Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Mổ xẻ' sách giáo khoa xã hội hóa

‘Mổ xẻ’ sách giáo khoa xã hội hóa

Theo thứ trưởng Bộ GD-ĐT, bộ sẽ kiến nghị sửa luật theo hướng điều chỉnh quyền phê duyệt danh mục sách giáo khoa, giảm bớt khâu trung gian.

'Mổ xẻ' SGK xã hội hóa - Ảnh 1.

Một tiết học môn giáo dục kinh tế và pháp luật của học sinh lớp 12A12 Trường THPT Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Hội nghị đánh giá thực hiện sách giáo khoa (SGK) xã hội hóa vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 12-12 với sự tham gia của lãnh đạo sở GD-ĐT 63 tỉnh, thành phố. Đây cũng là thời điểm việc biên soạn sách giáo khoa đã đi đủ một vòng từ lớp 1-12.

Lãnh đạo sở GD-ĐT 63 tỉnh, thành phố ghi nhận những ưu điểm của việc triển khai một chương trình, nhiều sách giáo khoa và chất lượng sách giáo khoa có những thay đổi tích cực về cả nội dung, hình thức.

Điều quan trọng hơn cả là nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên đang thay đổi trong việc dạy học bám theo chương trình cùng với việc đa dạng hóa nguồn tài liệu giáo dục.

Tuy nhiên còn những băn khoăn, kiến nghị, tập trung vào ba câu chuyện lớn.

Ít thời gian thực nghiệm

Theo Bộ GD-ĐT, với việc biên soạn sách giáo khoa cuốn chiếu trải dài 5 năm công tác thực nghiệm được thực hiện ở hơn 2.000 lớp của trên 600 trường với 9.421 tiết học. Có 73.600 học sinh tham gia học thực nghiệm. Từ việc thực nghiệm với các bản mẫu, SGK được hoàn thiện. Và để khách quan, có tới 245.700 lượt giáo viên và 3.120 lượt giảng viên tham gia đọc, góp ý cho sách.

Ngoài việc sách được kiểm duyệt qua các vòng bởi hội đồng thẩm định với hơn 1.404 người, Bộ GD-ĐT còn mời các chuyên gia độc lập đọc rà soát và phản biện. Đây là một quy trình được thiết lập chặt chẽ hơn so với trước đây với số lượng người tham gia rất lớn.

Chỉ tính riêng đội ngũ tác giả với gần 4.000 người đã gấp 3 lần so với quy trình biên soạn sách của chương trình cũ. Tuy nhiên ở hội nghị, khá nhiều ý kiến từ các địa phương lại cho rằng ở cả khâu thực nghiệm và giáo viên đọc góp ý còn có những điểm bất cập.

Theo ông Bùi Văn Khiết, phó giám đốc Sở GD-ĐT Nam Định, việc tổ chức dạy thực nghiệm khó khăn khi thời gian giáo viên, học sinh tiếp cận với SGK, tài liệu tham khảo (sách giáo viên, sách bài tập) còn ít.

Trong khi đó giáo viên không được tiếp cận với toàn bộ tiến trình, nội dung của sách vì chỉ dạy thực nghiệm 1 tiết hoặc một số tiết bất kỳ trong SGK của một lớp, khối lớp. Bên cạnh đó phương tiện dạy học còn thiếu.

Thời kỳ dịch COVID-19, các bài dạy chỉ tổ chức trực tuyến chưa đảm bảo hiệu quả. Trong khi việc dạy thực nghiệm rất quan trọng vì nó giúp nội dung SGK được kiểm chứng qua thực tế, để tác giả xác định tính phù hợp của từng bài học.

Tương tự, ông Khiết cũng cho biết việc đọc góp ý cho SGK cũng có những vướng mắc. Quy định giáo viên phải đọc trong 10-15 ngày nhưng việc cung cấp bản mẫu SGK không kịp thời. Giáo viên vừa dạy học vừa choàng gánh việc đọc góp ý nên không được tập trung, hiệu quả.

