Trang chủProductMỗi xã một sản phẩm OCOPĐông Anh xây dựng thương hiệu, tăng uy tín cho sản phẩm...

Đông Anh xây dựng thương hiệu, tăng uy tín cho sản phẩm OCOP

Nhằm duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, những năm qua, huyện Đông Anh đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Qua đó, tăng sự uy tín chất lượng của các sản phẩm đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng.

Đông Anh xây dựng thương hiệu, tăng uy tín cho sản phẩm OCOP
Sản phẩm đậu phụ của xã Võng La huyện Đông Anh đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao Ảnh Đình Tường

Từ lâu, xã Võng La (huyện Đông Anh) nổi tiếng với nghề làm đậu phụ. Để gìn giữ và phát triển sản phẩm đậu phụ của làng nghề truyền thống, từ năm 2019, Hợp tác xã Thanh niên Võng La được thành lập để phát triển sản phẩm đậu phụ trên thị trường Thủ đô.

Giám đốc Hợp tác xã Thanh niên Võng La Phan Văn Đạt chia sẻ, hợp tác xã thành lập với mong muốn tiếp tục giữ gìn bản sắc làng nghề truyền thống của ông cha để lại; đồng thời tạo thêm việc làm cho lao động trên địa bàn xã, nhất là thanh niên. Quy trình sản xuất đậu phụ được hợp tác xã cải tiến, có sự giao thoa giữa kỹ thuật truyền thống và công nghệ. Những hạt đậu tương đồng đều, vỏ mỏng vàng, nhẵn bóng được lựa chọn kỹ lưỡng, phơi khô giòn, ngâm nước đến độ ẩm 55-60%, rồi đem xay. Đến nay, hợp tác xã có 3 sản phẩm đậu chính, là: Đậu phụ trắng, đậu phụ nướng và đậu phụ nhân cháy. Cả 3 sản phẩm này đều đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3 sao, cung cấp cho nhiều siêu thị, nhà hàng… trên địa bàn Hà Nội.

Còn làng nghề gỗ Thiết Úng, xã Vân Hà (huyện Đông Anh) được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng, nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm 3-4 sao. Bà Đào Thị Thanh Vân (thôn Thiết Úng, xã Vân Hà) cho hay, gia đình bà có 25 năm làm nghề sản xuất đồ gỗ. Nhờ được chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao nên đồ gỗ của gia đình bà đã xuất khẩu sang một số quốc gia.

Đó là hai trong số rất nhiều sản phẩm làng nghề của huyện Đông Anh đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP 3-4 sao. Theo thống kê của huyện Đông Anh, toàn huyện hiện có 146 sản phẩm được đánh giá, phân hạng và nâng cấp, trong đó có 60 sản phẩm 4 sao, 86 sản phẩm 3 sao, chủ yếu là các sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm, thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm OCOP của huyện Đông Anh đã được các cơ quan, doanh nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại tín nhiệm đặt hàng.

Chủ tịch UBND xã Vân Hà Đỗ Thị Hảo thông tin, số chủ thể có sản phẩm OCOP gia tăng về sản lượng sau khi được công nhận là 46%, doanh thu bán hàng tăng bình quân 29,7% và sản phẩm OCOP có giá bán tăng lên chiếm 50,43%, mức tăng giá bình quân là 17,5%.

Đáng chú ý, huyện Đông Anh luôn chú trọng đến công tác xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP làng nghề. Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng cho biết, cùng với việc kết nối cung cầu sản phẩm tại địa chỉ: http://da.check.net.vn, huyện Đông Anh còn hỗ trợ gắn tem truy xuất nguồn gốc đối với 100% các sản phẩm, sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP. Hiện tại, toàn huyện đã có 710 sản phẩm đăng ký mã QR trên hệ thống truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản (check.net.vn), xây dựng thành công thương hiệu, nhãn hiệu cho nhiều sản phẩm. Trong 6 năm qua, huyện Đông Anh đã chi hơn 11 tỷ đồng để hỗ trợ các tổ chức kinh tế, chủ thể phát triển sản phẩm OCOP mới, nâng cấp sản phẩm đã có, hoàn thiện quy trình từ sản xuất đến phân phối, kể cả tham gia đánh giá, xếp hạng sản phẩm.

Ngoài ra, để hỗ trợ các sản phẩm OCOP làng nghề xây dựng thương hiệu, huyện Đông Anh tiếp tục hỗ trợ các chủ thể OCOP đăng ký bảo hộ, quản lý hoạt động liên quan đến truy xuất nguồn gốc, giúp minh bạch thông tin sản phẩm OCOP tới người tiêu dùng về quy trình sản xuất, ngày thu hoạch và hạn sử dụng… Huyện Đông Anh phấn đấu đến hết năm 2025, toàn bộ 24 xã, thị trấn đều có sản phẩm OCOP.

