Trang chủNewsChính trịPhát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội...

Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18

Thưa các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương Đảng,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị tại các điểm cầu toàn quốc,

Hôm nay, mặc dù là ngày Chủ nhật nhưng Bộ Chính trị, Ban Bí thư vẫn quyết định triệu tập Hội nghị toàn quốc để: (1) Quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. (2) Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 11 tháng của năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội năm 2025. (3) Các giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt về thể chế để phát triển, điều này cho thấy tính khẩn trương, cấp bách và tầm quan trọng của những vấn đề nêu trên.

Các đồng chí đã được nghe đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội 11 tháng năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế-xã hội năm 2025; đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội báo cáo về kết quả Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, nhất là kết quả xây dựng pháp luật, tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế để phát triển đất nước; đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương quán triệt, triển khai các nội dung Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Báo cáo của 3 đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đã đề cập tương đối cụ thể đối với từng vấn đề và tôi cho rằng các đồng chí đã hình dung ra những việc cần phải làm trong thời gian tới tại ngành, địa phương, đơn vị mình.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Thưa các đồng chí,

Từ sau Hội nghị Trung ương 10 ngày 20/9/2024 đến nay, cả hệ thống chính trị đã có những chuyển động mạnh mẽ, vận hành với tinh thần mới, vận tốc mới nhằm tạo ra những động lực mới, hiệu năng mới cho phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Trong khoảng thời gian trên, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã làm việc rất khẩn trương, tiến hành hơn 10 phiên họp cho ý kiến giải quyết gần 100 vấn đề lớn theo thẩm quyền, trong đó tập trung tháo gỡ cơ bản những tồn đọng, vướng mắc và giải quyết nhiều vấn đề mới phát sinh. Quốc hội-Chính phủ-Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phối hợp triển khai rất quyết liệt, nhịp nhàng để tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt, rào cản gây khó khăn cho phát triển kinh tế-xã hội, cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân… Những việc làm trên bước đầu đã tạo sinh lực mới cho nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, trước mắt là phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch của năm 2024 và năm 2025, tạo đòn bẩy để bứt phá, hoàn thành toàn bộ các mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.

Câu hỏi lớn được đặt ra lúc này là chúng ta đã đủ thế và lực; đã đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh của dân tộc hay chưa? Câu trả lời là: Đã đủ.

Hiện nay đã là thời điểm, thời cơ; là sự cấp thiết, là đòi hỏi tất yếu khách quan cho cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hay chưa? Câu trả lời là: Không thể chậm trễ hơn được nữa.

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tôi nghĩ các phát biểu của Thủ tướng Chính phủ, của Chủ tịch Quốc hội và của Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã làm rõ những vấn đề trên. Tôi chỉ xin nhấn mạnh thêm 3 vấn đề để các đồng chí nghiên cứu, quán triệt:

1 Về kinh tế-xã hội: Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra, chúng ta phải đổi mới tư duy, phải “cởi trói”, phải quyết đoán, phải bứt phá, phải vượt lên chính mình. Để vươn tới mục tiêu thu nhập trung bình cao cho người dân vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2045 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam phải đạt 2 con số liên tục trong những năm tiếp theo. Đây là một bài toán rất khó mà chúng ta phải làm. Chỉ có phép giải rút gọn mới ra đáp số kịp thời gian. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đang tập trung giải quyết những điểm nghẽn và tạo lập những yếu tố nền tảng để đất nước có thể “cất cánh”, nhất là các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, hạ tầng năng lượng, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, cải cách thể chế phát triển, thủ tục hành chính… Trước mắt cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu tăng trưởng GDP của năm 2024 và năm 2025, trong đó phấn đấu thực hiện mục tiêu tăng trưởng 2 con số ngay từ thời gian này, đây là vấn đề chúng ta hoàn toàn có cơ sở để làm được.

