Trang chủChính trịNgoại giao‘Hiệp ước về Biển cả’

‘Hiệp ước về Biển cả’


Phiên thứ năm Hội nghị liên chính phủ về xây dựng văn kiện pháp lý quốc tế trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng biển nằm ngoài phạm vi tài phán quốc gia.
Liên hợp quốc đạt thỏa thuận về sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

Tại sao lại gọi văn kiện này là “Hiệp ước về Biển cả”, thưa Thứ trưởng?

Tên chính thức của văn kiện này là Văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia. Đây là văn kiện thứ ba trong khuôn khổ Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (LHQ) năm 1982, sau Hiệp định thực thi phần XI của Công ước (1994) và Hiệp định về đàn cá di cư (1995).

Vùng biển ngoài quyền tài phán quốc gia nói cách khác chính là phần biển cả rộng lớn ngoài vùng đặc quyền kinh tế và đáy biển ngoài thềm lục địa của các nước. Trên vùng biển quốc tế này, theo Công ước Luật Biển 1982, các nước có quyền tự do đánh cá, song khoáng sản dưới đáy biển thì được coi là di sản chung của nhân loại, việc khai khoáng phải thực hiện theo một cơ chế cấp phép và chia sẻ lợi ích của toàn thể các quốc gia.

Tuy nhiên, Công ước Luật Biển 1982 chưa điều chỉnh về một nguồn lợi mới, đó là nguồn gien biển của các loài sinh vật chỉ sống ở những vùng nước sâu và xa bờ. Hiện nay, hầu như chỉ có các nước phát triển và các công ty tư nhân sở hữu công nghệ biển và công nghệ sinh học hàng đầu, với nguồn tài chính dồi dào mới có khả năng thu thập nguồn gien biển và phát triển ứng dụng đem lại lợi nhuận, trong khi chưa có văn kiện quốc tế nào quy định cho họ nghĩa vụ chia sẻ lợi ích cũng như bảo tồn biển.

Văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia điều chỉnh việc khai thác, bảo tồn, chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển tại một vùng biển rộng lớn, trong một lĩnh vực đầy tiềm năng. Văn kiện này xứng đáng với tên gọi là “Hiệp ước về Biển cả”.

Việt Nam tham gia xây dựng Văn kiện với mong muốn “trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn… tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương”. 

Khoảnh khắc các quốc gia đạt được thỏa thuận, Chủ tịch hội nghị , bà Rena Lee đã bật khóc khi thông báo “con tàu đã tới bến bờ”, phải chăng thành quả lịch sử này đã đi qua một hành trình không dễ dàng để có được, thưa Thứ trưởng?

Tại Hội nghị của LHQ về Phát triển bền vững năm 2012, các nước đã cam kết “xử lý khẩn cấp […] vấn đề bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học vùng ngoài quyền tài phán quốc gia, trong đó bao gồm quyết định về xây dựng một văn kiện quốc tế trong khuôn khổ Công ước Luật Biển của LHQ”. Tới năm 2017, sau hai năm làm việc của Ủy ban trù bị, Đại hội đồng LHQ ra nghị quyết triệu tập Hội nghị Liên chính phủ để xây dựng văn kiện, phiên họp đầu tiên diễn ra tháng 9/2018, tới nay đã trải qua năm phiên họp.

Trọng tâm của thương lượng suốt nhiều năm qua xoay quanh các khác biệt giữa các luồng quan điểm về khai thác và bảo tồn, giữa khuyến khích nghiên cứu, khai thác và xây dựng năng lực, chuyển giao công nghệ, chia sẻ lợi ích công bằng, trong đó, nhiều lúc các nước phát triển và các nước đang phát triển thể hiện lợi ích, quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau.

Các cuộc thương lượng thu hút sự tham gia của hầu hết các nước thành viên LHQ, kể cả các nước không có biển hoặc không phải là thành viên Công ước Luật Biển 1982. Các cuộc họp luôn diễn ra với cường độ cao, diễn biến phức tạp, đặc biệt là Phiên họp thứ năm (kéo dài) vừa rồi đã kết thúc bằng 36 giờ làm việc không nghỉ.

