh. Sự hiện diện này góp phần phát triển kinh doanh, mở...

THILOGI: xây dựng vị thế, uy tín trong ngành logistics

THILOGI đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp tại miền Trung, Tây Nguyên, Nam Lào và Bắc Campuchia tối ưu hóa chuỗi cung ứng, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh. Sự hiện diện này góp phần phát triển kinh doanh, mở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch quốc...

Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra sáng 17/12 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Hội nghị do Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ VHTTDL) tổ chức. Tham dự và chủ trì Hội...

Để du lịch Sơn La phát triển theo hướng xanh và bền vững

Sơn La nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Bắc, là vùng đất sinh sống lâu đời của 12 dân tộc anh em, có nhiều giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú… Tỉnh Sơn La đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, du lịch Sơn La là ngành kinh...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản, địa chất độc đáo của Đồng Nai

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh mới đây đã cùng lãnh đạo UBND tỉnh, sở, ngành, địa phương, các nhà khoa học và doanh nghiệp thực hiện khảo sát các thắng cảnh, tìm hiểu những giá trị địa chất, di sản trên địa bàn huyện Định Quán. ...

Liên hoan ẩm thực Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc

Nhằm khai thác, giới thiệu các món ăn truyền thống gắn với các sản phẩm chế biến từ chè, tạo sản phẩm ẩm thực đặc trưng, độc đáo của tỉnh Thái Nguyên, ngày 16/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực với chủ đề “Trải nghiệm xứ...

Ngành Du lịch hướng mục tiêu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025

Năm 2025, ngành Du lịch Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, đạt doanh thu 26.000 tỉ đồng. Chiều 16/12, Sở Du lịch Bình Định tổ chức Hội nghị tổng kết công tác...

Bài đọc nhiều

Thể thao thành tích cao Long An khẳng định vị thế

Năm 2024 là một năm bứt phá, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ về Thể thao thành tích cao (TTTTC) với các cột mốc ấn tượng của thể thao Long An. Qua đó, tiếp tục khẳng định vị thế và sự lớn mạnh của thể thao tỉnh trong bản đồ thể thao nước nhà. ...

Bình Dương: Sôi động Giải Bóng đá quốc tế U13 Việt Nam

Giải bóng đá Thiếu niên quốc tế U13 Việt Nam – Nhật Bản đã khai mạc trên sân bóng đá Sora Gardens Links (TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) vào chiều 12/12. Tại Lễ...

Bộ Tổng Tham mưu tổ chức chương trình nghệ thuật và nói chuyện truyền thống kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt...

Tối 15/12, tại Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức Chương trình nghệ thuật và nói chuyện truyền thống kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam dự và chỉ đạo chương trình. Các đại biểu tham dự chương trình. Dự chương trình có Thiếu tướng Nguyễn Ngọc...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu một số nhiệm vụ trọng tâm để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới

(MPI) - Tại phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó trưởng Ban thường trực, Ban Chỉ đạo nhấn mạnh đến kết quả đạt được; những khó khăn, thách thức cần phải vượt qua; những nhiệm vụ trọng tâm để tiếp tục phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong thời gian tới. ...

Cùng chuyên mục

Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết thỏa thuận phối hợp

Chiều 18/12, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ về công tác bảo đảm, bảo mật, xác thực và an toàn thông tin của Bộ GDĐT. ...

Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ ký kết thỏa thuận phối hợp

Chiều 18/12, tại trụ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận phối hợp giữa Bộ GDĐT và Ban Cơ yếu Chính phủ về công tác bảo đảm, bảo mật, xác thực và an toàn thông tin của Bộ GDĐT. ...

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch quốc...

Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra sáng 17/12 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Hội nghị do Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ VHTTDL) tổ chức. Tham dự và chủ trì Hội...

Bộ Công an – Bộ Quốc phòng gặp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc...

(Bqp.vn) - Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 17/12, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức buổi gặp mặt chúc mừng Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng.Tổng Bí thư Tô Lâm chụp ảnh chung với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội, Công an.Dự...

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào thăm chính thức Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 18/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam chủ trì lễ đón Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào sang thăm chính thức Việt Nam và tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.Đại tướng Phan...

Mới nhất

Doanh nghiệp xây dựng tối ưu hiệu quả với giải pháp văn phòng số

Ngày 18/12/2024, đại diện MISA chia sẻ giải pháp văn phòng số giúp tối ưu hiệu quả cho doanh nghiệp xây dựng tại Hội nghị Tập huấn ký số đầu vào để triển khai...

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

Viết tiếp câu chuyện thành công về một ASEAN tự cường và kết nối

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt chủ trì cuộc họp tổng kết liên bộ, ngành về hợp tác ASEAN và sự tham gia của Việt Nam năm 2024 và phương hướng năm 2025.

26 tác phẩm Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô 2024

(CLO) Nhiều tác phẩm tham dự Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô năm 2024 mang hơi thở, nhịp sống đương đại, ca ngợi giá trị tinh hoa của vùng...

Nâng cao công tác phát ngôn báo chí cho lãnh đạo quận, phường

(CLO) Trong hai ngày 17 và 18/12, Trung tâm Báo chí TP.HCM khai giảng lớp bồi dưỡng người phát ngôn cho gần 50 học viên là bí thư, phó bí thư,...

Mới nhất