Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhPhê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 -...

Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 12/12/2024 phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050- Ảnh 1.
Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh – thông minh – thanh bình – thịnh vượng.

Phạm vi, ranh giới quy hoạch gồm toàn bộ phần lãnh thổ Thủ đô Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 3.359,84 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Hòa Bình; phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên; phía Tây và Tây Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, tỉnh Phú Thọ.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, xanh, thông minh, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao, có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực; là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, là cực tăng trưởng có vai trò dẫn dắt kinh tế của cả nước, có tầm ảnh hưởng trong khu vực; là trung tâm kinh tế tài chính lớn; trung tâm hàng đầu về giáo dục – đào tạo, y tế, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; thành phố thanh bình, người dân hạnh phúc.

Phấn đấu GRDP bình quân đạt tới 9,5%

Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 8,5 – 9,5%/ năm thời kỳ 2021 – 2030. Quy mô GRDP (giá hiện hành) năm 2030 gấp 3,4 lần năm 2020; đóng góp 15 – 16% tổng sản phẩm (GDP) của cả nước, khoảng 45 – 46% GRDP của vùng đồng bằng sông Hồng. GRDP bình quân/người (giá hiện hành) đạt khoảng 13.500 – 14.000 USD.

Tỷ trọng GRDP của khu vực dịch vụ chiếm khoảng 65,2%, khu vực công nghiệp – xây dựng khoảng 25,3%, khu vực nông, lâm, thủy sản khoảng 1,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 8,2%.

Kinh tế số chiếm 40% trong GRDP; công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 8% trong GRDP của thành phố;

Tốc độ tăng năng suất lao động khoảng 7,5 – 8%/năm;

Về xã hội, quy mô dân số thường trú khoảng 10,5 – 11 triệu người; dân số vãng lai quy đổi khoảng 1,45 triệu người. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt khoảng 0,88 – 0,90…

Về môi trường, tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 6,2%. Diện tích cây xanh đô thị phấn đấu khoảng 10-12 m2/người. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được phân loại tại nguồn, thu gom và xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 100%, trong đó, tỷ lệ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp dưới 10%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được phân loại tại nguồn đạt 100%, trong đó, tỷ lệ được thu, gom xử lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 98%.

Tỷ lệ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đạt 70%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường đạt 100%.

Tỷ lệ dân số đô thị và nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung đạt 100%.

Về đô thị và nông thôn, tỷ lệ đô thị hóa đạt 65 – 70%; tỷ lệ vận tải công cộng phấn đấu đáp ứng 30 – 40% nhu cầu đi lại của người dân đô thị…

Đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh – thông minh – thanh bình – thịnh vượng

Tầm nhìn đến năm 2050, Thủ đô Hà Nội là thành phố toàn cầu, xanh – thông minh – thanh bình – thịnh vượng, xứng tầm đại diện vị thế nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển hàng đầu trong khu vực, ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên thế giới; là nơi đáng đến và lưu lại, nơi đáng sống và cống hiến. Người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao.

GRDP bình quân đầu người khoảng 45.000 – 46.000 USD; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 80 – 85%.

Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển

Về bảo vệ môi trường và cảnh quan, giải quyết căn bản ô nhiễm môi trường; thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải bằng công nghệ hiện đại, tuần hoàn, thân thiện với môi trường; xóa bỏ tình trạng ngập, úng cục bộ; làm sống lại các dòng sông, khai thác tiềm năng lợi thế không gian mặt nước của hệ thống sông, ao hồ… thành nguồn lực phát triển.

Phát triển xanh, tăng diện tích cây xanh, xanh hóa khu vực nội đô; giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng sạch, tham gia thị trường các – bon, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của quốc gia.

Về phát triển đô thị và nông thôn, phát triển giao thông công cộng, cơ bản hoàn thành hệ thống đường sắt đô thị, đường vành đai, các cầu qua sông Hồng trước năm 2035; giải quyết căn bản tình trạng ùn tắc tại các cửa ngõ của thành phố và khu vực nội đô.

Bảo tồn, tôn tạo các khu phố cổ, phố cũ; phát huy giá trị văn hóa, lịch sử, các công trình kiến trúc tiêu biểu gắn với phát triển du lịch bền vững. Cải tạo các khu chung cư cũ, các khu nhà ở không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn phòng chống cháy nổ, cứu hộ, cứu nạn.

