Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcTrách nhiệm không chỉ của ngành giáo dục

Trách nhiệm không chỉ của ngành giáo dục

(ĐCSVN) – Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học được hiểu đơn giản đó là cả người học và người dạy đều giao tiếp bằng tiếng Anh. Các kiến thức được truyền thụ trong trường đều thông qua ngôn ngữ tiếng Anh. Đây là chủ trương lớn và cần lộ trình triển khai từng bước. Quá trình triển khai chắc chắn sẽ gặp nhiều thách thức và vấn đề khó khăn lớn nhất đó là cần chuẩn bị đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng được yêu cầu. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho các trường trong bối cảnh hiện nay.

Mặt khác, việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa – nơi mà điều kiện học tập và làm việc còn nhiều thiếu thốn. Việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học trách nhiệm không chỉ của ngành giáo dục mà cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương. Đây cũng là nội dung tiếp tục trao đổi của chúng tôi với các vị khách mời:






Quang cảnh buổi trao đổi. 

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội;

Ths Lưu Tú Oanh – Giáo viên tiếng Anh Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội;

 Bạn Hoàng Đức là giảng viên môn tiếng Anh ở Hà Nội.

Phóng viên (PV): Chúng tôi muốn hỏi giảng viên trẻ Hoàng Đức là chúng ta cần những giải pháp như thế nào để có thể duy trì hứng thú cũng như đam mê học tiếng Anh một cách tự giác từ bản thân những người học?

Giảng viên Hoàng Đức: Thực ra khi nói đến vấn đề động lực thì tôi nghĩ nó có 2 nguồn. Tất nhiên lý tưởng nhất là động lực đến từ chính bản thân của các bạn học sinh. Ví dụ để phục vụ một mục đích giải trí hoặc là mục đích học tập nào đấy. Tuy nhiên, điều này là nói trên phương diện nó khá là lý tưởng, trong khi có những bạn sẽ không đam mê môn tiếng Anh và các bạn sẽ cần những động lực đến từ bên ngoài. Người ta sẽ áp lực từ việc cần phải có kỹ năng tiếng Anh đủ ổn để thi một bài gì đấy. Đó sẽ là cách để chúng ta nâng động lực đến từ bên ngoài.

Còn động lực đến từ bên trong thì có thể ứng dụng như cách mà trường THCS Trưng Vương đã sử dụng khi ứng dụng thêm chương trình hệ Cambridge vào. Các bạn có hứng thú, có sân chơi, có môi trường để phát triển khả năng ngôn ngữ. Đó sẽ là cách để mà các bạn có thể nâng cao động lực và tự muốn học tiếng Anh.

PV: Cùng với đó thì để các bạn học sinh, sinh viên hiểu được giá trị của ngôn ngữ đem lại cho cuộc sống, cũng như cơ hội để có thể phát triển bản thân trong thời đại hội nhập hiện nay cũng rất quan trọngThạc sĩ Tú Oanh có thêm những ý kiến như thế nào?

Ths Tú Oanh: Đối với tôi, vai trò tạo thêm động lực cho các em sẽ đến phần lớn từ các thầy cô giáo. Trước tiên khi đến với mình thì học trò phải có được kiến thức nào, văn hóa nào khi mà họ sử dụng công cụ là ngôn ngữ. Thế cho nên rất nhiều cha mẹ cũng như là các bạn học sinh thường hay nói đùa là cô Oanh hay dạy môn khoa học chứ không phải dạy môn tiếng Anh. Bởi vì tôi rất hay sử dụng ví dụ như là khoa học về núi lửa hay vừa rồi là cơn bão Yagi để cho các em làm bài nói, rồi các bài viết về bão Yagi, về những khó khăn các em gặp phải trên địa bàn Hà Nội trong cơn bão…






 Ths Tú Oanh: Đối với tôi, vai trò tạo thêm động lực cho các em sẽ đến phần lớn từ các thầy cô giáo. 

