Trong nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề và tạo việc làm cho người dân, mang lại những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế – xã hội.Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại Sóc Trăng, nổi bật là việc thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 Chương trình MTQG 1719 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc thực hiện Tiểu dự án 3 này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi cùng bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.Sáng 14/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo khoa học cấp quốc gia: Quân đội nhân dân Việt Nam, truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh. Hội thảo do Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, tỉnh Cao Bằng tổ chức.Trong nỗ lực thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) về giảm nghèo bền vững, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai hiệu quả các chính sách hỗ trợ, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề và tạo việc làm cho người dân, mang lại những bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế – xã hội.Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất – kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, giúp hàng nghìn người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ, nỗ lực vươn lên thoát nghèo bền vững.Phòng Tình báo Miền (B2) gồm mạng lưới điệp báo H63, H67, H69 nằm trong Lữ đoàn đặc công 316 anh hùng. Lữ đoàn đã hoàn thành nhiệm vụ sau trận đánh Mậu Thân 1968 tại Sài Gòn. Nhưng mạng lưới tình báo vẫn hoạt động đến ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975.Chiều ngày 14/12/2024, Ban quản lý chương trình hỗ trợ phát triển huyện Quản Bạ (LPB7A) phối hợp với Huyện đoàn Quản Bạ, tổ chức AFV- Actionaid đã trao giải sáng kiến về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và sáng kiến thanh niên khởi nghiệp cho các dự án đạt thành tích xuất sắc.Lượt trận thứ 2 bảng B AFF Cup 2024, đội tuyển Lào đã gây bất ngờ lớn khi cầm hòa đội tuyển Indonesia sau màn rượt đuổi đầy ngẹt thở.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 14/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở Bình Định. Đưa Đông y vào sản phẩm du lịch. Nghệ nhân cống hiến sức trẻ gìn giữ di sản Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tại Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang), cấp ủy, chính quyền, các ban ngành và địa phương đã và đang tập trung vào công tác giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều. Các giải pháp tạo việc làm, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo sinh kế bền vững được xem là động lực quan trọng.Những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, tình hình kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) có nhiều bước phát triển. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã được cải thiện đáng kể.Ngày 14/12, đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dự hội nghị tiếp xúc cử tri tại Hậu Giang sau kỳ họp thứ tám, Quốc hội Khóa XV bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến từ Hội trường Trung tâm hành chính thành phố Vị Thanh đến 6 điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại Sóc Trăng, nổi bật là việc thực hiện Tiểu dự án 3 thuộc Dự án 5 Chương trình MTQG 1719 về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, việc thực hiện Tiểu dự án 3 này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi cùng bà Lục Bích Phúc, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.Ngày 14/12, phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam nhóm 3 đối tượng giả vờ thuê xe ô tô tự lái rồi làm giả giấy tờ để mang xe đi thế chấp, cầm cố hoặc bán.
Nỗ lực đồng bộ để giảm nghèo
Huyện Sơn Dương, với 29 xã và 1 thị trấn, là nơi cư trú của 22 dân tộc anh em, trong đó đồng bào DTTS chiếm gần 47% dân số. Huyện đã tích cực rà soát các nguyên nhân tái nghèo, từ đó đưa ra những giải pháp hỗ trợ phù hợp với từng hộ dân.
Xác định đào tạo nghề là một trong những giải pháp trọng tâm của huyện, để giảm nghèo bền vững, thời gian qua, toàn hệ thống chính trị đã vào cuộc, nỗ lực hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sinh kế bền vững.
Năm 2023, huyện mở 19 lớp đào tạo nghề, tổ chức hai phiên giao dịch việc làm, giúp tạo việc làm mới cho hơn 5.400 lao động, vượt 109% kế hoạch đề ra. Các chính sách hỗ trợ dịch vụ xã hội cơ bản như cấp thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện, và vay vốn sản xuất đã tạo nền tảng kinh tế vững chắc cho các hộ nghèo. Đáng chú ý, hơn 44 tỷ đồng đã được giải ngân cho 802 hộ vay vốn, giúp họ có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.