“Một giáo viên tiểu học phải góp ý cho sách sáu môn học. Mỗi môn có từ 3-5 bộ sách khiến cho khối lượng công việc lớn nhưng thời gian thì ít. Những môn có nội dung thực hành, thí nghiệm thì không được cung cấp video đi kèm các thí nghiệm, dù sách yêu cầu quan sát video nên khó nhận xét cụ thể được” – đại diện Sở GD-ĐT Nam Định nói.

Ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cũng nêu khó khăn khi thời gian đọc góp ý của giáo viên cần tăng thêm và việc đọc góp ý nên theo tổ chuyên môn thay vì cá nhân giáo viên để đảm bảo khách quan. Ý kiến một số sở mong muốn với những bản mẫu SGK mới, cần được tiếp cận sớm với bản mẫu giấy, thay vì phải đọc bản mềm.

Trong đánh giá về SGK mới, Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận bên cạnh ưu điểm, SGK xã hội hóa cũng vấp phải những nhược điểm về nội dung như xuất hiện lỗi, một số đầu sách sử dụng ngữ liệu, hình ảnh có quan điểm trái chiều…

'Mổ xẻ' SGK xã hội hóa - Ảnh 2.

Học sinh Trường tiểu học Bích Sơn (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) trong giờ học – Ảnh: Vĩnh Hà

Nên bớt khâu trung gian chọn sách giáo khoa

Ở nội dung chọn SGK, các ý kiến ở hội nghị tập trung nhiều hơn. Về cơ bản, các sở GD-ĐT cho biết việc chọn sách, cung ứng sách qua năm thứ 3-4 triển khai đã khắc phục được nhiều bất cập nhưng hiện vẫn bị vướng do nhiều thủ tục, phải qua các khâu trung gian nên việc phê duyệt SGK chậm. Việc này cũng kéo theo khó khăn cho các đơn vị xuất bản trong việc cung ứng SGK kịp cho năm học mới.

Đại diện Nhà xuất bản Giáo Dục VN chia sẻ đơn vị xuất bản hiện nay chịu áp lực khi thực thi Luật Xuất bản, Luật Đấu thầu, Luật Doanh nghiệp. Theo đó, phải đến khi có kết quả chọn SGK của các tỉnh thành, có số lượng đăng ký sách cần cung ứng thì nhà xuất bản mới dự báo thị trường và thực hiện quy trình đấu thầu mua sắm vật tư và dịch vụ in ấn đúng quy định.

Kết quả chọn sách chậm có thể kéo theo việc đấu thầu cũng chậm và kéo dài, rủi ro rất lớn cho việc cung ứng kịp thời sách cho học sinh trước năm học mới.

Ông Thái Viết Tường, giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam, đề nghị nên điều chỉnh chuyển quyền phê duyệt danh mục chọn SGK về cho giám đốc sở GD-ĐT thay vì giao quyền cho chủ tịch UBND cấp tỉnh như hiện nay. “Vì trên thực tế, danh mục sách lựa chọn cũng do sở GD-ĐT tổng hợp từ ý kiến, đề xuất của các nhà trường, giáo viên để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh”, ông Tường nói thêm.

Về điều này, ông Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, cho biết quy định về chọn SGK được quy định tại các văn bản pháp lý hiện hành nên sẽ không thể điều chỉnh như đề nghị của địa phương nếu chưa sửa luật.

Bày tỏ quan điểm đồng tình với kiến nghị của các sở, ông Phạm Ngọc Thưởng, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định bộ sẽ kiến nghị sửa luật theo hướng điều chỉnh quyền phê duyệt danh mục SGK, giảm bớt khâu trung gian.

Đại diện Bộ GD-ĐT đồng ý với đề nghị của các sở trong việc thúc đẩy sớm hơn quy trình chọn sách, cung ứng sách để học sinh, giáo viên có sách từ một tháng trước khi khai giảng năm học mới. Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các đơn vị cung ứng đa dạng hóa các kênh cung ứng phát hành SGK.