Khi mình có động lực lớn, đam mê lớn với ngôn ngữ và với những hiện tượng đang xảy ra xung quanh và mình truyền được đam mê đấy cho con trẻ thì chắc chắn là trẻ con cũng sẽ đi theo hừng hực khí thế của mình. Đối với tôi, một trong những tác động lớn thúc đẩy học trò, tạo đam mê cho học trò đó là một người thầy mà tạo được cảm hứng cho các con.

Tôi luôn luôn cố gắng xem ngôn ngữ như là một việc học để sử dụng nó. Tôi xem nó như một công cụ để giúp các con có thêm nhiều đam mê hơn nữa với kiến thức, với văn hóa và với các hiện tượng trong xã hội để giúp các con gần hơn với việc sử dụng ngôn ngữ thực tế.

PV: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức có bổ sung gì thêm không?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Hiện nay ngay cả môi trường đại học, nếu như có tiếng Anh thì các em cũng rất dễ xin học bổng và cũng rất nhiều doanh nghiệp đến tìm. Ngay ở trong nước, nếu các em biết tiếng Anh thì lương cũng cao gấp rưỡi, gấp đôi và các bạn được làm việc ở môi trường rất tốt. Đặc biệt là rất nhiều công ty nước ngoài đến tuyển dụng các bạn Việt Nam. Hiện nay, tôi cho rằng, các bạn đều nhận thức được cả nhưng mà hành động thì chưa được nhiều. Bởi vì cá nhân tôi thấy có một số trường đại học tỷ lệ tốt nghiệp chỉ được khoảng 35-40%, chủ yếu là nợ môn tiếng Anh…

Tôi rất mong muốn có phụ huynh đồng trong quá trình này, bởi đây là việc rất là quan trọng. Ở khu vực thành phố, phụ huynh có hỗ trợ, đồng hành rất nhiều nhưng có rất nhiều em rất giỏi ở vùng sâu, vùng xa lại chưa được sự đồng hành của gia đình. Qua đây, tôi rất mong muốn là chắp thêm đôi cánh cho các con. Ngoại ngữ đã trở thành một hành trang không thể thiểu được. Bên cạnh áp lực của xã hội, áp lực của nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình và sự nỗ lực của chính các em cũng như là tạo động lực từ môi trường khác thì áp lực từ phụ huynh cũng rất quan trọng. Tôi rất mong các phụ huynh quan tâm để làm sao hỗ trợ các con em mình có một hành trang ngoại ngữ tốt.

PV: Thưa GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, việc xây dựng và phát triển được đội ngũ giáo viên người Việt đủ trình độ giảng dạy môn học của mình bằng tiếng Anh, cả về kỹ năng ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy được xem là yếu tố quan trọng để đảm bảo thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Ông có phân tích như thế nào về nội dung này?






GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Bên cạnh áp lực của xã hội, áp lực của nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đổi mới chương trình và sự nỗ lực của chính các em cũng như là tạo động lực từ môi trường khác thì áp lực từ phụ huynh cũng rất quan trọng. 

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Tôi cho rằng, việc đào tạo đội ngũ giáo viên tiếng Anh đáp ứng yêu cầu giảng dạy là việc có ý nghĩa sống còn, là nhiệm vụ then chốt. Nếu chúng ta không đào tạo được đội ngũ giảng viên tiếng Anh có đầy đủ trình độ năng lực về chuyên môn, về phương pháp giảng dạy cũng như tâm huyết thì chúng ta không thể thành công được. Trên thực tế từ bài học của nhiều nước, như Singapore, việc đầu tiên họ quan tâm đến là đội ngũ giảng viên dạy tiếng Anh. Làm thế nào để có thể đào tạo được đội ngũ giảng viên tiếng Anh? Tôi cho rằng, ngoài tấm bằng trong chương trình đào tạo đại học rồi, phải tạo điều kiện để giáo viên giảng dạy tiếng Anh có thời gian để tiếp xúc với bản ngữ. Đây là điều kiện rất quan trọng, rất tiên quyết. Nếu chúng ta không làm được điều này, chắc chắn sự nghiệp của chúng ta rất khó thành công. Bởi vì một giáo viên mặc dù đứng lớp đạt được 6.5 IELTS chỉ là điều kiện tối thiểu thôi. Còn tất cả những điều kiện về văn hóa, về bản sắc nữa, điều này nếu không ở nước sở tại, không thể đáp ứng được.