Là một quốc gia biển, “thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” – như Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhận định – Việt Nam tích cực tham gia tiến trình thương lượng này ngay từ đầu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Ngoại giao đã chủ trì thành lập Đoàn liên ngành phối hợp với Phái đoàn Việt Nam tại LHQ tham dự tích cực tất cả các phiên họp. Trong quá trình thương lượng, ngoài phối hợp lập trường, thúc đẩy lợi ích chung của các nước đang phát triển, chúng ta còn đặc biệt quan tâm và đóng góp ý kiến đối với các nhóm vấn đề như Xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ, Khu bảo tồn biển, Các vấn đề xuyên suốt.

Kết quả Hội nghị, tại Phiên họp thứ năm (kéo dài) vừa qua, các nước đã thống nhất được gói thỏa thuận về các nội dung (i) Chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển, (ii) biện pháp phân vùng bảo tồn biển, (iii) đánh giá tác động môi trường, (iv) xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ, (v) thành lập và vận hành của các cơ quan, thể chế để thực hiện văn kiện, giải quyết tranh chấp, cơ chế tài chính…

Xin Thứ trưởng cho biết ý nghĩa của văn kiện này đối với cộng đồng quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng?

Thành công của Phiên thương lượng thể hiện quyết tâm chính trị của các quốc gia trong việc đạt được một văn kiện nhằm mục đích bảo tồn đa dạng sinh học biển tại biển cả. Đây là một dấu mốc lịch sử trong nỗ lực của cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường biển, trong bối cảnh thực hiện Chương trình nghị sự 2030, đặc biệt là Mục tiêu phát triển bền vững số 14 (SDG 14) về bảo tồn và sử dụng bền vững biển và tài nguyên biển. Dự thảo văn kiện là bước phát triển quan trọng trong việc thực thi Công ước LHQ về Luật Biển 1982 – khung pháp lý cho mọi hoạt động trên các vùng biển và đại dương.

Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc làm trưởng đoàn đã tham gia tích cực và đóng góp thực chất vào tiến trình thương lượng tại Hội nghị.
Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc làm trưởng đoàn đã tham gia tích cực và đóng góp thực chất vào tiến trình thương lượng tại Hội nghị. (Nguồn: Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc)

Việt Nam tham gia xây dựng văn kiện với mong muốn “trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an toàn… tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương”.

Tất cả các nước cũng đều đến với Hội nghị với mong muốn riêng của mình. Khó có văn kiện đa phương nào đáp ứng được hoàn toàn mong muốn của tất cả các nước hoặc riêng một nước nào, tuy nhiên về cơ bản nội dung Văn kiện đem lại thêm nhiều lợi ích cho các nước đang phát triển.

Thực tế là từ trước đến nay chưa có hiệp định nào điều chỉnh chi tiết việc bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển khơi và chia sẻ lợi ích liên quan. Với nội dung gói thỏa thuận vừa đạt được, văn kiện này mở ra khả năng cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam tận dụng các biện pháp xây dựng năng lực và chuyển giao công nghệ cũng như nguồn lực tài chính của quỹ chia sẻ lợi ích từ nguồn gien biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia để “tiếp cận, tận dụng tối đa thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến”, “đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ biển có năng lực, trình độ cao”, từ đó “phát triển bền vững kinh tế biển trên nền tảng tăng trưởng xanh, bảo tồn đa dạng sinh học”, như các mục tiêu mà Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra.

Khó có văn kiện đa phương nào đáp ứng được hoàn toàn mong muốn của tất cả các nước hoặc riêng một nước nào, tuy nhiên về cơ bản nội dung Văn kiện đem lại lợi ích cho các nước đang phát triển.

Như vậy, công việc tiếp theo Phiên họp này là gì, thưa Thứ trưởng?

Dự kiến, Hội nghị Liên chính phủ sẽ báo cáo Đại hội đồng về kết quả Phiên họp thứ năm (kéo dài) vừa qua về việc thành lập Nhóm làm việc về hoàn chỉnh kỹ thuật pháp lý nội dung văn kiện, dịch ra các thứ tiếng của LHQ và triệu tập thêm một Phiên làm việc được gọi là Phiên họp thứ năm (tiếp nối) để thông qua dự thảo văn kiện bằng sáu ngôn ngữ chính thức của LHQ. Các công việc chuẩn bị thường mất khoảng ba tháng, do đó khoảng cuối tháng Năm, đầu tháng Sáu năm nay các nước sẽ có dịp chính thức bày tỏ ý kiến của mình đối với việc thông qua văn kiện.

