Trang chủChính trịNgoại giaoKinh tế tê liệt, châu Âu lấy đâu ra hàng tỷ USD...

Kinh tế tê liệt, châu Âu lấy đâu ra hàng tỷ USD để… chống Nga?

Trước khi chính phủ Pháp và Đức sụp đổ, nền kinh tế châu Âu đã gặp khó khăn. Khu vực phải đối mặt với tăng trưởng yếu ớt, sức cạnh tranh chậm so với Mỹ và Trung Quốc, một ngành công nghiệp ô tô đang lao đao….

Kinh tế tê liệt, châu Âu lấy đâu ra hàng tỷ USD để... chống Nga?
Kinh tế châu Âu đang gặp khó. (Nguồn: AP)

Một câu hỏi đặt ra rằng, trước tình trạng như vậy, châu Âu tìm đâu ra hàng tỷ USD để chống Nga và sắp tới là làn sóng thuế quan có thể đến từ ông Donald Trump?

Khoảng trống ở Pháp, Đức

Sẽ khó tìm ra giải pháp khi hai quốc gia chiếm gần một nửa nền kinh tế khu vực đồng EUR (Eurozone) vẫn mắc kẹt trong tình trạng tê liệt chính trị cho đến tận năm 2025. Pháp và Đức, hai quốc gia từng giữ nhiệm vụ thúc đẩy châu Âu tiến lên, giờ đây đã có một khoảng trống.

Ngày 5/12, Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã đến Điện Elysee, đệ đơn từ chức của ông và Nội các lên Tổng thống Emmanuel Macron, sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Ông Barnier là Thủ tướng Pháp đầu tiên bị buộc phải từ chức bởi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ năm 1962.

Theo báo chí Pháp, bất đồng trong việc xử lý thâm hụt ngân sách đã khiến chính phủ nước sụp đổ. Điều này không chỉ đẩy chi phí vay nợ của nước này lên cao mà còn gây ra làn sóng lo ngại về sự ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone.

Còn tại Đức, Liên minh do Thủ tướng Olaf Scholz thuộc đảng Dân chủ Xã hội dẫn đầu cùng đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do ủng hộ doanh nghiệp đã tan vỡ vào tháng 11, dẫn đến cuộc bầu cử sớm vào ngày 23/2/2025. Các cuộc đàm phán để thành lập chính phủ mới có thể kéo dài đến tháng 4/2025.

Đầu tàu tăng trưởng chính của châu Âu cũng trong tình trạng trì trệ kéo dài từ trước đại dịch.

Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi lạm phát tăng tháng thứ hai liên tiếp, đạt 2,3% trong tháng 11/2024, đặt Ngân hàng Trung ương châu Âu vào thế khó trong việc cân bằng giữa kích thích tăng trưởng và kiềm chế giá cả.

Ông Mujtaba Rahman, Giám đốc điều hành khu vực châu Âu của Eurasia Group cho biết, kinh tế Đức chỉ thoát “mây đen” khi cởi mở với việc nới lỏng các hạn chế theo hiến pháp về việc vay nợ để cho phép chi tiêu và đầu tư.

Còn với Pháp, đất nước này có thể phải đối mặt với “sự tê liệt hoàn toàn về vấn đề kinh tế” – ông Rahman nói.

Giám đốc điều hành khu vực châu Âu của Eurasia Group khẳng định: “Và đó rõ ràng là một vấn đề lớn đối với châu Âu. Khi Pháp và Đức không ‘hoạt động hết công suất’, kinh tế châu Âu khó có thể đạt kết quả như mong đợi”.

Áp lực kinh tế của châu Âu

Đó chưa phải là những vấn đề duy nhất ở châu Âu. Môi trường kinh doanh trì trệ ở khu vực này cũng đang là vấn đề “đau đầu”.

Cựu Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi đưa ra khuyến nghị trong một báo cáo mới đây rằng, Liên minh châu Âu (EU) cần đưa ra ít quy định hơn, thị trường hội nhập hơn, chính sách công nghiệp gắn kết, liên minh ngân hàng và thị trường vốn, chi tiêu cho giáo dục là hoàn toàn có giá trị.

