Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao từ đồng bào các DTTS nằm trong vùng dự án.Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết công tác vận động, tiếp nhận viện trợ và triển khai thực hiện các dự án, phi dự án phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh năm 2023. Qua đó, ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp các địa phương từng bước ổn định an sinh xã hội.Sáng ngày 18/12/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc.Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao từ đồng bào các DTTS nằm trong vùng dự án.Xác định tầm quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, nhờ đó đã giúp Người có uy tín có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Kết quả điều tra 2.400 người dân từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội vào năm 2019 cho thấy có 34,8% đã từng nghe về thuốc lá điện tử; 54 người hiện có sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đã thử dù chỉ 1 lần (chiếm 2,3%).Từ ngày 01/01/2025, phụ nữ mang thai sống tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh Đồng Nai được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh (sàng lọc trước sinh). Đây là một trong những chính sách trong Nghị quyết quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn vừa được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua.Sinh sống ở vùng xa xôi, điều kiện sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ vào nhà mớiBản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam – Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Đến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là “vàng xanh” giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế – xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2025.Trong 3 ngày (từ 17 – 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719).Sáng 17/12, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng Ban Chỉ đạo Triển lãm đã chủ trì Tổng duyệt Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 và kiểm tra công tác chuẩn bị.
Dấu son của Chương trình MTQG 1719
Từ khi bắt tay vào thực hiện các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn các huyện khu vực biên giới (KVBG) biển của tỉnh Sóc Trăng như Vĩnh Châu, Trần Đề, Cù Lao Dung, đã không còn tình trạng người dân xứ biển tất bật với những luống hành tím, sản lượng bị phụ thuộc thời tiết, đến khi thu hoạch luôn gặp điệp khúc được mùa rớt giá; cũng không còn tình cảnh phụ nữ phải chạy gạo qua ngày chờ chồng kết thúc chuyến biển mới có tôm cá bán.
Các dự án của Chương trình triển khai phát huy hiệu quả, đã góp phần tạo diện mạo mới cho các phum ấp vùng đồng bào. Có dịp trở lại vùng biên giới biển hôm nay, sẽ được đi trên những con đường nhựa và bê tông thẳng tắp nối liền các bản làng, những ngôi nhà mới khang trang mọc lên san sát, sẽ bắt gặp những khuôn mặt rạng rỡ của người nông dân khi sản phẩm thu hoạch đã bán được giá…; tất cả nhờ vào sự hỗ trợ kịp thời từ các cơ chế, chính sách đặc thù của Đảng và Nhà nước, trong đó Chương trình MTQG 1719 đã tạo dấu ấn rõ nét trong cuộc sống của đồng bào DTTS nơi đây.
Sau 4 năm triển khai, Chương trình MTQG 1719 không chỉ mang lại sự phát triển toàn diện mà còn củng cố niềm tin và sự đồng thuận sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, đã có hàng ngàn hộ đồng bào các DTTS ở KVBG biển, được hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt và chuyển đổi nghề…
Chị Danh Thị Sa Ri, dân tộc Khmer ở ấp Prây Chóp B, xã Lai Hòa ( thị xã Vĩnh Châu), xúc động chia sẻ, sự quan tâm của chính quyền địa phương đã giúp gia đình tôi vượt qua khó khăn. Không chỉ tạo cho cơ hội chuyền đổi nghề có thu nhập ổn định, mà còn được hỗ trợ gạo, thực phẩm và nhu yếu phẩm. “Bây giờ trong ấp của tôi đường giao thông tốt lắm, nhà nào cũng có điện, nước sinh hoạt… luôn được chính quyền tuyên truyền, hướng dẫn các kiến thức quan trọng để cùng nhau xây dựng phum sóc sạch đẹp văn minh…Chúng tôi bây giờ đây đã khấm khá hơn trước rất nhiều, con nhà ai cũng được đi học”, chị Sa Ri nói.
Cũng tại xã Lai Hòa, ông Phan Văn Nguôn là hộ cận nghèo, bên ngôi nhà khang trang mới xây, ông nói chuyện trong xúc động: “Căn nhà này được hỗ trợ từ nguồn vốn của BĐBP, trị giá 50 triệu đồng. Trước đây, thấy vợ con phải ” nắng che, mưa đậy” nhưng tôi không dám mơ có được căn nhà khang trang như thế này. Bây giờ, gia đình chúng tôi tập trunng làm ăn để có thu nhập ổn định. Căn nhà này, đã thể sự quan của các cấp đối với người dân bấm trụ vùng biên giới. Vì thế, chúng tôi tiếp tục theo Đảng, theo Bác Hồ, chung tay cùng Bộ đội gìn giữ biên cương.
