Trang chủDi sảnViệt Nam được bầu là phó chủ tịch Đại hội đồng Công...

Việt Nam được bầu là phó chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Ngày 11-6, tại trụ sở UNESCO ở Paris, Pháp, kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) đã khai mạc với sự tham dự của 183 quốc gia thành viên và hơn 100 quan sát viên.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, tại kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể - Ảnh: TTXVN

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, tại kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể – Ảnh: TTXVN

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) Việt Nam, dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự kỳ họp này.

Vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam

Tại phiên khai mạc, Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm phó chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003, đưa số lượng các cơ chế then chốt của UNESCO mà Việt Nam tham gia lên con số 6 (thành viên Ủy ban Di sản thế giới và Hội đồng Chấp hành UNESCO, Phó chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Phó chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, Phó chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003).

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này, một lần nữa cho thấy vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam.

Sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và năng lực điều hành của ta tại các thể chế đa phương toàn cầu, và đặc biệt là sự ghi nhận đối với những đóng góp của Việt Nam trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nước và trên thế giới.

Đây cũng là kết quả của việc triển khai chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, cũng như Chiến lược Ngoại giao văn hóa đến năm 2030.

Ở vị trí điều hành, Việt Nam sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thông qua các quyết định quan trọng của UNESCO về văn hóa, đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu của Công ước 2003

Tranh thủ các chương trình, kế hoạch, sáng kiến của UNESCO phục vụ phát triển đất nước, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trong hợp tác văn hóa ở tầm toàn cầu.

Phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, dẫn đầu tham dự kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngày 11 và 12-6 tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris - Ảnh : TTXVN

Phái đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, dẫn đầu tham dự kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, ngày 11 và 12-6 tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris – Ảnh : TTXVN

Nâng cao nhận thức về vai trò của bảo vệ và trao truyền di sản phi vật thể

Phát biểu tại phiên khai mạc toàn thể của kỳ họp lần thứ 10, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban liên Chính phủ, Ban thư ký và các quốc gia thành viên Công ước 2003 trong thúc đẩy các mục tiêu của Công ước, nâng cao nhận thức về vai trò của bảo vệ và trao truyền di sản phi vật thể, đặt cộng đồng vào trung tâm của nỗ lực bảo tồn di sản.

Thứ trưởng khẳng định Việt Nam, với 15 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh và 550 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, luôn luôn quan tâm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật pháp quốc gia, và gần đây nhất là Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa đến năm 2045, và Luật Di sản văn hóa sửa đổi.

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề xuất UNESCO và các nước thành viên cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai hiệu quả Công ước, ưu tiên chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển, các quốc gia châu Phi, nhóm đảo nhỏ đang phát triển, thúc đẩy tham gia và đóng góp của cộng đồng, phụ nữ và thanh niên.

Các quốc gia thành viên Công ước 2003 đánh giá cao những kinh nghiệm, hiểu biết và nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở cả phương diện lý luận, luật pháp và thực tiễn.

Là bài học tốt cho nhiều quốc gia ở khu vực và quốc tế, góp phần bảo vệ khẩn cấp những di sản có nguy cơ bị mai một, gìn giữ những di sản đại diện cho nhân loại và quảng bá những hình mẫu di sản được bảo vệ tốt trên thế giới.

Việt Nam 2 lần trúng cử vào Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Đại hội đồng Công ước 2003 là cơ quan quyền lực cao nhất của UNESCO trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, gồm đại diện của 183 nước thành viên.

Đại hội đồng quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến chính sách, đường lối phát triển của Công ước, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác bảo tồn di sản phi vật thể ở các quốc gia, bầu Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003.

Việt Nam chính thức tham gia Công ước 2003 vào ngày 5-9-2005, trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới gia nhập Công ước quan trọng này.

Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã 2 lần được tín nhiệm, trúng cử vào Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.

