Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPAn Giang đa dạng sản phẩm OCOP

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh.

An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương.
An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương.

Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở tại An Giang. Các chủ sở hữu sản phẩm tại các địa phương nhận thấy được sự hỗ trợ thiết thực để khai thác, nâng cao tiềm năng, thế mạnh phát triển sản phẩm đặc thù nên tự tin đăng ký…

Sản phẩm đặc trưng vùng miền

Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh An Giang, đến tháng 11/2024, toàn tỉnh có 165 có sản phẩm đạt chứng nhận OCOP từ 3 sao trở lên tại 11 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trong đó, có 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 146 sản phẩm 3 sao của 115 chủ thể kinh tế là các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Chủ cơ sở các sản phẩm luôn ý thức về thương hiệu nên luôn học hỏi, cải tiến về chất lượng, đa dạng mẫu mã, bao bì, bảo đảm điều kiện, quy định về tem, nhãn mác truy xuất nguồn gốc…

Mỗi dòng sản phẩm mang đặc trưng riêng như tại thành phố Long Xuyên có cá linh đóng hộp; thành phố Châu Đốc có mắm thái, khô cá tra phồng; huyện Thoại Sơn có khô cá lóc, tranh ảnh làm từ lá thốt nốt, nước mắm nhĩ cá linh; huyện An Phú có khô cá sặc rằn, mắm cá linh xay…

Thị xã Tân Châu có mắm cà mè vinh, khô bò và tung lò mò (lạp xưởng bò), thổ cẩm Châu Phong; vùng núi huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên có các chế phẩm từ cây thốt nốt; huyện Châu Phú nhãn xuồng cơm vàng; huyện Chợ Mới có bánh hạnh nhân, khô cá lóc…

Chị Chau Ngọc Dịu, ngụ huyện Tri Tôn cùng các cộng sự chế biến thành công thốt nốt thành mật Palmania dạng bột đạt 5 sao từ phương pháp cổ truyền. Chị Chau Ngọc Dịu rất vui vì đã giữ gìn và phát huy ngành nghề truyền thống nấu mật thốt nốt của đồng bào dân tộc Khmer.

Chị Chau Ngọc Dịu đã thành lập Công ty cổ phần Palmania chuyên kinh doanh mật thốt nốt. Từ khi được công nhận là sản phẩm OCOP, sản phẩm được tiêu dùng trong và ngoài tỉnh nhiều hơn và sản phẩm đã xuất khẩu qua Phần Lan. Đa phần người tiêu dùng nhận định chất lượng mật thơm ngon.

Chị Chau Ngọc Dịu chia sẻ, mật thốt nốt Palmania được thị trường ưa chuộng do công ty chọn lọc những cây thốt nốt có tuổi đời hơn 25 năm để lấy mật. Quy trình chế biến sản xuất theo phương pháp truyền thống không dùng phụ gia, hóa chất.

Nhờ ứng dụng hệ thống, công nghệ sấy hiện đại nên hương thơm, vị ngọt thanh đặc trưng của mật hoa thốt nốt được giữ trọn vẹn trong các sản phẩm.

Thành phố Châu Đốc có làng nghề làm mắm nổi danh lâu đời với hàng trăm hộ tập trung tại phường Núi Sam. Trong đó, mắm thái nhãn hiệu Cô Tư Ấu đạt 3 sao là một trong các điểm thu hút khách du lịch tới đây đặt hàng, tìm hiểu cách làm mắm.

Bà Nguyễn Kim Xuân, đại diện cơ sở chia sẻ, mắm “Cô Tư Ấu” khởi đầu năm 1948 và đến nay gia đình vẫn giữ cách làm truyền thống, giữ thương hiệu cho đến nay, mắm được tiêu thụ nhiều cả trong và ngoài tỉnh…

Phát huy thế mạnh ngành nghề truyền thống

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn tỉnh, thông tin, rất nhiều sản phẩm OCOP có mặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại, thị trường trong và ngoài tỉnh.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh đã hỗ trợ các chủ thể về trình tự thủ tục, hồ sơ, cải tiến và phát triển mẫu mã, bao bì theo quy định và nhu cầu thị trường.

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP ảnh 2

Các sản phẩm được công nhận OCOP của An Giang.

Đặc biệt, giúp họ nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm đến các thị trường tiềm năng.

Trọng tâm của Chương trình OCOP của tỉnh An Giang là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện.

Qua đó, giúp các chủ thể phát huy thế mạnh và phát triển hơn nữa ngành nghề truyền thống, cập nhật, áp dụng công nghệ trong chế biến để nâng cao tay nghề, đáp ứng khẩu vị, sở thích đa dạng của các vùng miền và du khách nước ngoài.