Để đạt mục tiêu này, cần tiếp tục tạo đột phá hơn nữa về thể chế phát triển, tháo gỡ hết các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn để khơi thông mọi nguồn lực và cải cách hành chính mạnh mẽ, kiến tạo môi trường thuận lợi để phát triển. Tôi ghi nhận Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa qua bước đầu có sự đổi mới tư duy sâu sắc trong xây dựng pháp luật, với 7 luật, 4 nghị quyết được thông qua, trong đó có 1 luật sửa 4 luật, 1 luật sửa 9 luật để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, phía trước còn rất nhiều việc phải làm để khơi thông “điểm nghẽn của điểm nghẽn này”. Cần nhận thức rõ, đổi mới thể chế phát triển không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan xây dựng pháp luật, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và của từng cán bộ, đảng viên tham gia xây dựng, thực thi pháp luật. Phải có “liều thuốc đủ mạnh” để trị căn bệnh cán bộ làm việc hành chính, máy móc, tiêu cực, nhũng nhiễu, “hành dân”, “hành doanh nghiệp”, có lợi ích cá nhân thì mới làm, cố tình làm chậm công việc, xin ý kiến lòng vòng, đổ lỗi cho thể chế, đổ lỗi cho sợ trách nhiệm…

Các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội đã khá đầy đủ. Bây giờ là lúc chúng ta phải hành động. Trên cơ sở chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết của Trung ương, các địa phương phải trăn trở, suy nghĩ “trên chính mảnh đất của mình”, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo để phát triển; từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước.

Hơn lúc nào hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần đặt lợi ích chung lên trên hết, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, đột phá, dũng cảm hy sinh để đất nước phát triển.

Tôi cho rằng ngoài nỗ lực của Đảng, Chính phủ, Nhà nước thì rất cần sự hưởng ứng, vào cuộc của người dân, phải giải phóng sức lao động, sức sản xuất, phải huy động được nguồn vốn vật chất và tinh thần trong nhân dân và người dân phải được hưởng thụ, cảm nhận những thành quả đó thì mọi người sẽ chung sức đồng lòng cùng thực hiện.

Hơn lúc nào hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần đặt lợi ích chung lên trên hết, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, đột phá, dũng cảm hy sinh để đất nước phát triển.

Phát triển kinh tế cần gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát… thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo hội nghị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

2 Về Đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XIV: Đại hội đảng các cấp từ các chi bộ cơ sở, đến cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương phải là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, thảo luận về tầm nhìn và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước vươn mình giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.

Các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng đã được Trung ương xây dựng công phu, kỹ càng, khoa học. Dự thảo Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế-xã hội, Báo cáo xây dựng Đảng và Báo cáo tổng kết 40 năm đổi mới đã được biên tập nhiều lần, đến nay đã đủ điều kiện để gửi đại hội đảng các cấp đóng góp ý kiến.

Dự thảo tóm tắt 4 văn kiện này sẽ được gửi đến cấp cơ sở trước ngày 15/12/2024; Dự thảo đầy đủ sẽ gửi đến cấp huyện, cấp tỉnh và các cơ quan Trung ương trước ngày 31/3/2025. Nhiệm vụ của cấp ủy các cấp là sớm tổ chức cho cán bộ, đảng viên, nghiên cứu, đóng góp ý kiến vào các Văn kiện trên.

Điều quan trọng là từ nội dung Dự thảo các Văn kiện của Đại hội XIV, cấp ủy các cấp lấy đó làm cơ sở xây dựng nội dung báo cáo chính trị, phương hướng nhiệm vụ công tác cho các văn kiện của cấp mình; xác định cụ thể những mục tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, đóng góp vào mục tiêu chung của đất nước trong giai đoạn tới.

Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức đảng, các nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp nhân dân để bổ sung, hoàn thiện các Văn kiện để trình Đại hội XIV với tinh thần Văn kiện phải bám sát hơi thở cuộc sống, phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện. Văn kiện phải trở thành “Sách giáo khoa”, thành “Từ điển” để khi cần thì “tra” vào đó thấy ngay “ánh sáng soi đường”. Hạn chế tối đa việc phải tiếp tục ban hành các nghị quyết, chỉ thị tiếp theo để thực hiện Nghị quyết Đại hội XIV.