Vấn đề thứ hai, giáo viên tiếng Anh là một chuyện, nhưng còn giáo viên tiếng Anh chuyên ngành nữa. Ngày xưa các thầy cô ngoài việc được đáp ứng đi nước ngoài, thì bao giờ trong dịp hè các giáo viên ngoại ngữ cũng có 1-2 tháng nâng cao trình độ để cập nhật kiến thức tiếng Anh chuyên ngành và từ lâu chúng ta đã bỏ đi điều này.

Trên thực tế rất nhiều trường đại học hiện nay cũng chỉ đáp ứng chuẩn đầu ra tiếng Anh là IELTS thôi, chứ tiếng Anh chuyên ngành chúng ta đã quên đi rồi. Đây là một điều kiện phải tăng cường, hết sức quan trọng, nếu không thực hiện điều này thì bước sau đại học chúng ta không đáp ứng được.

Thứ ba nữa là chúng ta phải hỗ trợ những điều kiện cơ sở vật chất để các thầy cô có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Ví dụ như là tổ chức lớp học. Giáo viên có giỏi đến mấy, có tài đến mấy, nhưng một lớp học mà 40 em thì mỗi em chưa nói 1 câu là hết giờ rồi, không thể thể hiện được tài giao tiếp của giáo viên với học sinh. Rồi ngoài chương trình giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất thì chúng ta cũng phải quan tâm đến việc thực hiện chính sách đãi ngộ. Bởi vì giáo viên tiếng Anh khác với giáo viên khác và trên thực tế các nước khác cũng đều như vậy. Giáo viên tiếng Anh rất vất vả, phải giao tiếp đến từng con người một. Chúng ta phải có chế độ thích đáng.

Bên cạnh đấy tôi cho rằng, việc tạo môi trường quốc tế, những chương trình song ngữ để tất cả các giáo viên có môi trường thể hiện và có những cuộc thi… cũng là cơ hội tốt cho giáo viên. Tôi hi vọng chúng ta sẽ tạo điều kiện để giáo viên nước ngoài đến, không phải là giảng dạy cho sinh viên mà giáo viên nước ngoài đến là giảng dạy, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên của Việt Nam.






Ths Tú Oanh: Tôi tin chắc chúng ta sẽ thực hiện được việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học nếu chúng ta thay đổi được cách nhìn nhận. 

PV: Chúng ta xác định việc đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học là một chủ trương lớn và cần lộ trình triển khai từng bước. Ths Lưu Tú Oanh có đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Ths Tú Oanh: Hiện nay chúng ta đang có một câu chuyện về đánh giá rất là khó khăn, bởi vì chúng ta có nhiều sách giáo khoa và có một bộ khung chương trình. Nhưng chúng ta lại vẫn đang tiếp cận nó với cách cũ, đấy là chúng ta sẽ dạy theo sách giáo khoa nào? Chúng ta cần phải thay đổi quan điểm về việc sử dụng theo sách giáo khoa mà chúng ta phải bám sát vào khung chương trình.

Đây cũng là một trong những cách tiếp cận mà giáo viên cũng như những người sẽ làm công tác đánh giá phải thay đổi. Chúng ta sẽ không dựa vào bộ sách nào cả mà sẽ sử dụng vào khung chương trình để đánh giá năng lực của các em. Và đấy cũng sẽ là một khó khăn.

