Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiGỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở...

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động VHTTDL quốc gia

(Tổ Quốc) – Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra sáng 17/12 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Hội nghị do Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Bộ VHTTDL) tổ chức. Tham dự và chủ trì Hội nghị có Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy; Quyền Trưởng Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam Trịnh Ngọc Chung.

Xây dựng Làng thành trung tâm hoạt động văn hóa quốc gia

Theo báo cáo tại Hội nghị, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (gọi tắt: Làng Văn hoá) nằm trong khu vực hồ Đồng Mô – Ngải Sơn, thị xã Sơn Tây, cách nội thành Hà Nội 40km về hướng Tây, theo đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, có tổng diện tích: 1544ha (gồm: 605ha đất, 939ha đất có mặt nước).

Mục tiêu đầu tư nhằm xây dựng Làng Văn hóa thành một trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch quốc gia nhằm tập trung tái hiện, gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam; đồng thời đáp ứng các nhu cầu vui chơi giải trí, hoạt động thể thao, văn hóa cho nhân dân trong nước và du khách quốc tế.

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch quốc gia - Ảnh 1.

Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy phát biểu tại Hội nghị

Quy hoạch chung của Làng gồm 7 khu chức năng: Khu trung tâm thể thao, vui chơi giải trí (125,22ha); Khu các Làng dân tộc (198,61ha); Khu di sản văn hóa thế giới (46,50ha); Khu dịch vụ du lịch tổng hợp (138,89ha); Khu công viên bến thuyền (341,53ha); Khu cây xanh mặt nước hồ Đồng Mô (600,9ha); Khu quản lý điều hành văn phòng (78,5ha).

Trong đó, các hạng mục Nhà nước đã đầu tư xây dựng bao gồm: Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của dự án; Hệ thống cây xanh, cảnh quan; Khu các làng dân tộc.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy cho biết, Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng VHDL các dân tộc Việt Nam nhằm quảng bá, giới thiệu xúc tiến đầu tư vào Làng. Đây là một trong những hoạt động thường niên của Làng Văn hóa xuất phát từ mục đích, yêu cầu cụ thể hóa các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa con người Việt Nam, đặc biệt là huy động được các nguồn lực đầu tư cho phát triển văn hóa nói chung và đầu tư cho xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cũng như các khu chức năng của Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam theo quy hoạch nói riêng.

Trong thời gian vừa qua, Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam luôn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quan tâm chỉ đạo triển khai rất nhiều những hoạt động xuất phát từ vị trí yêu cầu chức năng mà Đảng, Nhà nước đã giao cho Làng Văn hóa ngay từ khi mới thành lập. Với hai mục tiêu cơ bản là xây dựng Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam thành một trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch quốc gia để tập trung tái hiện gìn giữ, phát huy và khai thác các di sản văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam và đáp ứng các nhu cầu về vui chơi, giải trí hoạt động thể thao văn hóa cho nhân dân trong nước và du khách quốc tế.

“Với hai mục tiêu trên, Bộ VHTTDL và Làng Văn hóa đã nỗ lực để từng bước hình thành những nét chấm phá và đặc biệt là những thiết chế quan trọng thể hiện được tinh thần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc trong thời gian vừa qua. Đầu tư cho văn hóa theo quan điểm của Đảng, Nhà nước, đó chính là đầu tư cho sự phát triển. Việc huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam đã được các nhà đầu tư, các doanh nghiệp quan tâm và đã có những công trình, những hoạt động rất cụ thể để triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển tại Làng Văn hóa trong thời gian vừa qua”- Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy khẳng định.

Theo Thứ trưởng, với sự quan tâm của Bộ VHTTDL, Làng Văn hóa có nhiều đổi mới sáng tạo để phát huy lợi thế vị trí, vai trò của Làng trong tình hình hiện nay. Làng Văn hóa có vị trí địa lý thuận lợi, diện tích mặt đất và diện tích mặt hồ rất thuận lợi cho việc đầu tư đa dạng phong phú các loại hình về văn hóa, thể thao, du lịch, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí đáp ứng được yêu cầu hưởng thụ người dân. Đặc biệt, lợi thế quan trọng hơn, Làng Văn hóa là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa, nơi bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng dân tộc các địa phương. Đó là những điều kiện thuận lợi để đầu tư, kết nối và mở ra rất nhiều hoạt động mới tại Làng Văn hóa.