Phát triển đô thị mới theo hướng xanh, thông minh, hiện đại, có hệ thống hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, tạo cơ hội việc làm, thu hút dân cư từ đô thị trung tâm và tạo động lực lan tỏa phát triển khu vực nông thôn. Xây dựng mô hình thành phố trong Thủ đô để tạo động lực phát triển hài hòa các khu vực đô thị và nông thôn.

Phát triển khu vực nông thôn theo các đặc thù của mỗi khu vực: khu vực đô thị hóa, khu vực nông thôn truyền thống, khu vực có không gian kiến trúc, cảnh quan vùng nông thôn của Thủ đô mang đậm nét văn hóa đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ; tạo không gian sống trong lành, chất lượng sống không thấp hơn khu vực đô thi.

Về phát triển kinh tế, cơ cấu lại kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ. Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước năm 2030.

Phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực và có chính sách thu hút đầu tư để Hà Nội dẫn đầu khu vực phía Bắc về phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, các ngành mới nổi; phát triển khu công nghiệp công nghệ cao, sinh thái, thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới thực hiện các chương trình trọng điểm của Thủ đô. Mở rộng, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng ngành dịch vụ, thương mại, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ; phát triển dịch vụ logistics, xây dựng các trung tâm phân phối để trở thành trung tâm đầu mối trung chuyển đa phương tiện, kết nối liên vùng trong nước và quốc tế. Hiện đại hóa ngành dịch vụ tài chính – ngân hàng để Thủ đô Hà Nội là trung tâm tài chính quốc gia, định hướng mang tầm quốc tế. Phát triển du lịch và công nghiệp văn hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.

Phát triển kinh tế đô thị gắn với tổ chức, khai thác có hiệu quả các không gian phát triển. Phát triển các mô hình kinh tế đêm phù hợp gắn với khai thác không gian văn hóa – lịch sử, phố cổ – Hồ Tây – sông Hồng và các khu vực có tiềm năng, lợi thế, tạo nên nét đặc sắc, hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội.

Về phát triển văn hóa, xã hội, bảo tồn, tôn tạo, khai thác, phát huy hiệu quả các di sản văn hóa, lịch sử, nâng tầm di sản bằng công nghệ số. Hình thành các không gian văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các sáng kiến và cam kết của Thủ đô Hà Nội khi gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Nghiên cứu, đề nghị UNESCO ghi danh di sản thế giới đối với một số không gian văn hóa, di sản đặc trưng của Thủ đô Hà Nội. Xây dựng một số công trình kiến trúc hiện đại mang tính biểu tượng thời kỳ phát triển mới của Thủ đô.

Giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu trường, thiếu lớp, bảo đảm điều kiện tiếp cận giáo dục thuận lợi, phù hợp theo độ tuổi với chất lượng giáo dục cao, hướng đến tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu đào tạo năng lực công dân toàn cầu. Xây dựng đồng bộ hạ tầng khu, cụm đại học tại khu vực Hòa Lạc, Xuân Mai để hình thành thành phố khoa học công nghệ; giảm các hoạt động đào tạo đại học tại khu vực trung tâm.

Xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến, hiện đại, chuyên sâu, đáp ứng toàn diện nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh cao, hướng đến tiêu chuẩn quốc tế; phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình và hệ thống kiểm soát dịch bệnh…

Về phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy, nâng cao vai trò của khu công nghệ cao Hòa Lạc, các trung tâm đổi mới sáng tạo, các tổ chức khoa học và công nghệ, các trường đại học và các viện nghiên cứu trên địa bàn trong nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo…

Phương hướng phát triển ngành quan trọng

Các ngành dịch vụ: Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ hiện đại mang tầm khu vực và quốc tế. Phát triển thương mại, logistics, tài chính, các dịch vụ đô thị, dịch vụ công và kinh tế ban đêm gắn với phát triển du lịch bền vững, có năng lực cạnh tranh cao trên nền tảng ứng dụng công nghệ hiện đại. Tăng cường kết nối các hoạt động thương mại, dịch vụ của Thủ đô Hà Nội với các trung tâm vùng và cả nước thông qua các hành lang và vành đai kinh tế.