Khi sử dụng khung năng lực để đánh giá thì các nhà trường sẽ bị hoang mang, sẽ bị lo lắng bởi vì biết sử dụng sách nào để ôn cho các con bây giờ. Chúng ta sẽ phải quen dần với cách tiếp cận và cách đánh giá khác. Đó là sử dụng khung đánh giá chứ không sử dụng sách giáo khoa để đánh giá các con nữa. Tôi tin chắc là chúng ta sẽ thực hiện được nếu chúng ta thay đổi được cách nhìn nhận.

PV:  Còn đối với Giảng viên Hoàng Đức, bạn có đánh giá thế nào về những khó khăn khi triển khai giảng dạy tất cả các môn trong nhà trường bằng tiếng Anh?

Giảng viên Hoàng Đức: Sẽ có thách thức về việc đảm bảo chất lượng giáo viên một cách đồng đều. Đặc biệt là những bộ môn của những giáo viên mà không trực tiếp đảm nhận bộ môn tiếng Anh. Yêu cầu năng lực ngôn ngữ rất cao để có thể truyền đạt được kiến thức chuyên môn, ví dụ như môn địa, môn sử hay thậm chí là những môn như toán… 






Giảng viên Hoàng Đức: Sẽ có thách thức về việc đảm bảo chất lượng giáo viên một cách đồng đều.  

Ngoài ra nếu chúng ta chuyển qua hình thức giảng dạy những bộ môn khác bằng tiếng Anh, thì tôi nghĩ ban đầu sẽ gặp phải những sự kháng cự từ phía phụ huynh và phía cả học sinh. Lý do là bởi vì không chỉ nói đến chúng ta sử dụng bộ sách gì mà chúng ta còn đang đánh giá bài kiểm tra của các bạn theo tiêu chí mà không đánh giá khả năng ngôn ngữ một cách toàn diện. Nó bị tập trung quá nhiều về ngữ pháp và từ vựng thay vì những khả năng ngôn ngữ như là nghe, nói, đọc, viết.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Nếu nói như vậy, chúng ta thấy học ngoại ngữ có vẻ khó khăn quá. Nhưng mà chúng ta cũng phải lạc quan một chút. Bởi vì thế hệ chúng tôi thì không học tiếng Anh, rồi đi du học là học tiếng Nga, tiếng Hung, tiếng Ba Lan, tiếng Đức. Có thể nói là 10 năm học phổ thông nếu có thì chỉ có học tiếng Nga thôi. Tiếng Ba Lan, tiếng Đức không học đâu. Thế mà chỉ có 1 năm học thôi, học ngày, học đêm, học phòng máy mà sang nước ngoài học vẫn ngon lành.

Nói như vậy để thấy nếu chúng ta quyết tâm, nếu chúng ta có áp lực và nếu những người học có một hướng đến thì tôi cho rằng tất cả những khó khăn sẽ rút ngắn đi rất nhiều. Đấy là một thực tế đã trải qua rồi. Hi vọng là nếu như qua việc này, chúng ta có động lực từ phụ huynh, từ ý thức, sự tự giác của các em, có một sự quyết tâm, có một ý chí thì tôi cho rằng tất cả những điều kiện đấy sẽ rút ngắn rất nhanh và sẽ tạo nên một sự thay đổi rất lớn.

Hi vọng là trong một ngày không xa, thế hệ trẻ Việt Nam thực sự sẽ rất giỏi tiếng Anh giống như là Singapore, Malaysia và những nước khác. Đây thực sự sẽ là động lực, cơ hội rất lớn cho các bạn trẻ trong tương lai. Và đấy là gửi gắm của cá nhân tôi đến tất cả các bạn trẻ. 

PV: Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 29 của Đảng, việc đẩy mạnh quốc tế hóa ở các trường đại học đã nâng tầm cao mới. Qua những kinh nghiệm quốc tế, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức đề xuất, kiến nghị như thế nào để Nghị quyết 29 và Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW, có thể triển khai hiệu quả trong thực tiễn?

