Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngmở cánh cửa cho quy hoạch, phát triển bền vững

mở cánh cửa cho quy hoạch, phát triển bền vững


Đột phá về cơ chế, chính sách

Mặc dù thời gian qua tốc độ đô thị hóa của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng tăng trưởng khá nhanh, nhưng chất lượng đô thị hóa chưa cao, trong đó có nguyên nhân liên quan đến cách tiếp cận lập quy hoạch. Điều đó thể hiện ở lý luận và phương pháp lập quy hoạch và phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu.

Quy hoạch đô thị chưa mang tính tích hợp, đa ngành, gắn kết với quy hoạch vùng, chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch đầu tư, thị trường bất động sản. Chất lượng đồ án quy hoạch đô thị còn hạn chế về tầm nhìn, dự báo, định hướng phát triển, điều kiện thực hiện.

Luật Thủ đô 2024 tạo đột phá về cơ chế, chính sách. Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà
Luật Thủ đô 2024 tạo đột phá về cơ chế, chính sách. Ảnh minh hoạ: Hoàng Hà

Theo thạc sĩ, KTS Lê Hoàng Phương – Giám đốc Trung tâm Kiến trúc, quy hoạch Hà Nội – VIUP, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, Bộ Xây dựng, trong quá trình quy hoạch phát triển Thủ đô có một số vấn đề cần giải quyết như: liên kết vùng và kết nối yếu; chênh lệch phát triển giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn; phát triển đô thị, nhà ở chưa gắn với việc làm và dịch vụ; không gian đô thị, nông thôn phát triển tự phát, chưa theo quy hoạch; hạ tầng đô thị không đồng bộ, quá tải, tác động tiêu cực tới môi trường phát triển kinh tế – xã hội; chất lượng đô thị thấp, môi trường bị ô nhiễm; công tác quản lý phát triển đô thị – nông thôn gặp nhiều bất cập.

Về định hướng, Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị đã quán triệt cần: “Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm việc quản lý quy hoạch…”. TS.KTS Trương Văn Quảng – Phó Tổng thư ký Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhìn nhận, Luật Thủ đô 2024 đã trở thành công cụ, phương tiện quan trọng để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045: “Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”.

Cụ thể, trong 3 khâu đột phá cơ chế, chính sách; hạ tầng; nguồn lực… Luật Thủ đô được coi là khâu đột phá quan trọng về cơ chế, chính sách. Tất cả dường như đã hội tụ đủ cho một Thủ đô phát triển nhanh, bền vững. Với quyết tâm chính trị của toàn hệ thống “chỉ bàn tiến, không bàn lùi”… xứng tầm Thủ đô trong kỷ nguyên phát triển mới của đất nước như lời của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo và khẳng định.

Giải quyết thách thức bằng tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược

Từ thực trạng phát triển đô thị Thủ đô hiện nay, đối chiếu với những đặc trưng về phát triển đô thị “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, Hà Nội vẫn đang gặp  khó khăn về thể chế, hạ tầng, môi trường và các yếu tố về không gian, hạn chế trong quy hoạch, năng lực và công tác quản lý.

Theo KTS Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, mặc dù đã có Luật Thủ đô, nhưng thiếu các quy định vượt trội về thể chế, cách tiếp cận vẫn theo kiểu top-down truyền thống, thiếu thể chế để quản lý theo quy hoạch. Thể chế, mô hình quản trị của Hà Nội chưa đầy đủ, chưa phù hợp với yêu cầu đặc thù của Thủ đô. Nhiều nguồn lực như di sản văn hóa, cảnh quan thiên nhiên, mặt nước sông hồ… chưa được khai thác hiệu quả, phát huy tiềm năng, lợi thế để biến thành động lực, đột phá. Khoa học – công nghệ; y tế, giáo dục và đào tạo chất lượng cao; nguồn nhân lực, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thực sự bền vững.