Từ đó, phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý; bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

Ông Lê Trung Hiếu, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, thông tin, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh các sản phẩm OCOP của tỉnh đa dạng hóa kênh tiêu thụ, trung tâm đã phối hợp Công ty Phan Nam tại An Giang đưa sản phẩm OCOP vào chuỗi cửa hàng nông sản an toàn.

Ông Lê Trung Hiếu cho biết thêm, đó là một trong rất nhiều hoạt động mà trung tâm thực hiện để hỗ trợ đa dạng hóa kênh phân phối và thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP. Trước đây, trung tâm cũng kết nối hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP vào Siêu thị Tứ Sơn tại An Giang và các sàn thương mại điện tử…

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 15/12, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc Tuần lễ sách và các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Tuần lễ sách kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt...

Đà Nẵng thắp sáng cây thông ánh sáng mừng giáng sinh và năm mới 2025

NDO - Cây thông ánh sáng – hoạt động mở màn cho chuỗi các hoạt động tại tại Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025  (Da nang X'mas - New Year Festival 2025)  – đã được thắp sáng tối 16/12, bên bờ tây cầu Rồng Đà Nẵng. Sự kiện thu hút đông đảo người dân, du khách trong nước và quốc tế tham gia. Cây thông ánh sáng cao 20m là một...

Du lịch Bình Định tạo bước đột phá mạnh mẽ trong năm 2024

NDO - Năm 2024 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc trong ngành du lịch của tỉnh Bình Định. Với tổng số lượt khách tham quan, du lịch ước đạt 9.200.000 lượt (tăng 83,9% so với năm 2023), Bình Định đã ghi nhận những con số ấn tượng, khẳng định là một trong những điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam. Theo thống kê của Sở Du lịch Bình Định, năm 2024, lượng khách quốc tế...

An Giang cần xây dựng đề án phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh An Giang đón gần 9 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch. Trong năm 2025, tỉnh phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú ước đạt hơn 1 triệu lượt, doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt gần 11 nghìn tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, tỉnh An Giang tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch, trong đó, khuyến khích,...

An Giang cần xây dựng đề án phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh An Giang đón gần 9 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch. Trong năm 2025, tỉnh phấn đấu đón 10 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú ước đạt hơn 1 triệu lượt, doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt gần 11 nghìn tỷ đồng. Để đạt được kết quả này, tỉnh An Giang tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch, trong đó, khuyến khích,...

Bài đọc nhiều

Gắn phát triển du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, thời gian gần đây tỉnh Quảng Ngãi đã lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là một trong hai điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao của tỉnh Quảng...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Phan Thiết: Công nhận thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao

UBND TP. Phan Thiết vừa tổ chức hội nghị công bố và trao giấy chứng nhận cho các chủ thể có sản phẩm OCOP xếp hạng 3 sao trên địa bàn thành phố. Theo đó, lãnh đạo Phòng Kinh tế đã công bố quyết định công nhận của UBND thành phố về 7 sản phẩm (OCOP) đạt 3 sao của 3 chủ thể, gồm: Nước mắm lú Bà Hai MS40A và COOP SELECT nước mắm lú - Công ty TNHH...

Cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Mới nhất

Di dời tài sản tại dự án đất bị lấn chiếm rộng hơn 4.000m2 ở Hoàng Mai

TPO - Các lực lượng chức năng quận Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) đã tiến hành di dời tài sản, quây tôn khu vực đất dự án bị lấn chiếm với diện tích hơn 4.000m2. 17/12/2024 | 10:39 ...

Tài xế ô tô đấm người túi bụi ở trung tâm TPHCM khai những gì?

Tài xế Quách Minh Nhựt khai rằng vì lo lắng với việc đưa con đi khám bệnh, trong khi đó lại bị người đi xe gắn máy nhắc nhở ngay cổng bệnh viện nên nóng giận, không kiểm soát được hành động. XEM CLIP: Cơ quan CSĐT Công an quận 1, TPHCM tối nay (16/12) cho biết đã làm rõ các...

Gạo biến động nhẹ, lúa tươi có xu hướng giảm

Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá gạo biến động nhẹ, giá lúa tươi có xu hướng giảm. Giá lúa gạo hôm nay ngày 17/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động ít với cả gạo và...

Việt Nam lọt top 3 điểm đến ngày càng hấp dẫn du khách Australia

Trang asianaviation.com (Singapore) ngày 16/12 dẫn Báo cáo Xu hướng du lịch tháng 12 của Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy Việt Nam nằm trong top 3 điểm đến du lịch ngày càng hấp dẫn du khách Australia. ...

Chính phủ mới Syria muốn Nga ‘xem xét lại’ hiện diện quân sự

Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem...

Mới nhất