“Huyện sẽ hỗ trợ các chủ thể tham gia cuộc bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đồng thời, huyện hỗ trợ đăng ký bảo hộ và quản trị nhãn hiệu đối với các sản phẩm OCOP cho các cơ quan quản lý nhà nước, các chủ thể OCOP; tăng cường tập huấn, hướng dẫn về sở hữu trí tuệ cho cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước của huyện, xã, thị trấn và các chủ thể OCOP”, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng khẳng định.

nguồn: https://hanoimoi.vn/dong-anh-xay-dung-thuong-hieu-tang-uy-tin-cho-san-pham-ocop-687270.html

Cùng chủ đề

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Chợ hoa Tết Cần Thơ miễn tiền thuê mặt bằng, tiền điện, nước

Ngoài mua bán hoa kiểng, chợ hoa Tết 2025 còn trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của các địa phương. Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ vừa có công văn giao giám đốc Sở Công Thương chủ trì, phối hợp...

634 sản phẩm OCOP hội tụ trên đất Nghệ An

Triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm - OCOP trong bộn bề gian khó nhưng Nghệ An biết cách tháo gỡ nút thắt để thu về thành quả ấn tượng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm OCOP Nghệ An ngày càng được nâng tầm. Ảnh: N.Linh Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là chương trình OCOP) hướng đến mục tiêu nâng cao kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và cải thiện giá trị gia tăng....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Bài đọc nhiều

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Gắn phát triển du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP

Nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân, thời gian gần đây tỉnh Quảng Ngãi đã lồng ghép phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với tiêu thụ sản phẩm OCOP. Làng Gò Cỏ (phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ) là một trong hai điểm du lịch cộng đồng đạt OCOP 3 sao của tỉnh Quảng...

An Giang đa dạng sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tỉnh An Giang có 165 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Mỗi sản phẩm mang đặc trưng riêng, thế mạnh của từng vùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài tỉnh. An Giang có nhiều sản phẩm OCOP mang tính đặc trưng, truyền thống của địa phương. Thời gian qua, Chương trình OCOP đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và sự vào cuộc...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Cùng chuyên mục

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp hiểu rõ lợi ích, giá trị, từ đó tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng...

Phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội: Lợi thế từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao. Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen...

Dư địa lớn để Hà Nội phát triển sản phẩm OCOP từ làng nghề

Thủ đô Hà Nội - “cái nôi” của hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Đây là dư địa lớn để thành phố phát triển sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề đã được đánh giá, phân hạng trong Chương trình OCOP, giúp sản phẩm hoàn thiện hơn về mẫu mã, chất lượng, tăng sức cạnh tranh trên thị trường,...

Làng nghề da giày Phú Yên tỏa sáng với sản phẩm OCOP 4 sao

Để nâng cao thương hiệu làng nghề, tôn vinh những nghệ nhân tài hoa, khẳng định chất lượng sản phẩm truyền thống, trong những năm qua, huyện Phú Xuyên không ngừng hỗ trợ hộ gia đình, doanh nghiệp, cá nhân tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Một trong những điển hình là 5 sản phẩm giày dép của hộ ông Nguyễn Như Diên (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên) đạt chứng nhận OCOP 4 sao. Trở về...

Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Ngày 29-10, UBND huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024. Trưởng phòng Kinh tế huyện Hoài Đức Khuất Trọng Kiên cho biết: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế nông thôn, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất vừa và nhỏ, nhằm phát huy giá trị truyền thống của các địa phương, phát triển kinh tế, nâng...

Mới nhất

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là...

Sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức...

Công nghệ máy học giúp gì cho sản xuất vaccine ung thư cá nhân hóa?

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi sinh vật học quốc gia Gamaleya (Nga), Alexander Gintsburg nói với TASS rằng việc sử dụng mạng nơ-ron nhân tạo có thể rút ngắn thời gian tính toán cần thiết để tạo ra vaccine ung thư cá nhân hóa, vốn hiện là một quá trình dài, xuống...

Quản lý các lĩnh vực hạ tầng đồng bộ, xuyên suốt, thống nhất trên cả nước

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này khi làm việc với Bộ Xây dựng, Bộ GTVT và một số bộ, ngành liên quan về phương án hợp nhất Bộ Xây dựng và Bộ GTVT, sáng 17/12. ...

Mới nhất