Trang chủKinh tếNông nghiệpBộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, hợp nhất 12 cục, vụ...

Bộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, hợp nhất 12 cục, vụ trước khi hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW thông báo kết luận về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo đó, sẽ có 12 đơn vị cục, vụ được sắp xếp, hợp nhất lại trước khi Bộ NNPTNT và Bộ TNMT hợp nhất.

Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT ra thông báo kết luận đổi mới sắp xếp Bộ NNPTNT - Bộ TNMT- Ảnh 1.

Trụ sở Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

Ngày 15/12/2024, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất, hoàn thiện Dự thảo “Đề án hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”, kèm theo dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ mới sau khi hợp nhất. 

Trên cơ sở Dự thảo Đề án, Dự thảo Nghị định đã được hai Bộ thống nhất, Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo một số nội dung sau:

1. Về định hướng sắp xếp các đơn vị thuộc Bộ

Đối với các tổ chức hành chính: Tiếp tục duy trì 03 Cục: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn và Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai; Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường.

Tiếp tục duy trì 06 đơn vị tham mưu tổng hợp, sẽ hợp nhất với các đơn vị tương ứng của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), bao gồm: Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ.

Hợp nhất Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính, đồng thời, hợp nhất với Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ TN&MT).

Hợp nhất Cục Thủy lợi và Cục Quản lý Xây dựng công trình thành Cục Quản lý và Xây dựng công trình Thuỷ lợi; chuyển một số chức năng của Cục Quản lý và Xây dựng công trình về các Cục chuyên ngành.

Hợp nhất Cục Trồng trọt và Cục Bảo vệ thực vật thành Cục Trồng trọt – Bảo vệ thực vật. Hợp nhất Cục Chăn nuôi và Cục Thú y thành Cục Chăn nuôi – Thú y.

Hợp nhất Cục Lâm nghiệp và Cục Kiểm lâm thành Cục Lâm nghiệp – Kiểm lâm. Hợp nhất Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư thành Cục Thủy sản – Kiểm ngư.

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ: Tiếp tục duy trì 05 đơn vị, sẽ hợp nhất với các đơn vị có chức năng tương ứng của Bộ TN&MT, bao gồm: Viện Chiến lược và Chính sách Nông nghiệp nông thôn; Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.

Tiếp tục duy trì Trung tâm Khuyến nông quốc gia là đơn vị sự nghiệp thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ. Tiếp tục duy trì Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn theo hướng không thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ tại Nghị định, và thực hiện lộ trình sắp xếp phù hợp với quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

2. Tổ chức thực hiện

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, Trưởng Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW phân công Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo: Chỉ đạo, điều phối, điều hành hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo để thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo.Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án của các đơn vị: Cục Thủy lợi; Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai; Cục Quản lý Xây dựng công trình; Vụ Tổ chức cán bộ; Thanh tra Bộ.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chủ trì, phối hợp cùng Thứ trưởng Lê Minh Ngân (Bộ TN&MT) chỉ đạo các Cục: Cục Thủy lợi, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) xác định, phân định nội dung giao thoa về an ninh nguồn nước, nước sạch nông thôn. Phối hợp cùng Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa (Bộ TN&MT): giúp Bộ trưởng – Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện Đề án thành lập Đảng Bộ Nông nghiệp, Nông thôn và Tài nguyên, Môi trường để trình Ban Chỉ đạo Trung ương.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến – Thành viên Ban Chỉ đạo: Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án của các đơn vị: Cục Chăn nuôi; Cục Thú y; Cục Thủy sản; Cục Kiểm ngư; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và PTNT. Chủ trì, phối hợp cùng Thứ trưởng Lê Công Thành (Bộ TN&MT) chỉ đạo các Cục: Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư, Cục Bảo tổn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) để xác định, phân định nội dung giao thoa về quản lý đa dạng sinh học trong hệ sinh thái thuỷ sinh; quản lý khu bảo tồn biển

Thứ trưởng Trần Thanh Nam – Thành viên Ban Chỉ đạo: Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án của các đơn vị: Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường; Viện Chiến lược và Chính sách NNNT; Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trường Chính sách công và PTNT; Trung tâm Khuyến nông quốc gia.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị – Thành viên Ban Chỉ đạo: Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án của các đơn vị: Cục Lâm nghiệp; Cục Kiểm lâm. Chủ trì, phối hợp cùng Thứ trưởng Lê Công Thành (Bộ TN&MT) chỉ đạo các Cục: Cục Lâm nghiệp, Cục Kiểm lâm, Cục Bảo tổn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Bộ TN&MT) để xác định, phân định nội dung giao thoa về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái rừng, quản lý rừng đặc dụng; quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Thứ trưởng Hoàng Trung – Thành viên Ban Chỉ đạo: Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án của các đơn vị: Cục Trồng trọt; Cục Bảo vệ thực vật; Vụ Tài chính; Vụ Kế hoạch; Vụ Hợp tác quốc tế.

Thứ trưởng Võ Văn Hưng – Thành viên Ban Chỉ đạo: Trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng Đề án của các đơn vị: Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn; Vụ Pháp chế; Văn phòng Bộ; Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp.

Vụ Tổ chức cán bộ: Tổng hợp, tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, ngành để tiếp tục hoàn thiện Đề án hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hoàn thiện Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ mới, bảo đảm phù hợp với yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ.