Các đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sóc Sơn, Phú Xuyên, Xuân Mai và Sơn Tây hay Khu Công nghệ cao Hòa Lạc… trong quá trình triển khai thực hiện cũng đang gặp nhiều khó khăn do chậm tiến độ xây dựng các dự án trọng điểm, sự phát triển thiếu tương xứng của hạ tầng giao thông. Mô hình phát triển chùm đô thị chưa đạt yêu cầu, chưa gắn kết phát triển nông thôn mới với đô thị hóa… thiếu cơ chế chính sách, tạo thuận lợi, thu hút doanh nghiệp cho sự phát triển này…

Việc di dời một số trụ sở bộ, ngành, cơ sở công nghiệp, một số trường đại học; hệ thống thương mại dịch vụ (các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ) là vấn đề vẫn còn đang tồn đọng trong một thời gian dài do chưa có lộ trình phù hợp và chưa cơ chế chính sách, tài chính đặc thù cho Hà Nội.

Công tác lập quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị đã có nhiều đổi mới, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tạo chuyển biến tích cực về diện mạo Thủ đô theo yêu cầu đô thị xanh, sạch, đẹp, khang trang, văn minh, hiện đại. Tiến độ thực hiện một số đồ án quy hoạch chậm, đặc biệt là quy hoạch các đô thị vệ tinh. Một số quy hoạch chưa cập nhật chính xác hiện trạng sử dụng đất, dự án được duyệt; có quy hoạch dự báo chưa sát với yêu cầu thực tiễn và phát triển của địa phương dẫn đến phải điều chỉnh trong quá trình lập dự án đầu tư…

Khẳng định, Luật Thủ đô 2024 đã đem lại giá trị thiết thực, tháo gỡ các nút thắt cản trở, vướng mắc để tạo động lực mới cho Thủ đô, trong đó phân cấp, giao quyền cho Hà Nội quyết định đầu tư công, các dự án theo hình thức công – tư (PPP), tạo cơ chế cho Hà Nội trong công tác giải phóng mặt bằng, đây là cơ hội để Hà Nội có những bứt phá trong xây dựng và phát triển Thủ đô; KTS Trần Ngọc Chính cho rằng cần có những nội dung cần thực hiện.

Cụ thể, trong bối cảnh Hà Nội đang hoàn thiện quy hoạch Thủ đô (được lập theo theo Luật Quy hoạch) và Điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội (được lập theo theo Luật Quy hoạch đô thị và Luật Xây dựng) vừa phải bảo đảm tính kế thừa, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, không chồng chéo, mâu thuẫn với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia, vừa phải có tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược để tạo ra giá trị mới trong cả hai bản quy hoạch, đồng thời phải bám sát và cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết đại hội Đảng bộ TP Hà Nội lần thứ XVII và các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Quốc hội.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/luat-thu-do-2024-mo-canh-cua-cho-quy-hoach-phat-trien-ben-vung.html

Cùng chủ đề

Giao hơn 65.000m2 đất cho Cục Cảnh sát giao thông để xây dựng tru

Theo Quyết định số 6414/QĐ-UBND ngày 13/12/2024, của UBND TP Hà Nội, giao 65.015,68m² đất tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh cho Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) để sử dụng vào mục đích an ninh theo quy hoạch vị trí đóng quân được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt tại Quyết định số 1590/QĐ-BCA-H02 ngày 21/3/2024. Vị trí, ranh giới, diện tích khu đất được xác định tại Bản vẽ Ranh giới, mốc giới,...

5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế

Quan điểm cốt lõi của quy hoạch là “con người là trung tâm của sự phát triển”, với hình ảnh Thủ đô Hà Nội được định hình là trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó hoàn thiện 5 không gian phát triển, 5 hành lang và vành đai kinh tế.Ngày 12/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1569/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thủ đô...

Hà Nội triển khai quy định ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Công văn số 4151/UBND-NC về việc triển khai Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 của HĐND TP quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn Hà Nội (quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô). Theo đó, để đảm bảo việc triển khai thi hành Nghị quyết số 33/2024/NQ-HĐND kịp thời, hiệu quả, thống nhất...

Phân cấp thẩm quyền duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch cho UBND TP Đà Nẵng

Quyết định nêu rõ, thí điểm phân cấp cho UBND TP Đà Nẵng thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Đà Nẵng (điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng). UBND TP Đà Nẵng khi tiến hành điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng theo thí điểm...