Cụ thể, thương mại: Phát triển thương mại văn minh, hiện đại, có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. Phát triển các trung tâm thương mại hiện đại, theo chuẩn quốc tế; hình thành các tổ hợp thương mại dịch vụ quy mô cấp vùng, kết hợp mua sắm với vui chơi giải trí, các mô hình kinh tế ban đêm. Phát triển các sàn giao dịch hàng hóa quốc gia, liên thông quốc tế. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử dựa trên nền tảng hạ tầng số hiện đại; đi đầu cả nước về phát triển thương mại điện tử xuyên biên giới.

Nghiên cứu hình thành trung tâm thương mại theo mô hình chuỗi cửa hàng bán lẻ sản phẩm, hàng tồn kho của các nhà sản xuất (outlet) tại các đầu mối giao thông liên tỉnh, liên vận quốc tế ở khu vực phía Bắc và phía Nam thành phố. Hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp trong không gian ngầm tại trung tâm các khu đô thị, đầu mối giao thông công cộng, nơi tập trung đông dân cư.

Du lịch: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Thủ đô Hà Nội trở thành một trong các điểm đến du lịch được lựa chọn hàng đầu tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, nơi đáng đến và lưu lại; là đầu mối của các tuyến du lịch đến các tỉnh, thành phố trong nước và quốc tế.

Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mang đậm bản sắc của Thủ đô nghìn năm văn hiến, có thương hiệu sản phẩm nổi bật và sức cạnh tranh cao trong nước và quốc tế. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch hội nghị, hội thảo, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, du lịch thể thao, giải trí… Phát triển các sản phẩm du lịch thông minh trên cơ sở ứng dụng công nghệ số để nâng tầm các di sản của Thủ đô như: Hoàng thành Thăng Long, Thành cổ Loa, Thành cổ Sơn Tây, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Gươm, các đền, đình, chùa… Phát triển các sản phẩm du lịch thăm quan làng cổ, làng nghề truyền thống gắn với không gian văn hóa giới thiệu các sản phẩm nghề truyền thống và trải nghiệm các hoạt động sản xuất, cuộc sống làng quê.

Phát triển hành lang du lịch dọc theo hai bờ sông Hồng (từ Ba Vì đến Phú Xuyên), theo vành đai 4, hai bờ sông Đáy (Phúc Thọ đến Mỹ Đức); từng bước hình thành hành lang du lịch theo sông Tô Lịch; khai thác hành lang du lịch theo sông Cầu và sông Cà Lồ (huyện Sóc Sơn) và hành lang du lịch dọc sông Tích.

Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Thủ đô Hà Nội là trung tâm tài chính quốc gia, hướng tới phát triển các dịch vụ tài chính mang tầm khu vực và quốc tế.

Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm toàn diện, hiện đại, gắn với phát triển Trung tâm giao dịch hàng hóa trong nước và quốc tế, trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tốc độ cao, an toàn bảo mật, hệ sinh thái chuyển đổi số mạnh mẽ, kết nối đa phương tiện, thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ tài chính thông minh; phát triển trung tâm tài chính – ngân hàng tại khu vực quận Hoàn Kiếm. Sau năm 2030, hình thành thêm tổ hợp trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ quốc tế trên trục Nhật Tân – Nội Bài.

Dịch vụ logistics: Phát triển dịch vụ logistics theo hướng văn minh, hiện đại, có chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiên tiến. Phát triển hạ tầng logistics đồng bộ với hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại – dịch vụ.

Phát triển hệ thống logistics, trung tâm phân phối hàng hóa tại các vùng kinh tế – xã hội Hà Nội; hình thành 05 trung tâm logistics tập trung quy mô lớn, gồm: (i) Trung tâm logistics Bắc Hà Nội, gắn với sân bay Nội Bài và khu vực phía Bắc thành phố; (ii) Trung tâm logistics Nam Hà Nội gắn với ga đường sắt Ngọc Hồi; (iii) Trung tâm logistics định hướng tại khu vực Phú Xuyên, gắn với cảng hàng không phía Nam vùng Thủ đô; (iv) Trung tâm logistics đường bộ gắn với cảng ICD Gia Lâm; (v) Trung tâm logistics đường thủy nội địa tại Giang Biên, Long Biên, gắn với khai thác tuyến giao thông đường thủy.