Cấp ủy các cấp cần tập trung chuẩn bị nhân sự cấp ủy nhiệm kỳ mới theo đúng các nội dung đã được hướng dẫn chuẩn bị thật tốt đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu phát triển mới. Mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng tự học hỏi để “nâng mình lên” để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước, nếu không đáp ứng được thì tự nguyện đứng sang một bên để người khác làm.

Phải hết sức lưu ý khắc phục những “căn bệnh” của công tác cán bộ trước Đại hội như: Người không tái cử thì giữ an toàn, thủ thế, không dám triển khai cái mới; nhân sự dự kiến tham gia cấp ủy khóa mới thì giữ mình, không muốn va chạm, sợ mất phiếu; tính toán cho người thân, người quen, người “cánh hẩu” với mình vào các vị trí lãnh đạo hoặc dùng “thủ thuật tổ chức” để gạt người mà mình không thích…

Công tác tổ chức cán bộ là công tác của Đảng, do vậy các cấp ủy đảng phải thực hiện thật nghiêm túc Điều lệ Đảng cũng như các quy định của Đảng, của pháp luật về công tác cán bộ.

3 Về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị: Như tôi đã đề cập trong một số bài viết, bài nói, đây là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước vì đã nhiều Đại hội của Đảng từ các nhiệm kỳ trước từng đặt ra vấn đề này, đặc biệt là từ Đại hội XII đến nay. Điều đó cho thấy Đảng đã nhìn ra và thấy cần phải thực hiện nhưng quá trình triển khai chưa đạt mục tiêu đề ra. Đây thực sự là vấn đề khó, thậm chí rất khó vì khi tiến hành tinh gọn bộ máy sẽ liên quan đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và đụng chạm tới lợi ích của một số cá nhân, tổ chức. Do vậy, dù đã được chuẩn bị kỹ, bài bản như báo cáo của đồng chí Lê Minh Hưng và nhiều hướng dẫn thực hiện công tác này đã được gửi tới các đồng chí nhưng chắc chắn việc triển khai tại nhiều đơn vị sẽ gặp khó khăn, thậm chí sẽ có cả những lực cản. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải tiến hành vì muốn có một cơ thể khoẻ mạnh, đôi khi chúng ta phải “uống thuốc đắng”, phải chịu đau để “phẫu thuật khối u”.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là vấn đề rất cấp bách, bắt buộc phải làm, càng làm sớm càng có lợi cho dân, cho nước.

Tôi đề nghị các cấp, các ngành từ Trung ương tới cơ sở phải xác định quyết tâm chính trị cao nhất trong thực hiện chủ trương này. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây không chỉ là vấn đề về quy mô hay số lượng, mà sâu xa hơn là phải tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động của hệ thống chính trị.

Các đồng chí cán bộ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan cần gương mẫu, chủ động, quyết liệt trong thực hiện nhiệm vụ được giao theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”; “Trung ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở”; “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”. Từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024); hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương Phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý I/2025.

Triển khai thực hiện khẩn trương nhưng bảo đảm thận trọng, chắc chắn, giữ vững nguyên tắc, tiếp thu ý kiến từ tổng kết thực tiễn, các chuyên gia, nhà khoa học, kể cả kinh nghiệm nước ngoài… để đề xuất tinh gọn tổ chức bộ máy tối ưu nhất. Thực hiện nghiêm nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, chia cắt về địa bàn, lĩnh vực; các cơ quan, tổ chức trước đây đã sắp xếp bước đầu, cũng phải rà soát đề xuất sắp xếp lại bên trong; kiên quyết xóa bỏ các tổ chức trung gian; cải cách tổ chức bộ máy phải gắn với quán triệt, thực hiện có hiệu quả các chủ trương về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phân cấp phân quyền mạnh mẽ cho địa phương, đẩy mạnh cải cách hành chính, chống lãng phí, chuyển đổi số quốc gia, xã hội hóa các dịch vụ công… Yêu cầu chung là bộ máy mới phải tốt hơn bộ máy cũ và đi vào hoạt động ngay; không để ngắt quãng công việc, không để khoảng trống về thời gian, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực; không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của xã hội, của người dân…