Tiến trình thương lượng văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia đã sắp hoàn thành, chuyển sang giai đoạn mở ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập và thực hiện.

Song, nhiều tiến trình thương lượng khác đang mở ra cho các văn kiện pháp lý quốc tế đa phương quan trọng xử lý vấn đề toàn cầu, như Công ước về Rác thải nhựa, Hiệp định về Dịch bệnh… Các văn kiện đó thuộc lĩnh vực chuyên môn khác nhau nhưng đều có những điểm chung là: sẽ thiết lập “luật chơi” toàn cầu; đụng chạm tới lợi ích sát sườn của các quốc gia; mang tính chất pháp lý, chính trị quốc tế sâu sắc; và đòi hỏi sự tham gia tích cực, chủ động của ta.

Với kinh nghiệm từ tiến trình thương lượng văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học ở vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, chúng tôi cho rằng vai trò tích cực của các bộ, ngành chủ trì, cũng như sự phối hợp của Bộ Ngoại giao về luật pháp quốc tế, chính trị – ngoại giao quốc tế là then chốt để bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của đất nước trong tiến trình thương lượng các văn kiện pháp lý quốc tế thời gian tới; thực hiện chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương theo Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 8/8/2018 của Ban Bí thư.

Toàn vẹn vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương Toàn vẹn vai trò nền tảng và giá trị phổ quát trong quản trị biển và đại dương

Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Báo Thế giới và Việt Nam xin trân trọng …

Việt Nam đại diện hơn 40 nước khẳng định Công ước Luật Biển 1982 có ý nghĩa lịch sử với nhân loại Việt Nam đại diện hơn 40 nước khẳng định Công ước Luật Biển 1982 có ý nghĩa lịch sử với nhân loại

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh UNCLOS có những ý nghĩa lịch sử đối với cả nhân loại, đánh dấu một cột mốc quan …

Công ước UNCLOS 1982: Đóng góp của Việt Nam về phân định biển Công ước UNCLOS 1982: Đóng góp của Việt Nam về phân định biển

Trung thành với Công ước UNCLOS 1982, Việt Nam là nước thành công trong khu vực Đông Nam Á, giải quyết các tranh chấp biển …

Công tác biên giới lãnh thổ: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc Công tác biên giới lãnh thổ: Kiên quyết, kiên trì bảo vệ ‘phên dậu’ của Tổ quốc

Nhân dịp đầu Xuân 2023, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Nguyễn Minh Vũ trả lời …

Liên hợp quốc đạt được thoả thuận lịch sử về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển Liên hợp quốc đạt được thoả thuận lịch sử về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển

Đoàn liên ngành Việt Nam do Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc làm trưởng đoàn đã tham …





Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam giành giải Bạc tại Liên hoan Xiếc quốc tế “Không biên giới”

Được dàn dựng công phu và kỹ thuật biểu diễn điêu luyện, tiết mục nhào lộn trên dây “Chuyện tình LangBiang” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã giành giải Bạc tại Liên hoan Xiếc quốc tế tại Nga. Ngày 16/9, Nghệ sỹ Nhân dân Tống Toàn Thắng, Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam cho biết tiết mục đu dây đôi nam nữ mang tên “Chuyện tình LangBiang” của Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã giành giải Bạc và 2...

Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 17/9

Tính đến thời điểm khảo sát lúc 8 giờ ngày 17/9, giá vàng miếng tại một số công ty được niêm yết như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết giá mua 78,5 triệu đồng/lượng; giá bán là 80,5 triệu đồng/lượng, giữ nguyên giá ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với mở cửa phiên giao dịch cùng ngày. Chênh lệch giá mua...