Nguồn: https://danviet.vn/bo-nong-nghiep-va-ptnt-sap-xep-hop-nhat-12-cuc-vu-truoc-khi-hop-nhat-voi-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-20241218120430441.htm

Cùng chủ đề

Ra mắt cuốn sách “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân”

(ĐCSVN) - Nhân kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” của Đại tá, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà. Tác giả Nguyễn Mạnh Hà là người phụ trách Tổ xác minh thông tin 34 đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam từ 4/2000 đến 3/2003. Với...

Gạo các loại giảm, lúa tươi cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhiều. Thị trường lượng ít, giá gạo nguyên liệu biến động mạnh, lúa tươi neo cao. Giá lúa gạo hôm nay ngày 18/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động với gạo, lúa tươi vững giá so với ngày hôm qua. ...

Sắc màu dân tộc tại Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX

TPO - Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029, có sự tham gia của 980 đại biểu đến từ 54 dân tộc anh em, đại diện cho hơn 21 triệu hội viên, thanh niên Việt Nam trong và ngoài nước. Trang phục truyền thống của các đại biểu dân tộc thiểu số đã mang đến sắc màu rực rỡ tại Đại hội.  TPO - Đại hội...

Xác định được người tông nữ phụ xe buýt ở TPHCM đến đa chấn thương, hiện vẫn hôn mê

Lực lượng chức năng đã xác định được người tông. Còn nữ phụ xe buýt vẫn hôn mê chưa tỉnh. Lực lượng chức năng đã xác định được người tông. Còn nữ phụ xe buýt vẫn hôn mê chưa tỉnh. Thanh niên tông trúng nữ phụ xe buýt khiến nạn nhân đa chấn thương. Đại diện SaigonBus (đơn vị quản lý nữ phụ xe buýt)...

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở khu vưc biên giới biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc – Người dân...

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cận cảnh con cầy mực-gấu chồn, động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ vừa thấy ở Quảng Bình

Loài cầy mực là động vật hoang dã, động vật rừng quý hiếm có tên trong sách Đỏ, vừa được lực lượng chức năng phát hiện lần đầu tiên ở Quảng Bình. Cầy mực là động vật hoang dã còn có tên là...

Vừa thả vô một khu rừng nổi tiếng Nghệ An, 11 con động vật hoang dã này đã tự kiếm ăn

Cơ quan chức năng vừa thả 11 con khỉ-loài động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên ở một khu rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Trong 11 con khỉ được thả có 8 con khỉ vàng (Macaca mulatta)...

kỷ luật hiệu trưởng ỏ kon tum vì buông lỏng quản lý

Buông lỏng quản lý thiết bị, vật tư được cấp, nhận bàn giao nhưng không đưa vào sử dụng… 2 cán bộ Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH-THCS Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) bị kỷ luật. ...

Vào tổ khuyến nông cộng đồng, làm không hết việc, thu nhập được tăng thêm

Chỉ sau 2 năm thực hiện Đề án thí điểm mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, những người mặc áo xanh đồng phục có dòng chữ "Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông" đã trở thành thương hiệu, thể hiện vai trò quan trọng trong kết nối...

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp đô thị. ...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Cận cảnh con cầy mực-gấu chồn, động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ vừa thấy ở Quảng Bình

Loài cầy mực là động vật hoang dã, động vật rừng quý hiếm có tên trong sách Đỏ, vừa được lực lượng chức năng phát hiện lần đầu tiên ở Quảng Bình. Cầy mực là động vật hoang dã còn có tên là...

Vừa thả vô một khu rừng nổi tiếng Nghệ An, 11 con động vật hoang dã này đã tự kiếm ăn

Cơ quan chức năng vừa thả 11 con khỉ-loài động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên ở một khu rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Trong 11 con khỉ được thả có 8 con khỉ vàng (Macaca mulatta)...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Vào tổ khuyến nông cộng đồng, làm không hết việc, thu nhập được tăng thêm

Chỉ sau 2 năm thực hiện Đề án thí điểm mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, những người mặc áo xanh đồng phục có dòng chữ "Ở đâu có nông dân, ở đó có khuyến nông" đã trở thành thương hiệu, thể hiện vai trò quan trọng trong kết nối...

Mới nhất

Anh Nguyễn Tường Lâm giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam

Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX đã hiệp thương cử anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Phó chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa VIII, giữ chức Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa IX. Chiều 17.12, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, thủ...

Cận cảnh những tuyến đường ở TPHCM dự kiến mang tên các nhà lãnh đạo

TPO - Nhiều tuyến đường được dự kiến đổi tên sau Kỳ họp thứ 20, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 biểu quyết thông qua Nghị quyết về đặt tên đường, công trình công cộng và điều chỉnh lý trình trên địa bàn TPHCM. TPO - Nhiều tuyến đường được dự kiến đổi tên sau Kỳ...

Bên trong khu xạ trị ung thư đầu tiên ở Hà Tĩnh

TPO - Khu Xạ trị kỹ thuật cao của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh được đầu tư hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối năm 2024. 18/12/2024 | 14:30 ...

Yên Bái: Bồi dưỡng kiến thức kỹ năng cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu

Nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động cho lực lượng cốt cán, Người có uy tín trong đồng bào DTTS huyện Trạm Tấu, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 2 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng. Nguồn kinh phí thực hiện thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh...

“Đèn xanh” tại cao tốc Bến Lức

Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã nhận được sự đồng thuận quan trọng từ các cơ quan thẩm định trong việc lùi thời gian hoàn thành toàn tuyến đến tháng 9/2026. Dự án Xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đã nhận được sự đồng thuận quan trọng từ các...

Mới nhất