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Việc tinh gọn tổ chức bộ máy đi đôi với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực ngang tầm nhiệm vụ. Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp. Không để cơ quan nhà nước là “vùng trú ẩn an toàn” cho cán bộ yếu kém. Với yêu cầu cao hơn khi triển khai tổ chức mới, phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lại cán bộ trước và sau khi sắp xếp lại tổ chức. Từng cơ quan, đơn vị phải thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng và chế độ, chính sách đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp lại tổ chức, bộ máy; bảo đảm công bằng, công khai, khách quan, không để phát sinh phức tạp. Bộ Chính trị đã có chủ trương tạm dừng việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cao hơn đối với các cơ quan, đơn vị thuộc diện dự kiến phải sắp xếp, tinh gọn (trừ những trường hợp thật sự cần thiết); tạm dừng việc tuyển công chức từ ngày 1/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương. Đề nghị cấp ủy các cấp quán triệt, thực hiện tốt nội dung này.

Tinh giản không có nghĩa là cắt giảm một cách cơ học, mà là loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, từ đó tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp. Không để cơ quan nhà nước là “vùng trú ẩn an toàn” cho cán bộ yếu kém.

Tổng Bí thư Tô Lâm

Các cấp ủy đảng từ Trung ương đến cơ sở chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền, định hướng dư luận, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và toàn hệ thống chính trị, sự đồng thuận trong Nhân dân về chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ tinh gọn tổ chức bộ máy trong tình hình mới. Đấu tranh có hiệu quả với các quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc việc thực hiện chủ trương này; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng việc sắp xếp tổ chức, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và cơ quan, tổ chức.

Thưa toàn thể các đồng chí,

Công việc phía trước rất bộn bề, khẩn trương. Thời gian không chờ đợi chúng ta. Đất nước đang đứng trước cánh cửa lịch sử bước vào kỷ nguyên vươn mình. Những công việc chúng ta làm hôm nay, sẽ quyết định tương lai. Chậm trễ là có lỗi với Nhân dân. Tôi đề nghị các đồng chí từ Trung ương đến cơ sở có mặt tại Hội nghị hôm nay phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và Nhân dân, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao nhất để hoàn thành sớm việc tinh gọn tổ chức, bộ máy hệ thống chính trị; góp phần tăng tốc, bứt phá vượt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024, 2025 và cả nhiệm kỳ Đại hội XIII; chuẩn bị thật tốt đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.

Chúc các đồng chí mạnh khỏe và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn.



Nguồn: https://nhandan.vn/phat-bieu-cua-dong-chi-tong-bi-thu-to-lam-tai-hoi-nghi-toan-quoc-quan-triet-trien-khai-tong-ket-viec-thuc-hien-nghi-quyet-18-post847940.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh “bí ẩn” khiến nhiều người mắc, tử vong tại Congo

Liên quan đến dịch bệnh "bí ẩn" tại Congo khiến 406 trường hợp mắc, trong đó có 31 ca tử vong, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến dịch bệnh; khi có diễn biến mới sẽ phối hợp đánh giá nguy cơ đề xuất ứng phó phù hợp...   Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại bệnh viện ở Goma, Cộng hòa dân...

PVN chuẩn bị đà tăng tốc cho mục tiêu tăng trưởng hai con số

Với kết quả sản xuất kinh doanh 11 tháng cơ bản hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu trọng yếu, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) quyết tâm thực hiện bằng được kế hoạch quản trị năm 2024 và chuẩn bị động lực cho mục tiêu tăng trưởng hơn 10% trong năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự chuỗi sự kiện về Dầu khí và điện gió ngoài khơi tạo dư địa mới trong lĩnh vực...

Bế mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 11/12, tại Nhà Quốc hội, sau 2 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Phiên họp thứ 40 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra.   Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho...