Tinh thần của Công ước đã được vận dụng vào Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009 và vào thực tiễn hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam, với những kết quả rất đáng ghi nhận.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện, đệ trình và thúc đẩy việc ghi danh các hồ sơ đề cử như:

– Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử – Vĩnh Nghiêm – Côn Sơn, Kiếp Bạc;

– Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê;

– Hang Con Moong;

– Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam;

– Nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ;

– Nghệ thuật chèo;

– Mo Mường;

– Công viên địa chất Lạng Sơn;

– Dự án bảo tồn và phát huy giá trị khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Nguồn: https://tuoitre.vn/viet-nam-duoc-bau-la-pho-chu-tich-dai-hoi-dong-cong-uoc-2003-ve-bao-ve-di-san-van-hoa-phi-vat-the-20240612063247662.htm

Cùng chủ đề

Người dân thôn Kho Vàng chung tay “điểm tô” khu tái định cư

Người dân chung sức vì màu xanh cho khu tái định cư. Từ lúc trời còn mờ sương, từng tốp người dân thôn đã có mặt, chung tay hăng hái dọn dẹp đất đá, chuẩn bị từng hõm đất nhỏ cho những khóm hoa tươi, điểm tô cho nơi ở mới. Đông đảo người dân dự buổi phát động trồng hoa cây xanh tại khu tái định cư thôn kho Vàng. Họ không quản ngại trời rét cắt da,...

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sẽ có 2 Thánh giá mạ vàng trên đỉnh tháp

Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn sau khi hoàn tất trùng tu sẽ có 2 Thánh giá mạ vàng được lắp trên 2 tháp nhọn - nơi được nhiều người xem linh hồn của nhà thờ. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn rực sáng với 500 km dây đèn led mừng Giáng sinh Nhà thờ Chính tòa Đức Bà Sài Gòn (thường gọi Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn) dù đang trong quá trình trùng tu nhưng vẫn rực sáng bởi 500...

Thành công trong việc bảo vệ di sản vịnh Hạ Long là hình mẫu cho các di sản thế giới khác

Đại sứ, Chủ tịch Ủy ban Di sản Thế giới kỳ họp lần thứ 46 Vishal V. Sharma ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ di sản vịnh Hạ Long. Câu chuyện thành công này là hình mẫu cho các di sản thế giới khác đang đối mặt với những thách thức tương tự. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương ghi nhận những nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh trong công tác bảo tồn và...

Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng xin nghỉ hưu trước tuổi

Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu xem xét việc nghỉ hưu trước tuổi của ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam. Trước đó, ngày 9.12, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, đã có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi. Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, vừa có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi ẢNH: CAA Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu tập thể lãnh đạo, cấp ủy Cục Hàng...

Phở Hà Nội – Tinh hoa ẩm thực Việt

Phở - món ăn đậm quốc hồn quốc túy của Việt Nam đã có mặt ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ những gánh phở thời tản cư, thời bao cấp, rồi hội nhập, câu chuyện của phở không chỉ dừng lại ở một món ăn mà nó là câu chuyện về việc lưu giữ tinh hoa ẩm thực Việt. Nhân ngày của phở mời quí vị cùng chúng tôi trải nghiệm chuỗi cửa hàng Phở sạch nổi tiếng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chủ tịch công ty xây dựng ở TP.HCM nộp đơn từ nhiệm rồi bất ngờ rút lại

CTCP Xây lắp Thương mại 2 (ACS) đã nhận được đơn xin rút lại đơn từ nhiệm của ông Đặng Lê Dũng - chủ tịch HĐQT. Trước đó, ông Dũng nộp đơn xin thôi giữ chức chủ tịch kiêm người đại diện pháp luật từ 16-10. ...

Đa sắc màu tại Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam

Nhiều dân tộc thiểu số ở 16 tỉnh thành hội tụ về Quảng Trị, mang đến những sắc màu truyền thống trong các màn trình diễn trang phục, nghi lễ dân gian… Trang phục ngày cưới của dân tộc Cor do đoàn Quảng Nam trình diễn - Ảnh: HOÀNG TÁO Từ ngày 14 đến 16-12, tại Quảng Trị diễn ra Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các...