Bao giờ quy hoạch đi vào thực tiễn?

Khi Luật Thủ đô được thông qua, với việc tăng phân cấp phân quyền cho Hà Nội, công tác di dời nhà máy, trường học, bệnh viện có thêm điều kiện hoàn thành sớm, nhằm phát triển bền vững, cùng cả nước thực hiện Kỷ nguyên vươn mình. Nhiệm vụ cấp thiết Trung bình mỗi năm, dân số Thủ đô tăng thêm khoảng 160.000 người tương đương một huyện. Gia tăng dân số đang tạo áp lực lên hệ thống...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng yêu cầu kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 134/CĐ-TTg ngày 14/12/2024 yêu cầu các bộ liên quan, các địa phương kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tài chính, Tư pháp, Công an; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công điện nêu: Ngày 21/8/2024, Thủ tướng Chính phủ...

chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Nhân dân các dân tộc trong huyện có cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhiều hộ đã thoát nghèo. Đây được coi là một điểm sáng trong công tác an sinh xã hội, thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại địa phương. Giai đoạn 2021-2024, nhận định trước những thuận lợi, khó khăn, Ủy ban nhân dân huyện Lắk đã tập trung chỉ đạo...

Bình Phước là điểm đến hấp dẫn của vùng Đông Nam Bộ

Kinhtedothi - Sáng 14/12, UBND tỉnh Bình Phước tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng chí Trần Hồng Hà, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 và điều...

Xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc

Kinhtedothi-Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP đề nghị quận Tây Hồ, phường Phú Thượng quan tâm, chăm lo đời sống các tầng lớp Nhân dân để củng cố, tạo sự đồng thuận thống nhất cao trong việc xây dựng nền Quốc phòng toàn dân. Chiều nay, 14/12, phường Phú Thượng (quận Tây Hồ) tổ chức Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân...

Xã Ia Phí- Nỗ lực xây dựng dời sống người dân ấm no

Xã Ia Phí có 13 làng đồng bào dân tộc thiểu số với 1.804 hộ/7.519 khẩu, chủ yếu là người Jrai sống bằng nghề nông nghiệp. Cuối năm 2024, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong xây dựng nông thôn mới ở xã Ia Phí huyện Chư Păh tỉnh Gia Lai. Điều dễ nhận thấy là những ngôi nhà xây mới hai bên đường vào xã rất nhiều. Ở đây, người dân không chỉ trồng cà phê,...

Bài đọc nhiều

Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam: Tiềm năng kinh doanh quanh trục đại lộ

(Dân trí) - Những trục đại lộ lớn trên thế giới không chỉ là biểu tượng kiến trúc, văn hóa mà còn mang đến sức sống kinh doanh thương mại sầm uất cho vùng đất. Đây cũng là tương lai hứa hẹn của Phủ Lý khi sắp xuất hiện trục đại lộ quy mô hàng đầu Việt Nam. Sức hút của những trục đại lộHơn 300.000 người đã đổ về quảng trường biển, trục đại lộ lễ hội TP Sầm...

Theo dấu FDI, sóng bất động sản đang đổ về Thái Bình

Động lực FDI và khả năng “lột xác” về diện mạo đô thị Dòng vốn FDI luôn có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm những khu vực tiềm năng, không chỉ về vị trí, cơ sở hạ tầng mà còn về chính sách thu hút đầu tư. Với đường...

Tinh hoa Nhật Bản tại The Komorebi – Vinhomes Royal Island

(Dân trí) - Mỗi phân khu tại Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) đều là sự kết tinh từ các nền văn hóa khác nhau, tạo thành điểm đến an cư sôi động, đậm màu sắc quốc tế. Tại phân khu The Komorebi, đó là tinh hoa Nhật Bản với những giá trị sống được giới thượng lưu ngày càng ưa chuộng.Phong cách Nhật trong không gian cảnh quan, kiến trúc The Komorebi được phát triển bởi Vinhomes và...