Thứ trưởng cũng chỉ ra những thách thức đặt ra đối với Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam trong việc huy động nguồn lực đầu tư để phát triển trong thời gian tới, đồng thời mong muốn Hội nghị sẽ cùng nhau trao đổi, chia sẻ về những cơ chế chính sách, thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa. “Mong các đại biểu, doanh nghiệp sẽ “hiến kế” cho Bộ và BQL Làng Văn hóa, cần tập trung triển khai nhiệm vụ nào, giải pháp nào để huy động được nguồn lực, thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa, để Làng vừa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc, vừa thực sự trở thành thiết chế văn hóa quốc gia hiện đại, quy mô, đảm bảo phát triển bền vững”- Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy nhấn mạnh.

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch quốc gia - Ảnh 2.

Quang cảnh Hội nghị

Cần sớm có quy chế đầu tư vào Làng Văn hóa

Hội nghị diễn ra theo 2 phiên gồm: Cơ chế ưu đãi thuận lợi và tiềm năng phát triển đầu tư tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam; Giải pháp tháo gỡ khó khăn và thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Theo đại diện các doanh nghiệp, tổ chức, Làng Văn hóa là khu vực có quy hoạch ổn định nhất ở Hà Nội, tuy nhiên, trong thời gian qua, việc đầu tư vào Làng còn nhiều khó khăn và không khả thi do chính sách, cơ chế đầu tư vào Làng chưa rõ ràng, quy định chức năng, nhiệm vụ của Làng cũng còn nhiều vướng mắc với các quy định, các Luật khác như Luật đất đai…

Ông Kiều Văn Toản – Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư và thương mại Kvinland cho biết: “Cần sớm ban hành các quy chế về đầu tư vào Làng Văn hóa đồng thời quy định chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của Ban quản lý Làng Văn hóa có thẩm quyền đến đâu, như thế nào. Làng Văn hóa cũng cần quan tâm hơn đến xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đầu tư, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại hiệu quả hơn”.

Theo ông Kim Sơn, đại diện Công ty Chiến Thắng, vướng mắc trong kêu gọi đầu tư vào Làng Văn hóa là thẩm quyền của Làng chưa được quy định rõ, dẫn đến việc phối hợp chưa rõ ràng.

Ông Kim Sơn cho biết: “Công ty Chiến Thắng đã 6-7 năm theo đuổi dự án đầu tư vào Làng Văn hóa, hiểu rất rõ về mục đích, chất lượng đầu tư vào Làng, nhưng cơ chế đầu tư còn chưa rõ. Chúng tôi có nhiều phương án đầu tư đồng bộ, hiện đại, nổi bật vào Làng nhưng vì những vướng mắc trên nên còn chưa thực hiện được. Chúng tôi mong muốn cơ chế và giải pháp thu hút vốn vào Làng Văn hóa được ban hành”.

Giải đáp ở phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án đầu tư tại Làng Văn hóa, ông Trịnh Ngọc Chung cho biết, trong các năm qua, mặc dù Ban Quản lý đã có nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư nhưng đến nay chưa có dự án đầu tư nào được triển khai, do nhiều nguyên nhân: Về chủ quan, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam gặp một số vướng mắc bởi các quy định của Luật Đầu tư hiện hành với các thẩm quyền của Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 39/2014/QĐ-TTg ngày 15/7/2014.

Về khách quan, một trong những nguyên nhân là do mực nước hồ Đồng Mô không ổn định vì còn phải thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp lân cận nên cảnh quan chưa thực sự hấp dẫn. Hiện nay, Thành phố Hà Nội đang triển khai dự án cải tạo Sông Tích và nếu dự án được triển khai nhanh, hồ Đồng Mô sẽ không phải thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu cho diện tích nông nghiệp vùng lân cận nữa. Tuy nhiên, do vốn thực hiện dự án từ nguồn NSNN, trong điều kiện ngân sách Nhà nước có khó khăn nên tiến độ dự án này cũng bị kéo dài.

Giá đất áp dụng theo khu vực (Sơn Tây) được UBND Hà Nội ban hành theo Công văn số 6788/UBND-KT ngày 25/4/2016 cao (giá đất khoảng 1.700.000đ/m2), khó thu hút đầu tư đối với các dự án văn hóa, du lịch. Nhiều nhà đầu tư sau khi nghiên cứu, tính toán hiệu quả đầu tư dự án đều có mong muốn được đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư.

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch quốc gia - Ảnh 3.

Cần có chính sách, quy chế rõ ràng trong đầu tư vào Làng Văn hóa

Để Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được đầu tư phát triển theo đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác định, đồng thời về lâu dài được khai thác, vận hành có hiệu quả, ông Trịnh Ngọc Chung cho rằng, theo Quyết định 540/QĐ-TTg ngày 12/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch đầu tư phát triển Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đến năm 2015, quan điểm đầu tư phát triển được xác định “Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là một mô hình khu kinh tế – văn hóa đặc thù, trong đó văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu”.

