Trang chủNewsThời sựGiữ nguồn sống cho bản làng

Giữ nguồn sống cho bản làng

Đồng bào dân tộc Thái ở thôn Tân Hiệp, xã Thanh Hòa, huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hóa) từ bao đời nay đã gắn bó và xem rừng là nguồn sống quý báu. Vì vậy, giữ rừng không chỉ bảo vệ tài nguyên của quốc gia, mà còn là giữ “hơi thở xanh” cho các thế hệ con cháu mai sau.

bai chinh
Anh Lương Văn Bảy nhận thức rõ trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng. Ảnh: Nguyễn Chung.

Chúng tôi ngược về miền Tây của Thanh Hóa giữa ngày đông giá. Nhà của ông Lương Hồng Tiến, thôn Tân Hiệp (xã Thanh Hòa, huyện Như Xuân) nằm khuất sau những cánh rừng. Năm nay đã bước vào tuổi ngoài 70 nhưng ông Tiến trông vẫn còn sức vóc. Khi biết chúng tôi lên đây để tìm hiểu về công tác giữ rừng của làng, ông đã không giấu được niềm tự hào, sự hồ hởi của mình từ sâu trong giọng nói, ánh mắt.

Ông Tiến kể: Ngay từ những ngày còn thơ ấu, cuộc đời ông đã gắn bó với rừng. Ông vẫn nhớ những lần theo cha đi đốn củi, hái măng, nhặt nấm. Làng đói mùa giáp hạt, người dân đau ốm đã có rừng lo hết. Vì vậy, ông và người dân thôn Tân Hiệp đã luôn ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng. Khi Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng, ông Tiến được giao quản lý, bảo vệ hơn 40ha rừng tự nhiên ở vùng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An. Ngày ấy không chỉ dân làng mà ngay chính cả vợ con cũng bảo ông “gàn” vì nhận vùng rừng khó khăn nhất, xa nhất. Nhưng với ông thì khác: “Công tác bảo vệ rừng không chỉ của lực lượng chức năng mà còn là trách nhiệm, tình yêu của mỗi người dân Tân Hiệp. Mà khi đã “yêu” thì có gì phải so đo, tính toán”- ông Tiến nói.

Mỗi tháng ông Tiến lên rừng đôi ba lần, mỗi lần đi từ 2 – 3 ngày. Vào mùa măng, ông thường dựng lán ở lại trong rừng cả tuần. Trước mỗi hành trình, ông phải dậy từ rất sớm, khi con gà còn chưa gáy. Đồ đoàn mang theo cũng đơn giản với cái nồi nhỏ, gạo, mắm muối, lạc vừng, cá khô đủ dùng trong khoảng 3 ngày ở trong rừng… Mỗi lần đi tuần, nếu thấy dấu hiệu chặt phá rừng hay săn bắn trái phép, ông báo ngay cho cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn. Đồng thời, ông luôn tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để tuyên truyền đến người dân sống xung quanh những cách nêu cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ rừng, không xâm hại rừng.

Những người giữ rừng như ông Tiến lo sợ nhất chính là thời tiết. Vào mùa khô, nguy cơ cháy rừng rất cao. Ông phải luôn bám sát địa bàn, theo dõi tình hình, tuyên truyền nhắc nhở người dân nâng cao ý thức sử dụng lửa khi vào rừng, hạn chế nguy cơ gây cháy rừng.

Giờ đây ông Tiến không chỉ vui khi nhìn những cánh rừng bạt ngàn xanh tốt, mà còn vui niềm vui của người đã tìm được người kế nghiệp khi đã “chồn chân, mỏi gối”. Với anh Lương Văn Bảy – con trai ông Tiến thì đây không chỉ là trọng trách, mà còn là công việc đầy thử thách được người cha giao phó. Diện tích rừng rộng hơn 40ha, nếu không có kinh nghiệm của thế hệ đi trước truyền lại thì bản thân anh khó có thể đảm nhiệm.

Trách nhiệm và sự hỗ trợ của Nhà nước cho những người bảo vệ rừng là động lực để tôi nối nghiệp cha, tiếp tục gắn bó với rừng”- anh Bảy chia sẻ. Mới đây, anh được nhận hơn 16 triệu đồng từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về bảo vệ rừng. Nếu như trước đây, những người giữ rừng chỉ nhận hỗ trợ về chính sách chi trả giao khoán bảo vệ rừng, dịch vụ môi trường rừng, thì nay những người bảo vệ rừng có thêm nguồn thu nhập từ Nghị định 107/2022 ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung bộ (gọi tắt là chương trình ERPA).