Tuy nhiên, “điều này không thể xảy ra nếu không có sự liên kết giữa Pháp và Đức”, ông Mario Draghi nhấn mạnh.

Trong khi đó, bà Anne-Laure Delatte, một nhà kinh tế người Pháp nhận thấy, thị trường tài chính vẫn thận trọng nhưng không quá lo lắng về tình hình bất ổn chính trị của Pháp. Dù vậy, sự yếu kém về kinh tế ở Pháp và Đức có thể có tác động rộng hơn đến khối 27 thành viên.

“Điều này có thể làm suy yếu vị thế của châu Âu trên toàn cầu hoặc chuyển giao quyền lực và ảnh hưởng sang các quốc gia châu Âu khác như Hà Lan hoặc Tây Ban Nha – những quốc gia đang hoạt động tốt vào thời điểm hiện tại”, bà nêu quan điểm.

Paris dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​mức tăng trưởng 1,1% trong năm nay và 0,8% vào năm tới. Với Berlin, nền kinh tế dự kiến ​​sẽ giảm 0,1% trong năm nay – năm thứ hai liên tiếp suy thoái và phục hồi khiêm tốn với mức 0,7% vào năm tới.

Kinh tế tê liệt, châu Âu lấy đâu ra hàng tỷ USD để... chống Nga?
Pháp dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​mức tăng trưởng 1,1% trong năm nay. (Nguồn: Getty Images)

Áp lực đối với nền kinh tế châu Âu còn đến từ các yếu tố bên ngoài.

Sự suy yếu của thị trường Trung Quốc – đối tác thương mại quan trọng của khu vực – đang gây tổn thương không nhỏ cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng châu Âu.

Trong khi đó, căng thẳng với Nga trên nhiều mặt trận cũng khiến các quốc gia còn lại ở châu Âu gặp khó.

Đơn cử như cuộc chiến khí đốt với Nga khiến châu Âu phải loay hoay tìm kiếm nguồn cung khí đốt mới. Điều này cũng khiến khu vực tốn thêm nhiều tiền hơn khi vận chuyển dòng khí đốt mới từ những quốc gia khác như Mỹ. Giá năng lượng tăng cao cũng khiến mùa Đông ở khối 27 thành viên thêm bất ổn.

Chưa kể, những đe dọa về thuế quan từ phía Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng đang “thêm dầu vào lửa” cho triển vọng xuất khẩu của khu vực.

Với vấn đề thuế quan từ nền kinh tế lớn nhất thế giới, các quan chức châu Âu có thể chọn cách cố gắng xoa dịu một cuộc xung đột thương mại tiềm tàng. Cụ thể, châu Âu có thể quyết định không trả đũa bất kỳ mức thuế nào của Mỹ, do đó tránh được một chu kỳ “ăn miếng trả miếng” gây tổn hại lẫn nhau.

Tăng trưởng khiêm tốn

EC dự báo, châu Âu chỉ chứng kiến ​​mức tăng trưởng khiêm tốn khi người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi lạm phát vẫn thận trọng trong chi tiêu. Nền kinh tế Eurozone dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 0,8% trong năm nay và 1,3% vào năm tới.

EC cũng ước tính rằng, sẽ cần tới 500 tỷ EUR (tương đương 528 tỷ USD) trong thập kỷ tới để giúp đáp ứng nhu cầu an ninh của khối.

Ủy viên quốc phòng của EU Andrius Kubilius đã chỉ ra rằng, trái phiếu quốc phòng chung có thể huy động được số tiền khổng lồ đó. Nhưng việc “tiến lên” mà không có Đức, thành viên lớn nhất của khối, là điều khó có thể tưởng tượng.

Còn ông Mujtaba Rahman nhận thấy, các vấn đề lớn như quốc phòng và khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn. Nhưng hiện tại, với tình hình ở Pháp và Đức, chưa thể nói trước điều gì!

Mới nhất, ngày 13/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất thứ ba liên tiếp, hạ 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3% và nới rộng khoảng cách với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Ngân hàng này đang tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thay vì kiểm soát giá cả tăng cao khi lạm phát dao động quanh mức mục tiêu 2%.





Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-te-liet-chau-au-lay-dau-ra-hang-ty-usd-de-chong-nga-297266.html

Cùng chủ đề

Đà Lạt sẽ đẳng cấp, sang trọng hơn nhờ công nghiệp văn hóa

Đà Lạt không chỉ có danh xưng xứ ngàn hoa, thông reo..., mà còn là đô thị của lịch sử, của di sản... Vì thế cần xác định cốt lõi, thế mạnh của Đà Lạt để phát triển du lịch văn hóa bền vững, nâng tầm công nghiệp văn hóa cho thành phố này. ...

Thêm cơ hội để người dân Thủ đô tiếp cận nông sản, sản phẩm OCOP

Chương trình "Tự hào Nông sản Việt Nam" diễn ra từ nay đến hết ngày 1/12, tại công viên Long Biên, Hà Nội, mang đến cơ hội tiếp cận đa dạng các sản phẩm OCOP, nông sản chất lượng từ 32 tỉnh, thành trên cả nước. Với hơn 120 gian hàng và 1.500 dòng sản phẩm trưng bày, sự kiện không chỉ góp phần quảng bá, xúc tiến thương mại mà còn tạo điểm nhấn thu hút đông đảo...

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tiếp Giám đốc World Bank tại Việt Nam

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng tiếp Giám đốc World Bank tại Việt Nam | 18/12/2024 Lượt xem: ...

Đào Tố Loan, Bảo Yến hát tôn vinh người lính Bộ đội Cụ Hồ

Ca sĩ Bảo Yến, Trường Linh, Đào Tố Loan, Viết Danh... tham gia chương trình nghệ thuật đặc biệt tôn vinh người lính Bộ đội Cụ Hồ "Vang mãi khúc quân hành". Nhân Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), dưới sự chỉ đạo của Cục Công tác Đảng và công tác chính trị (Bộ Công an), Nhà hát Hồ Gươm tổ...

Siết thuế chuyển nhượng bất động sản để hạn chế đầu cơ

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính đang đề xuất những thay đổi quan trọng trong Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế, với điểm đáng chú ý là áp dụng thuế suất khác nhau đối với chuyển nhượng bất động sản tùy vào thời gian nắm giữ. Chính sách này được kỳ vọng sẽ hạn chế đầu cơ, ổn định thị trường bất động sản và đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thuế. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quyền Tổng thống Han Duk Soo rơi vào thế gọng kìm

Các đảng phái chính trị ở Hàn Quốc đang tranh cãi về phạm vi quyền hạn mà Quyền Tổng thống Han Duck-soo nắm giữ trong bối cảnh Tổng thống Yoon Suk Yeol bị đình chỉ nhiệm vụ từ ngày 14/12 để chờ thủ tục luận tội liên quan thiết quân luật.

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ quốc gia Đông Âu này, sau khi hợp đồng thương mại giữa hai bên hết hạn vào cuối năm nay.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Hé lộ chi tiết về vụ sát hại vị tướng quân đội, Moscow khởi tố điều tra tội khủng bố

Trung tướng Igor Kirillov - Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ bức xạ, hóa học và sinh học của Nga - cùng trợ lý của ông, đã thiệt mạng trong một vụ nổ mà Moscow coi là khủng bố, xảy ra sáng 17/12 ở Đông Nam khu vực thủ đô nước này.

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa “cây nhà lá vườn” để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào viện trợ quân sự phương Tây và tăng cường khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

Bài đọc nhiều

Nga đáp trả Mỹ; doanh nghiệp Moscow “rẽ sóng”, ký thỏa thuận trị giá chục tỷ USD với Ấn Độ

TASS đưa tin, Tổng thống Vladimir Putin đã gia hạn các biện pháp trả đũa do Moscow đưa ra để đáp trả giá trần đối với dầu và các sản phẩm dầu của Nga cho đến ngày 30/6/2025.

Xu hướng tiêu dùng sữa tại Việt Nam

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng và giá trị dinh dưỡng của các loại sữa.

Giá cà phê robusta vẫn tăng tốt sau một tuần đầy biến động, thị trường thế nào trong tuần này?