Khai trương Công viên Logistics đầu tiên, hiện đại nhất Việt Nam

Ngày 11/12, tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, Viettel khai trương Công viên Logistics đầu tiên của Việt Nam có hạ tầng đồng bộ, hiện đại bậc nhất hiện nay. Khai trương Công viên Logistics đầu tiên, hiện đại nhất Việt NamNgày 11/12, tại khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, tỉnh Lạng Sơn, Viettel khai trương Công viên Logistics đầu tiên của Việt Nam có hạ tầng đồng bộ, hiện đại bậc nhất hiện...

TP.HCM khởi công 2 dự án BOT trong năm 2025

TP.HCM phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và khởi công ít nhất 2 trong 5 dự án áp dụng hợp đồng BOT theo Nghị quyết 98. TP.HCM phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư và khởi công ít nhất 2 trong 5 dự án áp dụng hợp đồng BOT theo Nghị quyết 98. ...

Cùng chuyên mục

Bình Phước trao giấy chứng nhận đầu tư cho 32 doanh nghiệp tổng vốn 628,7 triệu USD

Ngày 14/12, UBND tỉnh Bình Phước trao giấy chứng nhận đầu tư cho 32 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 628,7 triệu USD. Bình Phước trao giấy chứng nhận đầu tư cho 32 doanh nghiệp tổng vốn 628,7 triệu USDNgày 14/12, UBND tỉnh Bình Phước trao giấy chứng nhận đầu tư cho 32 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 628,7 triệu USD. Tại hội nghị...

Bình Phước cần thực hiện quy hoạch nhanh hơn, bền vững hơn

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Bình Phước với lợi thế của địa phương đi sau, trong quá trình thực hiện quy hoạch cần phải đồng bộ hơn, nhanh hơn, xanh hơn, bền vững hơn. Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Bình Phước cần thực hiện quy hoạch nhanh hơn, bền vững hơnPhó thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Bình Phước với lợi thế của địa phương đi sau, trong quá trình thực hiện quy hoạch cần...

Thăng Long House đón sóng đầu tư từ Vành đai 4 và VSIP III

(Dân trí) - Vành đai 4 dự kiến trình Quốc hội vào kỳ họp đầu năm 2025, ký kết hợp đồng và khởi công vào đầu năm 2026. Khi hoàn thành, Vành đai 4 sẽ là bàn đạp tăng trưởng cho bất động sản khu vực, trong đó có dự án Thăng Long House. Vành đai 4 tạo đà phát triển cho bất động sản Bình DươngĐường Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 207km, đi qua 5 tỉnh,...

Giao hơn 65.000m2 đất cho Cục Cảnh sát giao thông để xây dựng tru

Theo Quyết định số 6414/QĐ-UBND ngày 13/12/2024, của UBND TP Hà Nội, giao 65.015,68m² đất tại xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh cho Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) để sử dụng vào mục đích an ninh theo quy hoạch vị trí đóng quân được Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt tại Quyết định số 1590/QĐ-BCA-H02 ngày 21/3/2024. Vị trí, ranh giới, diện tích khu đất được xác định tại Bản vẽ Ranh giới, mốc giới,...

Doanh nghiệp da giày đối mặt 5 thách thức lớn

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững là bắt buộc nhưng để tuân thủ, doanh nghiệp da giày đối mặt với nhiều thách thức. 5 thách thức lớn Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày-Túi xách Việt Nam - cho hay, trong chuỗi cung ứng da giày thế giới, Việt Nam đang đứng thứ 3 về sản xuất với 1,4...

Mới nhất

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS Thuận Châu

Những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) có nhiều bước phát triển. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn...

Quảng Nam: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, tỉnh Quảng Nam tập trung thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có sự đổi thay đáng kể. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng...

Rửa mặt nhiều có tốt?

Rửa mặt là bước thiết yếu trong chăm sóc da, nhưng lạm dụng việc làm này có thể phản tác dụng. ...

Nguồn vốn chính sách đã “trợ lực” giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Những năm qua, nguồn vốn chính sách đã “trợ lực” giúp người dân tỉnh Đắk Nông phát triển sinh kế, ổn định sản xuất, để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá...

Mới nhất