Có thêm nguồn thu nhập, phần nào giúp anh Bảy cũng như nhiều người dân trong thôn Tân Hiệp giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, tạo động lực bảo vệ rừng. Bên cạnh ý nghĩa kinh tế, chính sách mới còn thay đổi nhận thức trong cộng đồng về giá trị của rừng. Từ việc cung cấp các lâm sản phụ, nay rừng còn có vai trò trong bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu. Điều này giúp người dân hiểu rõ hơn vai trò của mình trong việc giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống.

Ông Lương Văn Dương – Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Hòa cho biết: Xã có 787ha rừng tự nhiên. Trong đó, có 625ha rừng được giao cho 103 hộ dân quản lý, bảo vệ; 162ha do UBND xã Thanh Hòa quản lý. Trung bình 1ha rừng sẽ được chi trả hơn 130 nghìn đồng theo chương trình ERPA. Như vậy, hàng năm người dân trong xã được thụ hưởng hơn 81 triệu đồng từ chương trình ERPA và UBND xã được thụ hưởng khoảng 21 triệu đồng.

“Mặc dù đang trong giai đoạn thí điểm nhưng chương trình ERPA đã cho thấy hiệu ứng tích cực trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân sống, gắn bó với rừng, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi. Nhờ nguồn kinh phí này sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo ở các địa phương” – ông Dương cho biết thêm.



Nguồn: https://daidoanket.vn/giu-nguon-song-cho-ban-lang-10296724.html

Cùng chủ đề

Vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ của “Hạ Long trên cạn” ở xứ Thanh

(NLĐO)- Cách TP Thanh Hóa khoảng 45 km, Vườn Quốc gia Bến En đang còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ và được ví như "Hạ Long trên cạn" của xứ Thanh Vườn Quốc gia Bến En được thành lập từ năm 1992 với diện tích 16.643 ha, trong đó có 8.544ha rừng nguyên sinh và tái sinh, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Như Thanh và Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Vườn Quốc gia Bến En...

Phú Yên: Đồng bào DTTS giữ rừng ở thượng nguồn sông Kỳ Lộ

Không còn phá rừng làm rẫy, 906 hộ đồng bào dân tộc Chăm, Ba Na ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên đã nhận trách nhiệm quản lý, bảo vệ hơn 25.000 ha rừng tự nhiên ở vùng thượng nguồn sông Kỳ Lộ. Không chỉ được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, mà nhiều hộ được giao đất rừng sản xuất để phát triển kinh tế.Ngày 1/11, Trung tâm Xúc tiến đầu...

5 lý do bạn không thể bỏ lỡ Bản Mây trong chuyến thăm Fansipan

Dưới chân núi Fansipan hùng vĩ, ẩn mình giữa vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên đại ngàn là Bản Mây vui vầy và rộn rã tiếng cười. Nếu muốn trải nghiệm phong tục tập quán đa dạng của các dân tộc vùng Tây Bắc, đừng quên bỏ qua bản làng chung của các dân tộc thiểu số vùng cao này. Không gian hội tụ văn hóa độc nhất của Sa Pa Sa Pa...

Vì sao người Mông ở Chế Tạo của Yên Bái chả lo thiếu nước trong mùa nắng hạn?

Vào mùa khô, tình trạng các xã vùng cao mặc dù ở đầu nguồn vẫn bị thiếu nước sinh hoạt và sản xuất dẫn đến khó khăn cho đời sống, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân đầu tiên có thể dễ dàng...

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Với sự kiên trì, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị; cùng với nhiều cách làm sáng tạo triển khai chương trình, chính sách đầu tư của Đảng và Nhà nước, đã khơi dậy ý chí tự lực tự cường, khát vọng vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS. Diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới địa đầu Đông Bắc của Cao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chung tay dựng xây mái ấm cho người nghèo

Hưởng ứng phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, tỉnh Hà Giang đang tập trung các nguồn lực để xây dựng mái ấm cho người nghèo. Đến thời điểm này những mái ấm vững chãi đã được dựng lên giúp hàng trăm hộ nghèo chuẩn bị đón Tết đầm ấm. ...

Trao giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong những hoạt động truyền thông thuộc khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm...