Theo đó, Ban Quản lý đề xuất được áp dụng cơ chế ưu đãi đầu tư như Khu kinh tế đối với các Khu chức năng, dự án kêu gọi đầu tư tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm thúc đẩy lợi thế kêu gọi đầu tư và đẩy nhanh tiến độ lấp đầy các khu chức năng, dự án thu hút đầu tư, đây cũng là một động lực thúc đẩy hiệu quả và tiềm năng phát triển Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam để trở thành Khu Văn hóa – Du lịch quốc gia.

Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức tại Quyết định số 39/2014/QĐ-TTg ngày 15/7/2014. Theo Quyết định này, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tương tự như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Như vậy phù hợp với khoản 1, khoản 2 Điều 32 và khoản 1 Điều 39, Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 năm 2020.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thời gian qua, Làng Văn hóa gặp một số vướng mắc bởi các quy định của Luật Đầu tư hiện hành với các thẩm quyền của Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định 39/2014/QĐ-TTg ngày 15/7/2014.

Thời gian vừa qua, để giải quyết, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trên, Ban Quản lý Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam đã báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kiến nghị, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thường trực Chính phủ sửa đổi và bổ sung Luật Đầu tư, tuy nhiên vẫn có những nội dung kiến nghị chưa được như mong muốn.

“Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh tại các vùng miền trên cả nước và hội nhập kinh tế – văn hóa trong nước và quốc tế, nhiều biến đổi lớn tại nơi chủ thể là đồng bào các dân tộc sinh sống, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc đang dần mai một, Ban Quản lý đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm ban hành các chính sách góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam, xác định Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam là địa chỉ lắng đọng không gian văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nơi giao lưu, gặp gỡ, quảng bá về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam”- ông Trịnh Ngọc Chung bày tỏ./.



Nguồn: https://toquoc.vn/go-kho-trong-thu-hut-dau-tu-de-lang-van-hoa-tro-thanh-trung-tam-hoat-dong-van-hoa-the-thao-du-lich-quoc-gia-20241217112727889.htm

Cùng chủ đề

Khai thác triệt để nguồn lợi từ nhà, đất

Lần đầu tiên, TP HCM công bố thu ngân sách vượt qua 500.000 tỉ đồng. Con số trên thuyết phục hơn bất cứ dẫn chứng nào khi "định nghĩa" về đầu tàu kinh tế TP HCM ...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024: Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch

VHO - Chiều 13. 12, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị diễn ra Lễ khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ "Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024". Sự kiện Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 do Bộ VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp chỉ đạo tổ chức diễn ra tại Quảng Trị từ ngày 14 - 16.12 có quy...

Tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng Công – Nông – Binh năm 2024

(Tổ Quốc) - Ngày 12/12, Sở Văn hoá Thể thao (VH-TT) tỉnh Quảng Bình đã tổ chức thành công liên hoan nghệ thuật quần chúng Công – Nông – Binh năm 2024. Đây cũng là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt...

Tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(Tổ Quốc) - Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam diễn ra từ ngày 9-13/12/ 2024 tại Cao Bằng và từ ngày 19- 25/12/2024 trong phạm vi cả nước. ...

Hòa Bình: Khẳng định vị thế trung tâm du lịch lớn vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Với nhiều lợi thế, tiềm năng về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, bề dày truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời của cộng đồng các dân tộc, những năm qua, Hòa Bình đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với xứ sở Mường Bi này. Tỉnh Hòa Bình đang khẳng định vị thế là một trung tâm du lịch lớn của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hòa Minzy, Đức Phúc hội ngộ tại khai mạc lễ hội hoa Mê Linh cuối tháng này

(Tổ Quốc) - Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ diễn ra từ 26-29/12, với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng như Hòa Minzy, Đức Phúc, Đinh Mạnh Ninh… ...

Để di sản trở thành nguồn lực phát triển

(Tổ Quốc) - Để di sản văn hóa thực sự trở thành nguồn lực vừa phát huy giá trị vừa đóng góp vào phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, theo các nhà nghiên cứu, cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo cơ chế thúc đẩy...

Văn hóa Việt chạm đến trái tim công chúng Trung Đông

(Tổ Quốc) - Chương trình “Ngày Việt Nam tại Ả-rập Xê-út 2024” vừa qua đã trở thành một hành trình đầy cảm xúc, nơi văn hóa Việt Nam được truyền tải đầy tinh tế và chạm đến trái tim của đông đảo bạn bè quốc tế. Từng không gian, từng trải nghiệm tại sự kiện đều để lại ấn tượng sâu sắc, giúp...