Đào tạo nghề gắn với thực tiễn
Anh Lý Văn Thể, một nông dân ở thôn Khe Thuyền 3, xã Văn Phú, đã thoát nghèo nhờ được hỗ trợ cây giống, vật nuôi, và kiến thức kỹ thuật trong trồng rừng, nuôi dê. Hiện nay, mô hình kinh tế của anh đã phát triển ổn định, không chỉ đảm bảo thu nhập cho gia đình mà còn tạo động lực để nhiều hộ trong thôn học tập, áp dụng.
Tại xã Phúc Ứng, anh Nông Văn Dân, người dân tộc Tày, cũng là minh chứng cho thành công của chương trình đào tạo nghề. Sau khi tham gia khóa học chăn nuôi thú y do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên tổ chức, anh đã mạnh dạn vay vốn xây dựng trang trại nuôi gà với hơn 3.000 con. Mô hình này mang lại thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng mỗi năm, giúp gia đình anh ổn định kinh tế và vươn lên thoát nghèo.
Chị Nguyễn Thị Hảo ở xã Tam Đa cũng tận dụng nguồn vốn vay, để trồng cỏ và nuôi bò. Đến nay, gia đình chị đã có cuộc sống khấm khá hơn, đồng thời còn hỗ trợ các hộ khó khăn khác trong thôn cùng vươn lên.
Gần đây nhất, Dự án phát triển sản xuất chăn nuôi dê sinh sản liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn huyện Sơn Dương mới đây được triển khai thực hiện tại địa bàn các xã: Đại Phú, Hợp Hoà, Đồng Quý, Đông Lợi, với số lượng hỗ trợ 10 con dê/hộ. Hàng trăm hộ dân đã được thụ hưởng, dự án thành công sẽ là nền tảng để phát triển kinh tế, giúp người dân có cuộc sống no ấm hơn, hơi thở cuộc sống của làng quê nông thôn mới tươi sáng hơn.
“Gia đình tôi vui lắm, được nhận cả đàn dê to khỏe do Nhà nước hỗ trợ để chăn nuôi phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Gia đình rất tự tin sẽ chăm sóc đàn dê khỏe mạnh, sinh sản tốt, coi đây là nguồn thu chủ lực để từng bước nâng cao đời sống, các con được học hành đầy đủ. Gia đình sẽ cố gắng và luôn biết ơn Đảng, chính quyền đã luôn quan tâm giúp đỡ” – ông Trần Văn Cường, thôn nhà xe (xã Đông Lợi, Sơn Dương) không dấu nổi cảm xúc hồ hởi chia sẻ.
Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, tỷ lệ hộ nghèo tại Sơn Dương đã giảm đáng kể. Đến năm 2023, số hộ nghèo giảm xuống còn 11,58%, với hơn 3.200 hộ thoát nghèo chỉ trong một năm.
Ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, chia sẻ: “Mặc dù gặp không ít khó khăn trong việc triển khai các chương trình MTQG, nhưng nhờ sự đồng lòng và quyết tâm cao, các chính sách hỗ trợ đã thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn và đời sống của đồng bào DTTS. Đặc biệt, cách nghĩ và cách làm của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giảm nghèo bền vững.”
Trong giai đoạn 2021-2025, huyện đặt mục tiêu tạo việc làm cho hơn 16.700 lao động, đào tạo nghề cho trên 7.500 người và đưa nhiều lao động đi làm việc ngoài tỉnh. Huyện cũng tiếp tục phát triển các mô hình kinh tế đặc thù, đảm bảo hỗ trợ thiết thực, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15% vào cuối năm 2025.
Bằng những bước đi đúng đắn trong đào tạo nghề và triển khai các chính sách hỗ trợ, huyện Sơn Dương không chỉ nâng cao đời sống nhân dân mà còn trở thành điển hình trong công cuộc giảm nghèo bền vững tại tỉnh Tuyên Quang.
Nguồn: https://baodantoc.vn/son-duong-tuyen-quang-day-manh-dao-tao-nghe-tao-nen-tang-de-giam-ngheo-ben-vung-1734156828151.htm