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Vấn đề thứ nhất là chúng ta phải đổi mới việc giảng dạy tiếng Anh trong hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Vấn đề thứ hai là quyết tâm và áp lực từ phía Chính phủ. Và vấn đề thứ ba là tạo nên văn hóa nói tiếng Anh trong toàn xã hội Việt Nam.






GS.TSKH Nguyễn Đình Đức: Nếu chúng ta quyết tâm, nếu chúng ta có áp lực và nếu những người học có một hướng đến thì tôi cho rằng tất cả những khó khăn sẽ rút ngắn đi rất nhiều.  

Tất cả mọi người đều nhận thức tiếng Anh là vũ khí cần thiết. Việc đầu tiên tôi đề xuất là chúng ta phải ngay lập tức đào tạo tiếng Anh từ sớm, ngay từ các bậc tiểu học giống như tất cả các nước.

Thứ hai, nên tiến hành giáo dục đào tạo song ngữ từ trong nhà trường và làm từng bước một. Nếu như không lập tức có thể triển khai ở tất cả các môn thì từng bước những môn dễ trước, ít tiếng Anh, đấy là những môn Toán, những môn Lý, rồi sau đấy là những môn đòi hỏi tự luận để có nấc thang từng bước như vậy.

Thứ ba, chúng ta phải thay đổi được chuẩn đầu ra đối với chương trình đào tạo hiện nay. Tôi đề xuất chuẩn đầu ra tiếng Anh của bậc trung học phổ thông phải là  ILETS 6.5, chứ không thể là 3.0, 4.0 như Thông tư 32 đến năm 2025 chúng ta áp dụng được.

Để làm được điều đấy thì chúng ta phải đổi mới chương trình, phải đổi mới lại một lần nữa sách giáo khoa. Bên cạnh đấy thì chúng ta phải đầu tư để xây dựng đội ngũ giảng dạy tiếng Anh với sự chuẩn chỉnh nhất. Tôi cho rằng đây là sự nghiệp tốn kém nhất đòi hỏi là lâu dài. Nhưng nếu như không đào tạo một cách căn bản thì không bao giờ thành công được.

Thứ tư, tôi cho rằng là điều kiện cơ sở vật chất, tổ chức giảng dạy tiếng Anh chúng ta phải tổ chức lại.

Với tất cả những điều như vậy, tôi rất là mong qua diễn đàn này, với tư cách là người làm giáo dục, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục được gửi những tâm huyết của mình, góp phần đưa tiếng Anh nhanh chóng để trở thành một ngôn ngữ thứ hai….

PV: Xin trân trọng cảm ơn các vị khác mời!



Nguồn: https://dangcongsan.vn/tieu-diem/dua-tieng-anh-thanh-ngon-ngu-thu-2-trach-nhiem-khong-chi-cua-nganh-giao-duc-686349.html

Cùng chủ đề

133 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021

(ĐCSVN) - Theo Ban Tổ chức, Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 - 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 18/12/2024, tại Hà NộiLễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 - 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 18/12/2024, tại Hà Nội.   ...

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

Tính đến hết tháng 4/2024, Hà Nội tiếp tục duy trì vị thế lá cờ đầu với số lượng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên lớn nhất.Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương, thông qua Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP), ngày càng có nhiều sản phẩm, đặc sản, nông sản, ngành nghề nông thôn được khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.Thông tin trên báo Sài Gòn Giải Phóng,...

90 từ tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất 9 thập kỷ qua

Nhân kỷ niệm 90 năm thành lập, British Council (Hội đồng Anh) công bố danh sách 90 từ tiếng Anh có sức ảnh hưởng trên toàn cầu thời gian qua. Các từ tiếng Anh này được chuyên gia từ nguyên học - Susie Dent khám phá và thảo luận, biên soạn bởi tiến sĩ Barbara McGillivray, chuyên gia hàng đầu về ngôn ngữ học tính toán và nhân văn kỹ thuật số.Danh sách 90 từ được chọn thông...