Công nghiệp và xây dựng: Thủ đô Hà Nội dẫn đầu cả nước về phát triển công nghiệp công nghệ cao, có sức cạnh tranh cao, tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị và mạng lưới phân phối toàn cầu. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tập trung vào các ngành ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh, tuần hoàn, phát thải các – bon thấp, giữ vai trò dẫn dắt trong các chuỗi liên kết phát triển trên các hành lang công nghiệp nội vùng và liên vùng.

Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm hàng đầu vùng đồng bằng sông Hồng về phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, cơ khí chính xác và tự động hóa, thiết bị điện tử, vật liệu mới, vật liệu kỹ thuật công nghệ cao, chế biến dược liệu, hóa dược, mỹ phẩm, công nghệ sinh học và chế biến nông sản, thực phẩm công nghệ cao; tham gia sâu vào chuỗi liên kết phát triển các hành lang công nghiệp Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Bắc Ninh – Hải Dương -Quảng Ninh; Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ, Hà Nội – Lạng Sơn. Tăng cường phát triển công nghiệp hỗ trợ phục vụ các ngành công nghiệp ưu tiên, có thế mạnh của Hà Nội và có tác động lan tỏa tới các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và các vùng lân cận.

Phát triển các nghề truyền thống, hình thành không gian giới thiệu sản phẩm làng nghề gắn với thu hút du lịch và quảng bá sản phẩm ra thị trường quốc tế.

Nông, lâm nghiệp và thủy sản: Thủ đô Hà Nội dẫn đầu cả nước và dẫn dắt nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng về phát triển các sản phẩm nông nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, các mô hình nông nghiệp đa giá trị, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và nông nghiệp thông minh.

Phát triển các vùng nông nghiệp thực nghiệm gắn với các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất giống cây trồng vật nuôi, áp dụng các quy trình kỹ thuật mới tại khu vực các huyện: Gia Lâm, Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Hoài Đức, Phúc Thọ để cung cấp giống cây, con cho nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Phát triển sản phẩm cây trồng, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất đặc thù ở huyện Ba Vì, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để tạo các sản phẩm có chất lượng và giá trị thương mại cao.

Phát triển nông nghiệp đan xen trong các vùng đô thị, bảo tồn các vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Hà Nội như sen Tây Hồ, đào Nhật Tân, quất Tứ Liên, cam Canh, bưởi Diễn, hoa Tây Tựu, hoa Mê Linh…

Phát triển chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, bảo vệ môi trường, an toàn dịch bệnh; nâng cao chất lượng đàn vật nuôi thương phẩm. Phát triển các khu chăn nuôi tập trung, liên kết chăn nuôi theo chuỗi khép kín; giảm dần và tiến tới xóa bỏ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư.

Kinh tế số: Phát triển kinh tế số là động lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô Hà Nội nhanh, hiện đại và hiệu quả. Ưu tiên, tạo điều kiện phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, trung tâm dữ liệu, các loại hình dịch vụ như: điện toán đám mây, IoT, dữ liệu lớn (Bigdata)… phù hợp với định hướng phát triển của Thủ đô.

Phát triển công nghiệp ICT: Hình thành một số khu công nghệ thông tin tập trung; phát triển công nghiệp phần cứng, phần mềm, điện tử – viễn thông; ưu tiên phát triển dịch vụ công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực có lợi thế của Thủ đô…

Dự kiến thành lập 6 quận/thành phố, đô thị

Về phương án phát triển hệ thống đô thị Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngoài 12 quận hiện hữu, định hướng đến năm 2030 dự kiến thành lập các quận: Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh và quận/thành phố, đô thị: Đan Phượng, Mê Linh.

Thành phố/ thị xã dự kiến thành lập gồm: Đô thị Sóc Sơn, đô thị Hòa Lạc, đô thị Xuân Mai, đô thị Sơn Tây, đô thị Phú Xuyên.

Đô thị dự kiến thành lập, thị trấn gồm: Đô thị Chúc Sơn, đô thị Quốc Oai, đô thị Phúc Thọ, thị trấn Tây Đằng, đô thị Tản Viên Sơn, thị trấn Liên Quan, thị trấn Thường Tín, thị trấn Kim Bài, thị trấn Vân Đình.