Tết Trung Thu hướng về vùng lũ của kiều bào tại Đức

Các em nhỏ tại Đức đã tự nguyện bỏ vào thùng quyên góp những khoản tiền nhỏ bé của mình để gửi về Việt Nam, giúp những gia đình bị thiệt hại trong cơn bão vừa qua.   Ngày 15/9, tại trung tâm thương mại Đồng Xuân, Berlin và nhiều thành phố trên nước Đức, những nơi có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống, các hội đoàn đã tổ chức Tết Trung Thu 2024 cho các cháu thanh thiếu...

Học sinh Thủ đô mang Tết Trung thu đến với thiếu nhi Trường Sa

Hàng trăm chiếc đèn ông sao được học sinh một trường THCS tại Thủ đô viết những lời chúc đầy yêu thương gửi tới các bạn thiếu nhi trên đảo Trường Sa dịp Trung thu 2024. Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/anh/hoc-sinh-thu-do-mang-tet-trung-thu-den-voi-thieu-nhi-truong-sa-20240917081119778.htm

“Nữ hoàng Wushu” Thuý Hiền bất ngờ tham gia Chị đẹp đạp gió 2024

Được người hâm mộ gọi bằng biệt danh thân thương “Hoa khôi Wushu”, Thúy Hiền đã từng là một hạt giống tiềm năng của làng Wushu Việt Nam vào những năm thập niên 1990 - 2000. Khán giả ấn tượng mạnh và nhớ đến cô thông qua hình ảnh của một nữ tuyển thủ Wushu với vóc dáng nhỏ nhắn, nhưng sở hữu trong mình một tinh thần của một chiến binh khao khát mang niềm tự hào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đối thoại với Triều Tiên như đèn trước gió, Mỹ mong đợi “luồng sinh khí mới” từ một “sứ giả” Bắc Âu

Việc Thụy Điển vừa tái lập phái bộ ngoại giao tại Triều Tiên sau thời gian gián đoạn vì Covid-19 đã nhen nhóm lên hy vọng cho Mỹ về một sức sống mới cho đối thoại với quốc gia Đông Bắc Á này.

Cách đăng ảnh lướt trên TikTok vô cùng thú vị và hấp dẫn

TikTok đã cho phép người dùng đăng ảnh lướt, giúp ghép 2 tấm ảnh liền mạch và thu hút hơn. Bạn đã biết cách đăng ảnh lướt chưa? Xem ngay hướng dẫn dưới đây!

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Ngoại trưởng Triều Tiên thăm Nga, Trung Quốc phát triển UAV chiến đấu tàng hình mới, Houthi bắn hạ UAV đa nhiệm của Mỹ

Nga tuyên bố sẽ tiếp tục chiến dịch tại Ukraine, Mỹ vận hành tàu ngầm tấn công hạt nhân mới, Malaysia bắt gần 300 người nhập cư bất hợp pháp, Phó Thủ tướng Italy đối mặt án tù vì từ chối tàu di cư … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Bài đọc nhiều

Thị trường nội địa tăng liên tiếp trong 4 tuần, thế giới triển vọng tích cực

Giá tiêu hôm nay 16/9/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 – 156.000 đồng/kg.

Giá cà phê tăng “không điểm dừng”, thị trường đang mua quá mức, dự báo về một đợt điều chỉnh giá mạnh?

Hy vọng cắt giảm lãi suất của Fed khiến cho chỉ số đồng USD sụt giảm và thúc đẩy thị trường hàng hóa mua vào. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến các chuyên gia cảnh báo về lượng mua khống nhiều, thị trường vào vùng mua quá mức, do đó sẽ có đợt điều chỉnh giá xuống trước khi tăng trở lại.

Chuyên gia dự báo sốc về mức tăng trưởng kinh tế của đất nước đông dân nhất thế giới

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI) Shaktikanta Das nhận định, quốc gia Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng kinh tế bền vững lên đến 8% trong trung hạn.

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Giá xăng dầu hôm nay 16/9: Phục hồi nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 16/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 16/9 (giờ Việt Nam), giá dầu Brent và WTI cùng tăng nhẹ, xấp xỉ 30 cent.