Cắt giảm chi phí để giảm giá sách

Vấn đề giá SGK được tiếp tục đề cập tại hội nghị trên. Việc giá SGK xã hội hóa cao hơn giá SGK trước đây nhiều lần, theo đại diện các sở GD-ĐT, đã gây khó khăn cho một bộ phận học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, trong báo cáo đánh giá, Bộ GD-ĐT cho biết khi đang áp dụng việc kê khai giá SGK theo Luật Giá, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Tài chính đã rà soát các phương án và đề nghị các đơn vị xuất bản thực hiện tối đa cắt giảm các chi phí chung nên giá sách đã hạ nhiệt.

Cụ thể trong năm 2024, riêng Nhà xuất bản Giáo Dục VN kê khai giảm giá SGK tái bản là 9,6% – 11,2% tùy theo từng bộ sách. Theo Tổng cục Thống kê, phương án giá SGK góp phần tăng chỉ số CPI hằng năm khoảng 0,05 điểm phần trăm.

Trao đổi về vấn đề này, ông Thái Văn Tài – vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT) – cho rằng: Dựa trên tiêu chí đơn giá (đồng/trang) sau khi quy đổi về cùng quy cách (khổ sách, số màu in), so sánh các cuốn sách cùng môn học, cùng lớp/cấp học, cho thấy giá SGK của các nước Ấn Độ, Singapore, Úc và Hàn Quốc cao hơn giá SGK Việt Nam từ 7 – 12 lần.

Mặc dù vậy, Bộ GD-ĐT thừa nhận thực trạng giá SGK vẫn là gánh nặng với một bộ phận người dân và ở các vùng đặc biệt khó khăn nhưng không được chính sách Nhà nước hỗ trợ.

Hỗ trợ đối tượng khó khăn, chính sách

Trong các giải pháp đề nghị với các đơn vị biên soạn, phát hành SGK, Bộ GD-ĐT yêu cầu các đơn vị tiếp tục tiết giảm các khâu trong sản xuất, kinh doanh để giảm giá thành SGK, thực hiện nghiêm theo Luật Giá 2023.

Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các đơn vị xuất bản phải tăng cường trách nhiệm xã hội trong việc cung ứng SGK kịp thời, hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, khó khăn.

Xác định sách giáo khoa chỉ là học liệu

Nhiều ý kiến của các sở GD-ĐT tại hội nghị đề cập đến các khó khăn như tổ chức các hội thi giáo viên dạy giỏi, thi học sinh giỏi, thi khảo sát chất lượng gặp khó khăn do học sinh sử dụng SGK khác nhau có độ vênh lớn về tiến trình bài giảng. Trường hợp học sinh chuyển trường gặp khó khăn khi giữa trường mới và trường cũ học sách khác nhau…

Trao đổi về điều này, ông Phạm Ngọc Thưởng cho rằng việc thay đổi nhận thức về vai trò SGK cần mạnh mẽ hơn. Khi xác định đúng SGK chỉ là học liệu, còn việc dạy học, kiểm tra đánh giá học sinh bám sát chương trình và yêu cầu cần đạt của chương trình thì sẽ không còn thấy những khó khăn như vấn đề các sở GD-ĐT nêu.



Nguồn: https://tuoitre.vn/mo-xe-sach-giao-khoa-xa-hoi-hoa-2024121308114935.htm

Cùng chủ đề

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp: Phụ huynh ‘bất ngờ mà vui quá’

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

TikTok ‘cầu cứu’ Tòa án Tối cao Mỹ

Ngày 16-12, TikTok đã có nỗ lực cuối cùng để được tiếp tục hoạt động tại Mỹ khi đề nghị Tòa án Tối cao tạm thời chặn đạo luật buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải thoái vốn khỏi TikTok trước ngày 19-1. ...

The Big Day biểu diễn miễn phí tại trung tâm Đà Lạt

Nhóm nhạc nổi tiếng của Scotland đã đến Đà Lạt và sẽ biểu diễn miễn phí phục vụ du khách, người dân ở trung tâm Đà Lạt. Với tiền thân là nhóm nhạc indie Fabric Bear đến từ Edinburgh (Scotland), The Big Day được...