Việt Nam sẽ là cái nôi sản xuất bánh cho thế giới

Sau nhiều ngày tranh tài, cuộc thi Đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam đã có "cơn mưa" giải thưởng trao cho gần 500 đầu bếp, nhà làm bánh trong nước và quốc tế. Nhiều giải thưởng cao được trao cho các đầu bếp đến từ Việt Nam - Ảnh: H.K Sau nhiều ngày tranh tài ở cuộc thi Đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam (từ ngày 11 đến 14-12), 500 đầu bếp, người...

Việt Nam sẽ là cái nôi sản xuất bánh cho thế giới

Sau nhiều ngày tranh tài, cuộc thi Đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam đã có "cơn mưa" giải thưởng trao cho gần 500 đầu bếp, nhà làm bánh trong nước và quốc tế. Sau nhiều ngày tranh tài ở cuộc...

Đưa thời trang vào hội họa

Thay vì dùng màu, cọ vẽ, nhà thiết kế - họa sĩ Trương Minh Nghĩa dùng chỉ cotton nhiều màu thêu nên những bức tranh độc đáo. Nhà thiết kế - họa sĩ Trương Minh Nghĩa ngắm tác phẩm của mình - Ảnh: HOÀI PHƯƠNG Những tác phẩm này được trưng bày tại triển lãm Dọc đường quê hương, do câu lạc bộ 5P cùng sánh bước tổ chức. Triển lãm khai mạc sáng 15-12, tại Hội Mỹ thuật TP.HCM. Dùng chỉ cotton "vẽ...

Bài đọc nhiều

Di Sản Làng Sen Tại Nghệ An: Quy Hoạch Gắn Kết Bảo Tồn Văn Hóa Và Phát Triển Du Lịch

Vào sáng ngày 13 tháng 1 năm 2021, tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một sự kiện quan trọng đã diễn ra khi Ủy ban Nhân dân tỉnh công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên. Quy hoạch này đánh dấu bước tiến lớn trong việc...

Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận là tài sản quý giá, nền tảng vững chắc để Quảng Bình tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản, góp phần khai thác, phát triển văn hoá du lịch.   Bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Giám đốc Sở VHTT Quảng Bình thăm, tặng quà CLB Tuồng bội Khương Hà, Hưng Trạch (tháng 11 năm 2022) Ngày 12.12, thông tin từ Sở VHTT tỉnh Quảng Bình cho...

Lâm Đồng: Giữ nguyên quy mô, kiến trúc Dinh Tỉnh trưởng

VHO - Việc di dời Dinh Tỉnh trưởng tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) nhằm xây dựng tổ hợp khách sạn, trung tâm thương mại sẽ bị bãi bỏ. Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Sở Xây dựng về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị tỷ lệ 1/500 khu vực Trung tâm Hòa Bình (TP Đà Lạt), UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản số 8942/UBND - QH gửi...

Cồng Chiêng Tây Nguyên: Giai Điệu Linh Thiêng Giữa Đất Trời Đại Ngàn

Cồng chiêng Tây Nguyên từ lâu đã trở thành một phần không thể tách rời trong đời sống văn hóa và tâm linh của các dân tộc thiểu số nơi đây. Những âm thanh vang vọng giữa núi rừng không chỉ mang đến sức mạnh thiêng liêng, mà còn là tiếng nói của tổ tiên, của trời đất, được truyền lại qua nhiều thế hệ. Cồng chiêng vừa là một nhạc cụ, vừa là biểu tượng của quyền lực,...

Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024

VHO - Chào mừng kỷ niệm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23.11), trong 2 ngày 22 - 23.11, Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức chương trình “Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng năm 2024” với chủ đề “Chuyện làng, chuyện phố”. Đến với "Ngày hội Di sản văn hóa Đà Nẵng 2024", người dân và du khách được hòa mình vào không gian lịch sử, văn hóa, được tham gia tìm hiểu, trải nghiệm và...