Chuỗi chương trình trên VTV kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(Tổ Quốc)- Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) thực hiện loạt chương trình trọng điểm trên các kênh sóng, như chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “Con đường lịch sử”, phim tài liệu...

Đà Nẵng thắp sáng cây thông ánh sáng, khách du lịch thích thú check-in

(Tổ Quốc) - Cây thông ánh sáng cao 20m là một trong ba mô hình check-in ấn tượng tại Lễ hội đón Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025, bên cạnh hộp quà khổng lồ độc đáo và bộ chữ Đà Nẵng chào năm mới 2025 rực rỡ. ...

Bài đọc nhiều

Nhan sắc ngọt ngào của người đẹp đăng quang Hoa hậu Việt Nam thời đại 2024

Chung kết Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024 vừa diễn ra tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả, danh hiệu tân Hoa hậu thuộc về người đẹp Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên đến từ Quảng Trị. Cô hiện là sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.Tân Hoa hậu sở hữu số đo 3 vòng 83-62-88cm, có vẻ đẹp trong sáng và ngọt ngào.Ngoài ra, danh hiệu Á hậu 1, 2, 3...

Dấu ấn “đặc biệt” trong sự nghiệp ca hát của CEO Ong Xinh Lounge & Karaoke

(NADS) - Trong đêm Chung kết Gala xếp hạng Tiếng hát Việt toàn cầu 2024 vừa diễn ra tại Nhà hát VOH - TP.HCM, cái tên Thu Trang đã được xướng lên với danh hiệu "Giải đặc biệt". Qua nhiều biến cố, Thu Trang cuối cùng đã "về đích" thành công khi đảm nhận nhiệm vụ CEO của tổ hợp giải trí Ong Xinh Lounge & Karaoke, đồng thời ghi thêm một dấu son trong sự nghiệp ca...

Công ty Luật SALA: Chuyên gia pháp lý đồng hành cùng doanh nghiệp

Công ty Luật SALA tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật và từng công tác tại cơ quan thanh tra nhà nước, tại một số đơn vị thuộc Tập đoàn...

Nhà sáng lập OpenAI: AI sẽ tìm ra cách tự đào tạo chính nó

Ilya Sutskever, đồng sáng lập và cựu trưởng nhóm nghiên cứu của OpenAI, dự báo việc huấn luyện mô hình AI mà con người từng biết sẽ không còn tồn tại. Chuyên gia AI này đã rời OpenAI - công ty mà ông là một trong những nhà sáng lập, vào đầu năm nay để thành lập phòng thí nghiệm AI riêng có tên Safe Superintelligence Inc.  "Việc huấn luyện trước (pre-training) như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại",...

Công ty Luật SALA: Điểm tựa pháp lý uy tín và toàn diện

Công ty Luật Sala là một trong những đơn vị pháp lý uy tín, được thành lập và dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật. Với bề dày chuyên môn, Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng không chỉ là một Luật sư mà còn là Đấu giá viên, Quản tài viên, và Thừa phát lại. Trước khi sáng lập Công ty Luật Sala, bà đã có...

Cùng chuyên mục

8 thói quen của người hạnh phúc khiến ai cũng bất ngờ và khó nghĩ ra

GĐXH - Không có thước đo chính xác mức độ hạnh phúc của một người. Nhưng qua thí nghiệm và khảo sát, nhiều nhà khoa học phát hiện, những điều nhỏ nhặt từ lối sống có thể là dấu hiệu của một người hạnh phúc. ...

Công an khuyến nghị các thủ tục người dân cần biết

Công an TP HCM khuyến nghị những trường hợp cần thiết, gấp thì người dân phải nộp trước một tuần trước khi Nghị quyết 1278 có hiệu lực là ngày 1-1-2025. Công an TP HCM khuyến nghị những trường hợp cần thiết, gấp thì người dân phải nộp trước một tuần trước khi Nghị quyết 1278 có hiệu lực là ngày 1-1-2025. Chiều 16-12, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan dẫn đầu đoàn...

Hình mẫu thanh niên thế hệ mới phải phát triển toàn diện trên nền tảng ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’

Phát biểu khai mạc Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh hình mẫu thanh niên trong 5 năm tới phải toàn diện, có bản sắc văn hóa đậm đà. Nhiệm...

Người dân TPHCM thích thú mặc áo ấm ra đường trong tiết trời 22 độ

Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. Không khí lạnh tăng cường và khuếch tán xuống phía Nam khiến nền nhiệt ở TPHCM giảm xuống 22 độ C. Người dân khi ra đường phải mặc áo ấm để giữ ấm cơ thể. ...

Mới nhất

Mới nhất