Sau các concert ‘Anh trai’, hãy mơ lớn

Các concert Anh trai vượt ngàn chông gai và Anh trai say hi mở ra một bước tiến mới đầy hứa hẹn cho các sự kiện biểu diễn quy mô lớn trong tương lai. Ngành công nghiệp biểu diễn cần có thêm những chương...

Dạy miễn phí để rèn kỹ năng sư phạm

Hơn hai tháng qua, lớp học miễn phí do sinh viên đứng ra giảng dạy đã thu hút nhiều học sinh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Vào các ngày cuối tuần, những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn sẽ đến Hội...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hình mẫu thanh niên thế hệ mới phải phát triển toàn diện trên nền tảng ‘Tôi yêu Tổ quốc tôi’

Phát biểu khai mạc Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy nhấn mạnh hình mẫu thanh niên trong 5 năm tới phải toàn diện, có bản sắc văn hóa đậm đà. Nhiệm...

Đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam

Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết nhiều nguồn đầu tư năng lượng quốc tế đang đợi đổ vào Việt Nam. Trong hai ngày 12 và 13-12, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long và...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Tay chân tê cóng ngày lạnh, đeo găng tay vẫn lạnh: Đừng chủ quan

Loại trừ nguyên nhân do cơ thể tiếp xúc lâu trong môi trường lạnh khiến tay chân lạnh cóng, còn nếu đã đi tất, đeo găng tay… mà tay chân vẫn lạnh, cần phải nghĩ tới các bệnh lý nguy hiểm và tìm cách khắc phục. ...

Con út ‘gây say nắng’ của ông Trump nói được bao nhiêu thứ tiếng vẫn là điều bí ẩn

Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, từ chuyện đời tư đến khả năng học vấn của cậu út nhà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - Barron Trump từ lâu đã thu hút sự tò mò của công chúng. Theo truyền...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

TP HCM chính thức đề xuất môn thi thứ 3 là ngoại ngữ

(NLĐO)- Sở GD-ĐT TP HCM kiến nghị được trao quyền chủ động cho các cơ sở trong việc tổ chức thi lớp 10, gồm: Chọn môn thi thứ ba phù hợp đặc thù của địa phương ...

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến 3/1/2025. Nghỉ đông đánh dấu kết thúc học kỳ 1, là dịp để thầy trò nghỉ ngơi, đón lễ Giáng...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là ngoại ngữ để học sinh không “sốc”  Sở GD-ĐT TPHCM đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số...

Ứng dụng công nghệ giúp phòng tránh xâm hại cho trẻ em

Giáo dục giới tính, chủ động phòng tránh xâm hại cho trẻ em luôn là một đề tài nóng được nhiều đơn vị, trường học, gia đình quan tâm. Có một ứng dụng công nghệ giúp ích rất nhiều cho trẻ em từ...

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Mới nhất

Nhiều trường ở Hà Nội cho học sinh nghỉ đông, dài nhất gần 20 ngày

Ngoài các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định, hàng năm, một số trường tư ở Hà Nội có thêm kỳ nghỉ đông sau khi học sinh kết thúc kỳ thi học kỳ 1 năm học. Cụ thể:Theo kế hoạch năm học, học sinh trường TH School nghỉ hai tuần, bắt đầu nghỉ đông từ ngày 20/12 đến...

TPHCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Theo Sở GD-ĐT TPHCM việc lựa chọn ngẫu nhiên những môn không thuộc định hướng, gây ra sốc tâm lý, căng thẳng trước kỳ thi. Môn ngoại ngữ làm môn thứ 3 thi lớp 10 đảm bảo được vấn đề giữ ổn định tâm lý, phù hợp với mục tiêu định hướng nghề nghiệp. Chọn môn thi thứ 3 là...

Sớm hình thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam

Việc xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam có ý nghĩa, vai trò hết sức quan trọng, là một trong những quyết sách chính trị lớn để chuẩn bị cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Vì vậy, tinh thần là chúng ta phải làm việc hết sức...

Mới nhất