Cùng chuyên mục

Thành công trong việc bảo vệ di sản vịnh Hạ Long là hình mẫu cho các di sản thế giới khác

Đại sứ, Chủ tịch Ủy ban Di sản Thế giới kỳ họp lần thứ 46 Vishal V. Sharma ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo vệ di sản vịnh Hạ Long. Câu chuyện thành công này là hình mẫu cho các di sản thế giới khác đang đối mặt với những thách thức tương tự. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương ghi nhận những nỗ lực của tỉnh Quảng Ninh trong công tác bảo tồn và...

Di Sản Làng Sen Tại Nghệ An: Quy Hoạch Gắn Kết Bảo Tồn Văn Hóa Và Phát Triển Du Lịch

Vào sáng ngày 13 tháng 1 năm 2021, tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một sự kiện quan trọng đã diễn ra khi Ủy ban Nhân dân tỉnh công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên. Quy hoạch này đánh dấu bước tiến lớn trong việc...

14 Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia tại Sa Pa

Theo thông tin từ Phòng Văn hóa thị xã Sa Pa, tính đến nay, địa phương có 14 di sản được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.  Trong 14 di sản được công nhận Di sản Văn hoá phi vật thể Quốc gia phải kể đến các lễ hội độc đáo, như: Gầu tào của người Mông; nghi lễ Cấp sắc của người Dao đỏ; lễ hội Roóng Poọc của người Giáy; lễ hội Pút tồng...

Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận là tài sản quý giá, nền tảng vững chắc để Quảng Bình tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản, góp phần khai thác, phát triển văn hoá du lịch.   Bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Giám đốc Sở VHTT Quảng Bình thăm, tặng quà CLB Tuồng bội Khương Hà, Hưng Trạch (tháng 11 năm 2022) Ngày 12.12, thông tin từ Sở VHTT tỉnh Quảng Bình cho...

Lễ hội trên 200 năm làng chài ở Bình Định thành di sản

Ngày 12/12, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) tỉnh Bình Định cho biết Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ký quyết định đưa lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý nằm trên địa bàn xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn còn có tên gọi khác là lễ hội Khai sơn Cầu ngư Xương Lý ra đời từ hơn 200 năm...

Mới nhất

Gần 260 người mắc kẹt do sạt lở đèo Khánh Lê đường nối Nha Trang – Đà Lạt

Vụ sạt lở đèo Khánh Lê, đoạn qua huyện Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) khiến giao thông chia cắt, 260 người trên các ô tô bị kẹt lại giữa đường. Sạt lở trên đèo Khánh Lê khiến giao thông bị tê liệt, ngày 15/12. Video: Anh Lơi Thông tin trên được ông Văn Ngọc Hường, Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh...

Giá cà phê liệu có chững lại?

Dự báo giá cà phê ngày mai 16/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 16/12/2024. Giá cà phê thế giới "đi ngang" Giá cà phê Robusta trên sàn London cập nhật lúc 13 giờ 50 phút ngày...

Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định...

Công ty Phát Đạt được phép mở bán 92 căn shophouse tại dự án Bắc Hà Thanh

Sở Xây dựng tỉnh Bình Định xác nhận 92 căn nhà ở kết hợp dịch vụ đủ điều kiện được bán, cho thuê mua tại Dự án Khu dân cư kết hợp chỉnh trang đô thị Bắc Hà Thanh. Công ty Phát Đạt được phép mở bán 92 căn shophouse tại dự án Bắc Hà ThanhSở Xây dựng tỉnh Bình...

Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho chính phủ mới; IS “thừa nước đục thả câu”

Ngày 15/12, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Yasar Guler cho biết nước này sẵn sàng cung cấp hỗ trợ quân sự cho chính phủ mới của Syria nếu họ yêu cầu. Trong khi đó, tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đang lợi dụng tình hình bất ổn đế mở rộng chiếm lãnh thổ Syria.

Mới nhất

Sắp có lễ hội hoa