Phát động cuộc thi ‘Gửi tương lai xanh 2050’ – lan tỏa thông điệp xanh cho thế hệ tương lai

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa phối hợp cùng Quỹ Vì tương lai xanh (Tập đoàn Vingroup) phát động cuộc thi “Gửi tương lai xanh 2050”. Cuộc thi tạo cơ hội để học sinh thể hiện những ý tưởng sáng tạo, độc đáo qua ba hình thức: viết thư, vẽ tranh hoặc làm video Đây là sân chơi sáng tạo dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở trên toàn quốc, với mong muốn khơi dậy nhận...

Suntory PepsiCo Việt Nam chung tay “Bảo tồn nguồn nước – Vì một Việt Nam xanh”

 Ngày 11/12 tại Kỳ Sơn (Nghệ An), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) hợp tác cùng Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết chương trình “Bảo tồn nguồn nước – vì một Việt Nam xanh”, trồng rừng hướng đến bảo tồn nguồn nước, hấp thụ carbon và cải thiện sinh kế người dân trong năm đầu tiên triển khai chương trình. Tháng 7 năm 2024, Suntory PepsiCo Việt Nam ký kết hợp tác công tư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

133 doanh nghiệp đoạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021

(ĐCSVN) - Theo Ban Tổ chức, Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 - 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 18/12/2024, tại Hà NộiLễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái Bình Dương năm 2021 - 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 18/12/2024, tại Hà Nội.   ...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

 Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương duyệt đội danh dự tại Lễ kỷ niệm. ...

Gìn giữ và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(ĐCSVN) - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 9100/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn về việc thực hiện Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2025. Cụ thể, Phó Thủ tướng giao Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương, chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổ chức thực hiện các hoạt động kỷ niệm Ngày Tôn vinh tiếng...

Thu ngân sách lần đầu tiên vượt 500.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm trước

(ĐCSVN) - Quy mô kinh tế Hà Nội năm 2024 đạt khoảng 58,6 tỷ USD; thu ngân sách Nhà nước lần đầu tiên vượt 500.000 tỷ đồng. Hà Nội phấn đấu hoàn thành cao nhất chỉ tiêu kinh tế - xã hội cả nhiệm kỳ. ...

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tri ân tại tỉnh Cao Bằng

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày 11/12, đoàn Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 34 chiến sĩ Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng...

Bài đọc nhiều

Phát động cuộc thi viết chữ đẹp miễn phí cho học sinh cả nước

Công ty cổ phần Tiền Phong phối hợp cùng Công ty TNHH Thanh Chương (Vpp Eras) và Câu lạc bộ Chữ đẹp Việt vừa chính thức phát động cuộc thi Chữ đẹp Việt lần 2. Đây là sân chơi dành cho học sinh tiểu học trên cả nước, nhằm khuyến khích các em rèn luyện viết chữ đẹp, góp phần giữ gìn và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Cuộc thi năm nay...

Lan tỏa tri thức, phát triển văn hoá đọc tại nước bạn Lào

Ngày 23/11, chương trình Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ, phối hợp cùng Tập đoàn ITL, đã tổ chức lễ trao tặng sách, học bổng và mũ chống tia cực tím tại Trường Tiểu học Chansavang, huyện Sikhodtabong, thủ đô Vientaine, Lào. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình lan tỏa tri thức và xây dựng văn hóa đọc vượt biên giới của Tủ sách Nhân ái và Ngôi nhà Trí tuệ.

Học sinh TP.HCM giành giải 3 tại đấu trường robotics thế giới

Đội tuyển Hồng Bàng 1 gồm học sinh các trường THPT tại TP.HCM vừa giành giải 3 tại đấu trường STEM Robotics thế giới. Phân tích về chiến thắng này, thầy Quang cho biết để chiến thắng các em học sinh phải nỗ lực...