Cùng chuyên mục

Người nước ngoài khám phá nét đẹp Tết Trung thu Việt Nam

Múa lân rộn ràng, ảo thuật đầy mê hoặc, phá cỗ vui nhộn hay tự tay làm bánh Trung thu truyền thống... là những trải nghiệm thú vị của nhiều em nhỏ và du khách nước ngoài tại Việt Nam trong dịp Tết Trung thu năm nay. Ngày 16/9,...

Giá vàng nhẫn làm nên lịch sử, thế giới ‘nhảy múa’, nhắm thẳng mốc 3.000 USD, xuất hiện làn sóng chốt lời

Giá vàng hôm nay 17/9/2024, giá vàng nhẫn và thế giới “dắt tay nhau” tăng mạnh lên mức cao kỷ lục mọi thời đại. Nhà đầu tư đang chốt lời, ngưỡng 3.000 USD/ounce đang được “để mắt”.

Lực mua từ các thị trường tăng, kỳ vọng tiêu nội địa cán mốc giá mới

Giá tiêu hôm nay 17/9/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 152.000 - 156.000 đồng/kg.

Tổng thống Argentina xử lý “bom nợ” bằng liệu pháp sốc

Ngày 15/9, Tổng thống Argentina Javier Milei trình bày dự thảo ngân sách năm 2025 trước Quốc hội, nhấn mạnh mục tiêu xóa bỏ thâm hụt tài chính lâu năm của quốc gia.

Hơn 300 doanh nghiệp đại diện cho 12 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Vietnam Cycle 2024

Triển lãm Quốc tế Xe hai bánh Việt Nam lần thứ 9 (Vietnam Cycle 2024) sẽ diễn ra từ 26-28/9 tại Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC),TP. Hồ Chí Minh, quy tụ các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp Xe đạp – Xe điện và linh phụ kiện từ khắp nơi trên thế giới để hợp tác, tìm hiểu các xu hướng mới và khám phá hành trình cho tương lai xanh.

Mới nhất

Chàng thạc sĩ về quê rủ nông dân làm ăn, giờ có hợp tác xã lợi nhuận tiền tỷ

Bỏ công việc ở văn phòng đất đai, chàng thạc sĩ Trầm Minh Thuần về quê thuyết phục nông dân làm ăn theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, đến nay đã có lợi nhuận tiền tỷ. Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông có hai anh em, Trần Minh Thuần (31 tuổi) tốt nghiệp đại...

Xử lý hình ảnh vệ tinh radar đánh giá thiệt hại sau bão

Tiến sĩ Vũ Anh Tuân, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam cho biết, những ngày gần đây, các nhà khoa học của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã xử lý dữ liệu ảnh chụp từ vệ tinh radar khẩu độ tổng hợp (SAR) để đánh giá nhanh thiệt hại tại các khu...

Cảnh sát Mỹ công bố video bắt giữ nghi phạm âm mưu ám sát ông Trump

(VTC News) - Cảnh sát hạt Martin công bố video bắt giữ Ryan Routh, nghi phạm định ám sát ông Trump ở sân golf tại Florida ngày 15/9. Cảnh sát Mỹ công bố video bắt giữ nghi phạm âm mưu ám sát ông Trump. (Nguồn: Ảnh: Cảnh sát hạt Martin) Video do văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Martin, bang Florida, Mỹ,...

Vui hội Trăng Rằm cùng con em cộng đồng người Việt tại Campuchia

Để các em nhỏ có một mùa Trung Thu vui vẻ đáng nhớ trong tuổi thơ, chiều tối 16/9, Hội Khmer-Việt Nam tại Campuchia (KVA) đã phối hợp với Hội Khmer-Việt Nam chi nhánh thủ đô Phnom Penh tổ chức chương trình “Đêm hội Trăng Rằm," vui đón Tết Trung Thu cho...

Bão lũ ‘quét bay’ gần 31.600 tỷ của nông dân, có hộ mất trắng chục tỷ đồng

Theo ước tính ban đầu, bão số 3 và lũ lụt đã “quét” bay 31.600 tỷ đồng của nông dân một số tỉnh thành phía Bắc. Trong đó, nhiều hộ nông dân mất trắng cả chục tỷ, thậm chí vài chục tỷ đồng. Bộ NN-PTNT vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về công tác chỉ đạo, ứng...

Mới nhất