Bản tin Mặt trận sáng 18/12

Bản tin Mặt trận sáng 18/12 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Lựa chọn nội dung, hình thức giám sát phù hợp; Giúp nhau làm giàu chính đáng; Khởi công 120 căn nhà Đại đoàn kết tại Kiên Giang và Cần Thơ… ...

Khởi công 120 căn nhà Đại đoàn kết tại Kiên Giang và Cần Thơ

Trong ngày 17/12, TP Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang tổ chức lễ khởi công xây dựng tổng cộng 120 căn nhà Đại đoàn kết từ nguồn tài trợ của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Sáng 17/12, Ban Thường...

Họp mặt Linh mục, Mục sư nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024

Chiều ngày 17/12, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bạc Liêu tổ chức họp mặt đại diện Linh mục, Mục sư, uỷ viên Uỷ ban Đoàn kết công giáo Việt Nam tỉnh nhân dịp Lễ Giáng sinh năm 2024. ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Cùng chuyên mục

Xe đầu kéo lật xuống vực sâu, tài xế chết tại chỗ

(NLĐO) - Xe đầu kéo chở gỗ lật trên đèo xuống vực sâu khiến tài xế tử vong tại chỗ, phương tiện hư hỏng nặng. ...

Chung tay dựng xây mái ấm cho người nghèo

Hưởng ứng phong trào “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025”, tỉnh Hà Giang đang tập trung các nguồn lực để xây dựng mái ấm cho người nghèo. Đến thời điểm này những mái ấm vững chãi đã được dựng lên giúp hàng trăm hộ nghèo chuẩn bị đón Tết đầm ấm. ...

Dịp Giáng sinh, thời tiết TP HCM diễn biến ra sao?

(NLĐO) - Theo Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ, dịp Giáng sinh (Noel), thời tiết TP HCM phổ biến nhiều mây, se lạnh, khả năng có lúc có mưa nhỏ. ...

‘Tôi không hiểu tại sao nhiều người cứ bám trụ cơ quan nhà nước’

Gần 100 bình luận của độc giả gửi tới VietNamNet, trao đổi về nội dung bài viết "Những người sợ tinh giản thì không xứng đáng tiếp tục làm công chức". Trong những bình luận của độc giả, luồng ý kiến thứ nhất là đồng tình với TS Doãn Hữu Tuệ. Độc giả Quế Thương khẳng định chị có cùng quan điểm với TS Tuệ. “Những câu trả lời của anh Tuệ rất chân thành với quan điểm rõ ràng, vạch...

Bão Chido tiếp tục khiến 34 người thiệt mạng ở Mozambique

(CLO) Các nhà chức trách cho biết hôm thứ Ba rằng ít nhất 34 người đã thiệt mạng tại Mozambique do siêu bão Chido, sau khi cơn bão chết chóc này quét qua đảo Mayotte của Pháp vài ngày trước đó. ...

Mới nhất

Mờ mắt đột ngột, cảnh giác có thể dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Rất nhiều người khi xuất hiện dấu hiệu nhìn mờ lại chủ quan cho rằng đó là vấn đề về mắt như cận thị, viêm mắt... mà không nhận ra rằng đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ. ...

Quy hoạch tỉnh Bình Phước:

(MPI) - Với chủ đề “Bình Phước, điểm đến hấp dẫn”, ngày 14/12/2024 tại Bình Phước đã diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc tham dự Hội nghị. ...

Triển lãm ảnh “Viết tiếp khúc quân hành”

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 – 22.12.2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989-22.12.2024), chiều 16.12, tại Công viên bờ biển phía Bắc tháp Trầm Hương, TP Nha...

Ngành chức năng vào cuộc

TPO - Liên quan đến việc nhiều khoản thu chi không hợp lý tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh, ngành chức năng đã vào cuộc kiểm tra. TPO - Liên quan đến việc nhiều khoản thu chi không hợp lý tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh, ngành chức năng đã vào cuộc kiểm...

Tháng Khuyến mại tập trung quốc gia 2024: Cơ hội vàng cho tiêu dùng và phát triển kinh tế

Với hàng loạt chương trình ưu đãi, khuyến mại, giảm giá sâu, hấp dẫn, Chương trình “Khuyến mại tập trung quốc gia 2024” - Vietnam Grand Sale 2024 (gọi tắt là Chương trình) trở thành “cú hích” quan trọng thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng tổng mức bán lẻ vào dịp cuối năm và tết Nguyên đán 2025....

Mới nhất