Ông Trần Trí Vân, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu cho biết, riêng năm 2024, huyện được bố trí tổng nguồn vốn 52.646,887 triệu đồng. Trên cơ sở đó, thị xã đã rà soát và đưa vào kế hoạch thực hiện hỗ trợ nhà ở cho 334 hộ đồng bào DTTS khó khăn về nhà ở, với số tiền 14.696 triệu đồng.
Tính đến đến 30/9/2024, huyện đã triển khai thực hiện các dự án, với nguồn vốn giải ngận đạt 77,84%, trong đó tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS, hỗ trợ nhà ở, đào tạo nghề, giáo dục, y tế.
“Trong thời gian tới, địa phương sẽ tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là những chính sách có tác động trực tiếp đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS. Qua đó, góp phần thực hiện có hiệu qủa các dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG 1719”, ông Vân nhấn mạnh.
Chương trình MTQG 1719 không chỉ sớm phát huy hiệu qủa ở thị xã Vĩnh Châu mà còn cả KVBG biển. Ông Nguyễn Trọng Sơn, Chủ tịch UBND huyện Trần Đề cho biết: Trần Đề là huyện có gần 50% đồng bào DTTS, triển khai thực hiện Dự án1 (giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt) và dự án 4 (đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực dân tộc), đã tạo được “cú hích” cho KVBG biển, đáp ứng cơ bản nhu cầu cấp thiết của đồng bào, góp phần thay từ đời sống vật chất đến tinh thần, giúp đồng bào có cơ hội tìm được việc làm ổn định, thu nhập cao hơn… chung tay cùng chính quyền địa phương giữ vững và nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, góp phần bảo vệ vùng biên giới biển hoà bình, phát triển ổn định.
“Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”
Trong khuôn khổ Tiểu dự án 3, Dự án 3 Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sóc Trăng đã triển khai chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường” của giai đoạn 2021-2025. Tổng kinh phí thực hiện dự án đạt 129,8 triệu đồng, trong đó năm 2022 là 48,4 triệu đồng và năm 2023 là 81,4 triệu đồng.
Chương trình đã hỗ trợ cho 11 học sinh DTTS có hoàn cảnh khó khăn với các hình thức cụ thể: Đồ dùng học tập, sách giáo khoa; nhu cầu thiết yếu; phương tiện đến trường; hỗ trợ tiền ăn: 5.400.000 đồng/em/năm học (600.000 đồng/tháng trong 9 tháng học).
Ông Đào Danh Đô, là cha của em Đào Sầm Nạng đang thụ hưởng chương trình “Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nâng bước em tới trường”. Ông Đô tâm sự, trong lúc gia đình không còn khả năng cho Nạng đi học, thì các chú bộ đội xuất hiện nhận con tôi làm con nuôi và lo cho nó tiếp tục đi học.
“Lúc đầu tôi chỉ nghỉ là bộ đội thương dân thấy tôi khó khăn rồi giúp đỡ tạm… đến khi nhận được hồ sơ công nhận Nạng được thụ hưởng từ chương trình lớn của Trung ương, cả gia đình tôi vui mừng, luôn nhắc nhỡ cháu cố gắng lo học để sau này có cơ hội đền ơn cho các chú, và là người có ích cho xã hội”, ông Đô chia sẻ.
Đại tá Nguyễn Trìu Mến, Chính uỷ BĐBP tỉnh Sóc Trăng cho biết: Bên cạnh, những chế độ được thụ hưởng theo quy định, cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh Sóc Trăng còn vận động các cấp chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp và mạnh thường quân cùng tham gia chăm lo cho các cháu học sinh KVBG bằng những hoạt động cụ thể như: tặng xe đạp, quần áo, dụng cụ học tập… Qua đó, không chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu mà còn tạo động lực giúp các em vươn lên trong học tập, trở thành những người có ích cho quê hương.
Nguồn: https://baodantoc.vn/trien-khai-chuong-trinh-mtqg-1719-o-kvbg-bien-tinh-soc-trang-he-thong-chinh-tri-vao-cuoc-nguoi-dan-dong-thuan-1734490865252.htm