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự kiến ​​vụ đang thu hoạch robusta của Việt Nam sẽ đạt lên mức 29 triệu bao, trong khi Volcafe dự kiến chỉ ​​ở khoảng 24,5 triệu bao.

Trượt khỏi mức cao nhất do Trung Quốc giảm chi tiêu tiêu dùng

Giá xăng dầu hôm nay 17/12, kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu đã trượt khỏi mức cao nhất trong nhiều tuần do chi tiêu tiêu dùng ở Trung Quốc - quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới - yếu đi và do các nhà đầu tư tạm dừng mua trước quyết định về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Giá xăng dầu hôm nay: Đổ đèo

Giá xăng dầu hôm nay, theo dữ liệu thị trường dầu của Reuters, cả dầu Brent và WTI cùng giảm nhẹ đầu phiên giao dịch ngày 16/12.

Cùng chuyên mục

Ukraine tiếp tục từ chối khí đốt Nga, một nước châu Âu đang tìm cách để nhập hàng từ Moscow

Mới đây, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal tuyên bố, nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận cho phép vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ quốc gia Đông Âu này, sau khi hợp đồng thương mại giữa hai bên hết hạn vào cuối năm nay.

Lao dốc, xuống mức thấp nhất trong tuần

Giá xăng dầu hôm nay 18/12, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12, giá dầu giảm khoảng 1% xuống mức thấp nhất trong một tuần do lo ngại về nhu cầu sau các dữ liệu kinh tế từ Đức và Trung Quốc, trong khi các nhà đầu tư vẫn thận trọng trước quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về lãi suất.

Tăng tại miền Bắc, lượng nhập khẩu thịt heo đã giảm

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay duy trì đà tăng tại khu vực miền Bắc và tạm chững lại ở miền Trung, miền Nam. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc đang dao động từ 62.000 - 66.000 đồng/kg.

TikTok “gặp nạn” ở châu Âu, EU chính thức mở cuộc điều tra lớn, chú trọng ba khía cạnh

Ngày 17/12, Ủy ban châu Âu (EC) chính thức mở thủ tục điều tra đối với TikTok về những cáo buộc vi phạm luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA).

Người trồng được hưởng lợi, thu nhập tốt, đề xuất xây dựng Bản đồ số hồ tiêu và gia vị Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 18/12/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 – 146.200 đồng/kg.

Mới nhất

Nghệ thuật sơn mài – Vẻ đẹp vĩnh cửu trên tấm gỗ vóc

Nghệ thuật sơn mài ở Việt Nam không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tài năng và sự tinh tế của người nghệ nhân mà còn là một phần quan trọng của di sản văn hóa độc đáo của đất nước. Nguồn gốc của nghệ thuật sơn mài Nghệ thuật sơn mài là một loại hình nghệ thuật truyền...

Trường đại học thưởng Tết Nguyên đán lên tới 50 triệu đồng/người

Một số trường đại học đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động. Mức thưởng Tết lên tới hơn 50 triệu đồng/người, nhưng có trường sẽ lên tới 70-80 triệu đồng/người. Chia sẻ với PV VietNamNet, Phó hiệu trưởng một trường đại học ngoài công lập ở TPHCM...

Đường qua đèo Khánh Lê tê liệt, đề nghị công bố tình huống khẩn cấp sạt lở

Cơ quan chức năng đề nghị công bố tình huống khẩn cấp khi quốc lộ 27C qua Khánh Hòa sạt lở, nhiều khối đá chắn trên đèo Khánh Lê khiến giao thông tê liệt. Sạt lở trên đèo Khánh Lê qua tỉnh Khánh Hòa khiến giao thông bị tê liệt. Video: Xuân Ngọc   Hôm nay (18/12), Khu Quản lý đường bộ...

Các gia đình Palestine kiện chính phủ Mỹ vì viện trợ Israel

(CLO) Năm gia đình Palestine đã chính thức đệ đơn kiện Bộ Ngoại giao Mỹ vào ngày 17/12, yêu cầu Chính phủ Mỹ tuân thủ luật pháp liên bang nhằm hạn...

Bạc Liêu: Tăng cường xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là Chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển sản...

Mới nhất