Càng lên cao, tỷ lệ sinh viên nữ theo đuổi lĩnh vực STEM càng giảm mạnh

Ở trường Cao đẳng Công nghệ Cao Hà Nội, 80% sinh viên theo học ngành kỹ thuật, tuy nhiên năm vừa rồi chỉ có duy nhất 1 sinh viên nữ. Thông tin được đưa ra trong Đối thoại...

Cùng chuyên mục

90 từ tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất 9 thập kỷ qua

Nhân kỷ niệm 90 năm thành lập, British Council (Hội đồng Anh) công bố danh sách 90 từ tiếng Anh có sức ảnh hưởng trên toàn cầu thời gian qua. Các từ tiếng Anh này được chuyên gia từ nguyên học - Susie Dent khám phá và thảo luận, biên soạn bởi tiến sĩ Barbara McGillivray, chuyên gia hàng đầu về ngôn ngữ học tính toán và nhân văn kỹ thuật số.Danh sách 90 từ được chọn thông...

Đại biểu chất vấn thừa thiếu giáo viên cục bộ tại Hà Tĩnh

Tại kỳ họp thứ 23 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, các đại biểu đặc biệt quan tâm đến tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ tồn tại nhiều năm nay. Sáng 12-12, thông tin tại kỳ họp, ông Lê Minh Đạo -...

Những phụ nữ “chạy đua” cho khoa học

Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học nữ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Họ mang đến những góc nhìn đa dạng, nhạy bén trong giảng dạy cũng như nghiên...

Chấp hành pháp luật về ATGT đường bộ là một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh

Trường trung học phổ thông đưa nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm đối với học sinh. ...

5 trường ĐH tranh tài tại Chung kết cuộc thi Sinh viên thông thái 2024

Ngày 25/11, chung kết cuộc thi “Sinh viên thông thái 2024 - Tìm hiểu quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp” đã diễn ra sôi nổi tại Hà Nội. Cuộc thi do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phối hợp cùng Vụ Pháp chế - Bộ Công thương tổ chức, nhằm tạo ra một sân chơi trí tuệ đầy thách thức, nơi sinh viên có cơ hội khám phá và thể...

Mới nhất

Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,7% năm 2025

Chuyên gia Standard Chartered cho biết đồng USD dự kiến sẽ tăng mạnh vào nửa cuối năm 2025 khi các chính sách thuế quan và biện pháp tài khóa dưới nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng Thống Trump. Ngày 12/12/2024, ngân hàng Standard Chartered đã công bố báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam dự báo...

Nêu cao tinh thần ‘Tổ quốc, con tàu, người chỉ huy’

Sáng 12/12, tại thành phố Vũng Tàu, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân đã tổ chức hội nghị thuyền trưởng, chính trị viên tàu lần thứ nhất năm 2024. Hội nghị nhằm khẳng định và tôn vinh vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của thuyền trưởng, chính trị viên đối với mỗi con tàu. Đây là những...

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 9100/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn về việc thực hiện Ngày tôn vinh tiếng Việt năm 2025.   Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài - Ảnh minh họa Cụ thể, Phó...

Quảng Ninh: Phát triển 393 sản phẩm OCOP đạt từ 3 – 5 sao

393 sản phẩm OCOP 100% được ngành chức năng tỉnh Quảng Ninh cấp mã vạch và QR code cũng như đưa lên sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần đẩy mạnh tiêu thụ cho các chủ thể OCOP. Ngày 6/8, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức họp trực tuyến sơ kết đánh giá tình hình thực hiện "Chương...

Cảnh sát Hàn Quốc tiếp tục đột kích khu phức hợp văn phòng tổng thống

Trung tâm Điều tra Quốc gia trực thuộc Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Hàn Quốc cử quan chức đến khu vực Yongsan vào khoảng 2h chiều ngày 12/12 để thu thập tài liệu liên quan đến lệnh thiết quân luật bất thành được Tổng thống Yoon Suk-yeol ban hành vào ngày 3/12.Cảnh sát cho biết cuộc đột kích...

Mới nhất