Nguồn: https://thoibaonganhang.vn/phe-duyet-quy-hoach-thu-do-ha-noi-thoi-ky-2021-2030-tam-nhin-den-nam-2050-158837.html

Cùng chủ đề

Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050....

Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô với 5 vùng kinh tế, 5 vùng đô thị

Theo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội, đến năm 2030, thành phố có 10,5-11 triệu dân, 5 vùng kinh tế xã hội, 5 vùng đô thị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội tầm nhìn đến 2050. Ảnh: Viết Thành Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 12.12 phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tổng diện tích tự nhiên lập...

Đồng Nai quy hoạch phát triển đô thị sân bay theo mô hình Dubai, Frankfurt, Changi

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải làm nhanh thành phố sân bay sau khi đi kiểm tra tiến độ dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai). Bên cạnh đó, tại phía tây nam sân bay, Đồng Nai dự kiến dành khoảng...

Đồng Nai thu hồi đất gần 1.700 hộ dân trong dự án khu đô thị Hiệp Hòa

Theo kế hoạch dự án khu đô thị Hiệp Hòa sẽ triển khai trên diện tích hơn 290ha với gần 3.100 thửa đất. ...

Việt Nam có 902 đô thị, mức độ đô thị hóa tầm châu Á

Tỉ lệ đô thị hóa của Việt Nam đạt ngang tầm của châu Á với 902 đô thị trong cả nước, đạt tỉ lệ đô thị hóa khoảng 42,7%. Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tham dự hội nghị và tìm hiểu các công nghệ mới phục vụ cho thành phố thông minh trong triển lãm bên lề sự kiện - Ảnh: SONG HÀ Những thông tin này được chia sẻ tại Hội nghị thành phố thông minh Việt Nam - châu...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 có bước nhảy vọt

Với những tín hiệu tích cực từ thị trường, xuất khẩu nông sản Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2025. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới. Các hiệp định thương mại mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt là tại thị...

Đột phá từ Chỉ thị số 40-CT/TW (Kỳ 3)

Hiệu quả của tín dụng chính sách đem đến không chỉ là giá trị kinh tế mà hơn cả là những vấn đề xã hội được giải quyết, cuộc sống của một bộ phận không nhỏ người nghèo, người yếu thế đã từng bước được cải thiện, nâng cao. Qua đó góp phần củng cố thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước trên cơ sở hòa hợp ý đảng, lòng dân. ...

Điểm lại thông tin kinh tế ngày 16/12

Tỷ giá trung tâm tăng 8 đồng, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1,22 điểm hay tính từ đầu năm đến 13/12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong ngày 16/12. Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/12 Tiếp tục tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng ...

Sacombank nhận 9 giải thưởng từ các tổ chức thẻ

Với những nỗ lực không ngừng trong lĩnh vực phát hành thẻ và phát triển các giải pháp thanh toán số mới, trong tháng 12/2024, Sacombank đã nhận được 9 giải thưởng lớn từ các tổ chức thẻ Visa, Mastercard và Công ty cổ phần thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas), ghi nhận những thành quả nổi bật đã đạt được trong năm 2024. Theo đó, tổ chức thẻ Visa đã trao tặng cho Sacombank 4 giải thưởng quan...

Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 9-13/12

Tỷ giá trung tâm tăng 9 đồng, chỉ số VN-Index giảm 7,57 điểm (-0,60%) so với cuối tuần trước đó hay Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng tốc, bứt phá để quyết tâm đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2024... là một số thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần từ 9-13/12. Thủ tướng: Hoàn thiện thêm một bước đề án...

Bài đọc nhiều

Hải Phòng 10 năm liên tiếp tăng trưởng hai con số

Năm 2024, TP Hải Phòng chính thức đạt mốc tăng trưởng hai con số trong 10 năm liên tiếp - đây là dấu son trong lịch sử phát triển của thành phố. Ngày 4/12, HĐND TP Hải Phòng đã tổ chức khai mạc Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) HĐND thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026. Phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp, Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu đánh giá, đây là kỳ...