BSR ứng phó tình huống khẩn cấp tràn, đổ dầu tại cảng xuất sản phẩm

Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa tổ chức thực tập phương án ứng phó tình huống khẩn cấp dầu tràn đổ, cháy tại bến cảng xuất sản phẩm. Chương trình thực tập phương án chữa cháy và ứng phó sự cố tràn dầu tại khu vực Cảng xuất sản phẩm Nhà máy Lọc dầu Dung Quất được tổ chức nhằm tuân thủ các yêu cầu về pháp luật. Đồng thời, nâng cao năng lực, kỹ...

[Ảnh] Du khách quốc tế thích thú khi bắt gặp “làng Giáng sinh” tại phố cổ Hà Nội

NDO - Những ngày này, con phố nhỏ ở Hà Nội bừng sáng bởi ánh đèn lung linh, những món đồ trang trí Giáng sinh rực rỡ hệt như một lễ hội đường phố thu nhỏ. NDO - Những ngày này, con phố nhỏ ở Hà Nội bừng sáng bởi ánh đèn lung linh, những món đồ trang trí Giáng sinh rực rỡ hệt như một lễ hội đường phố thu nhỏ. ...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách ở Đồng Tháp

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Đồng Tháp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn các chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với nước, với cách mạng. ...

Hoạt động hiệu quả hơn sau khi sắp xếp bộ máy địa phương

Ngày 10/12, tại kỳ họp thứ 20, HĐND TPHCM khóa X, ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND thành phố nói rõ về vấn đề sắp xếp bộ máy địa phương trong thời gian tới. Theo ông Nên, trung...

Bà Vương Ngọc Hà được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong 2 ngày 10 – 11/12 với nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là việc kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. ...

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ngày 11/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, do số lượng nội dung...

Phong trào thi đua phải sống động, thiết thực, hiệu quả

Ngày 9/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 chủ trì Phiên họp lần thứ 10 để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Hội đồng; đồng thời xem xét việc tặng, truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” cho các tập thể, cá nhân có...

Cùng chuyên mục

Bổ sung chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

Ngày 11/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025. Báo cáo tại phiên họp, ông Trần...

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách ở Đồng Tháp

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Đồng Tháp tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện tốt hơn các chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với người có công với nước, với cách mạng. ...

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội xem xét 31 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ngày 11/12, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp, Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, do số lượng nội dung...

Quảng Bình có tân chủ tịch UBND tỉnh

Ngày 11/12, tại kỳ họp cuối năm Hội đồng Nhân dân tỉnh (HĐND) Quảng Bình khóa XVIII, ông Trần Phong, Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình. Tại kỳ họp...

Bà Vương Ngọc Hà được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang

Kỳ họp thứ 20, HĐND tỉnh Hà Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong 2 ngày 10 – 11/12 với nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là việc kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. ...

Mới nhất

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt

Bộ Công Thương thu hồi mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt của Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Xuất nhập khẩu Tomato. ...

VinFast sẽ phát triển 100.000 trạm sạc xe điện tại Indonesia

V-GREEN của tỉ phú Phạm Nhật Vượng - nhà sáng lập VinFast và tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE - vừa công bố Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu và thảo...

Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Theo Hiệp định VIFTA, Israel sẽ dành hạn ngạch thuế quan 0% cho hàng thủy sản, nông sản... của Việt Nam ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 7 năm với 12 phiên đàm phán, ngày 25/7/2023, Việt Nam - Israel đã ký kết Hiệp định thương mại tự do và trở thành hiệp...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (12/12): Đà tăng kéo dài

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (12/12): Giá vàng thế giới tiếp tục tăng ngày thứ 3 liên tiếp, kéo vàng miếng SJC đi lên và hướng đến mức 87,5 triệu đồng. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h ngày 12/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá...

70% thuê bao Viettel trong vùng phủ đã sử dụng 5G

Mạng 5G Viettel nhanh chóng đạt mốc 3 triệu người dùng chỉ 2 tuần sau khi khai trương và tính đến nay đã có 70% thuê bao trong vùng phủ 5G Viettel đã sử dụng 5G, tương đương 4 triệu khách hàng. Viettel Telecom sẽ tổ chức sự kiện 5G Day vào ngày 17/12/2024 tại TP.HCM với sự tham gia...

Mới nhất