Ứng dụng fintech và AI trong xây trung tâm tài chính quốc tế TP HCM

(NLĐO) - Công nghệ fintech và trí tuệ nhân tạo sẽ được ứng dụng trong quá trình hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM… ...

Người Việt mất 18.900 tỉ đồng vì bị lừa đảo trong năm 2024

Lừa đảo trực tuyến tiếp tục hoành hành trong năm 2024, cứ 220 người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam thì có 1 người trở thành nạn nhân của lừa đảo. Hình thức lừa đảo phổ biến nhất là mời gọi đầu tư. ...

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 tăng, chờ quyết định từ Fed

Giá vàng hôm nay 16/12/2024 trên thị trường thế giới dự báo tăng khi Fed sắp có quyết định quan trọng về lãi suất. Đầu tuần trước, giá vàng nhẫn trong nước điều chỉnh tăng. SJC niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua - bán). Doji nâng giá vàng nhẫn 9999 lên mức 83,3-84,3 triệu đồng/lượng (mua - bán). Giá vàng miếng 9999 tại SJC và Doji là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào)...

Cùng chuyên mục

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. Doanh thu nghìn tỉ, lãi chục tỉHóa dầu Petrolimex...

Vì sao các thương hiệu và tỉ phú thế giới chọn Phú Quốc?

Phú Quốc đang đáp ứng một mẫu số chung của những sự kiện tầm cỡ: chính sách visa cởi mở, đường bay thuận tiện, cơ sở hạ tầng du lịch chất lượng cao trên nền thiên nhiên trác tuyệt. ...

Greenhill Village từng được bà Trương Mỹ Lan mua 350 tỉ, vừa về chủ mới giá cao hơn nhiều

Công ty Cổ phần Đầu tư MST vừa thông báo trúng đấu giá toàn bộ giá trị khoản nợ của Công ty Cổ phần Greenhill Village tại ngân hàng với giá 410 tỉ đồng. Mức giá này cao hơn số tiền 350 tỉ đồng bà Trương Mỹ Lan từng bỏ ra mua rồi phải nhận lại... ...

Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hành

Bà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành trong năm 2025. Chủ tịch UBCKNN đề nghị các Sở và VSDC đưa hệ thống công nghệ mới vào vận hànhBà Vũ Thị Chân Phương - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đề nghị các Sở Giao dịch chứng khoán và VSDC...

Đà Lạt vào mùa đón khách quốc tế

Đà Lạt đang làm mới sản phẩm với những dịch vụ du lịch từ văn hóa và tài nguyên thiên nhiên, để đón dòng khách trong và ngoài nước dịp cuối năm. ...

Mới nhất

Tăng cường hợp tác về tư tưởng, đào tạo cán bộ giữa quốc phòng hai nước Việt Nam – Belarus

(ĐCSVN) - Vui mừng trước kết quả hợp tác quốc phòng giữa hai nước Việt Nam – Belarus thời gian qua, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết mong muốn quân đội hai nước sẽ tăng cường hợp tác trên lĩnh vực công tác tư tưởng, thông tấn truyền thông quân sự, lịch sử quân sự, đào tạo cán bộ, tổ...

Vì sao các thương hiệu và tỉ phú thế giới chọn Phú Quốc?

Phú Quốc đang đáp ứng một mẫu số chung của những sự kiện tầm cỡ: chính sách visa cởi mở, đường bay thuận tiện, cơ sở hạ tầng du lịch chất lượng cao trên nền thiên nhiên trác tuyệt. ...

Tạm giữ hình sự người đàn ông đánh tài xế xe tải ở Bình Phước

Tối 17/12, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Đồng Xoài (Bình Phước), đơn vị đã ra quyết định tạm giữ hình sự Bùi Văn Hoàng Anh (35 tuổi, ngụ tỉnh Bình Dương) để điều tra về các hành vi gây rối trật tự công cộng và cố ý gây thương tích.Bùi Văn Hoàng Anh hành hung...

Ngăn chặn ngộ độc rượu trong dịp cuối năm

Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Tết càng đến gần thì tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do ngộ độc methanol (cồn công nghiệp) càng tăng. Mối nguy hiểm lớn hiện...

Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 2 tỉnh

Ngày 17/12/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể, tại Quyết định số 1580/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái...

Mới nhất