Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiGiữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Nền...

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc: Nền tảng cho phát triển bền vững

Bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc không chỉ là kho tàng di sản vô giá mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ đất nước.

Biểu diễn nhạc cụ dân tộc của thiếu nhi nhỏ tuổi đến từ huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Quang Thái/TTXVN)
Biểu diễn nhạc cụ dân tộc của thiếu nhi nhỏ tuổi đến từ huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: Quang Thái/TTXVN)

Văn hóa là nền tảng tinh thần vững chắc, là sức mạnh nội sinh giúp mỗi dân tộc phát triển bền vững.

Đối với Việt Nam, với 54 dân tộc anh em, văn hóa chính là sợi dây kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai. Bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc không chỉ là kho tàng di sản vô giá mà còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ đất nước.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chính sách để bảo vệ và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Từ ngày 14-17/12, Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 sẽ được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị, nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam; đồng thời tạo điều kiện để các địa phương giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đặc sắc và đa dạng của văn hóa các dân tộc thiểu số

Mỗi dân tộc Việt Nam đều có những đặc trưng văn hóa riêng biệt, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu nhưng thống nhất. Văn hóa của các dân tộc thể hiện qua nhiều khía cạnh, từ ngôn ngữ, trang phục đến lễ hội và các hình thức nghệ thuật dân gian.

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng trong việc thể hiện sự đa dạng văn hóa. Hiện nay, có 27 trong số 53 dân tộc thiểu số của Việt Nam sử dụng chữ viết riêng, như các dân tộc Tày, Thái, Hoa, Khmer, Nùng, Mông…

ttxvn_chu viet.jpg
Sư Chau Đông dạy chữ Khmer cho học sinh tại chùa Tà Ngáo, phường An Phú, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Những ngôn ngữ này không chỉ được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày mà còn là công cụ sáng tạo văn học, nghệ thuật, phát thanh truyền hình, và trong hệ thống giáo dục vùng dân tộc.

Trang phục truyền thống của các dân tộc cũng là điểm nhấn đặc sắc, giúp phân biệt từng dân tộc và là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử. Mỗi bộ trang phục không chỉ thể hiện gu thẩm mỹ mà còn phản ánh tín ngưỡng, tôn giáo, triết lý sống của dân tộc.

Từ trang phục, nghệ thuật dệt vải đến những kỹ thuật thủ công tinh xảo, tất cả đều mang trong mình những câu chuyện về cội nguồn và quá trình phát triển của mỗi cộng đồng.

Phong tục tập quán của các dân tộc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì bản sắc văn hóa. Những nghi lễ đặc sắc, như nghi lễ cấp sắc của người Dao, tục cưới hỏi của người H’mông hay những phong tục cúng bái của người Khmer, phản ánh tinh thần đoàn kết cộng đồng và truyền thống lâu đời của các dân tộc.

Bên cạnh đó, các lễ hội truyền thống như lễ hội Cồng Chiêng của người Tây Nguyên, lễ hội Gầu Tào của người Mông, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng cũng góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Những lễ hội này không chỉ là dịp để cầu cho mùa màng bội thu, sức khỏe dồi dào, mà còn là cơ hội để người dân giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết.

Nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Văn hóa các dân tộc Việt Nam không chỉ là di sản quý báu mà còn là nguồn lực quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Để bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998) về xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hay Quyết định số 1270/QĐ-TTg (2011) về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.

ttxvn_giu gin van hoa.jpg
Già làng đang tỉ mẩn truyền dạy nghệ thuật đan lát cho lớp trẻ. (Ảnh: Quang Thái/TTXVN)

Các chính sách này tập trung vào việc bảo tồn các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, nghiên cứu và quảng bá những giá trị văn hóa của các dân tộc, như ngôn ngữ, chữ viết, trang phục truyền thống, lễ hội, và nghệ thuật dân gian.

Các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, lễ hội văn hóa, các chương trình nghệ thuật đã được tổ chức nhằm nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị này.

Một trong những thành tựu đáng chú ý là việc UNESCO công nhận các di sản văn hóa phi vật thể như Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2008), Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái (2019) và Nghệ thuật Xòe Thái (2022) là di sản văn hóa của nhân loại, góp phần nâng cao vị thế của văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế.

Bên cạnh đó, các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cũng đã được xếp hạng cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt, qua đó bảo vệ được những giá trị văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức định kỳ “Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thaodu lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số” theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2013-2020; thực hiện Dự án “Chương trình hoạt động, lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật các dân tộc cấp tỉnh, vùng và quốc gia giai đoạn 2015-2020”…

Qua đó, đã có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa được diễn ra trên phạm vi cả nước, từng vùng, từng địa phương, từng dân tộc, như giao lưu văn hóa các dân tộc tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam hằng năm; Ngày hội văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung và miền Đông Nam Bộ, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông, Chăm, Khmer, Mường, Dao, Hoa, Thái…; Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái…

Ngoài ra, Bộ cũng đã phê duyệt Đề án “Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” với mục tiêu khơi dậy lòng tự hào và ý thức bảo tồn, phát huy và sử dụng trang phục truyền thống.

ttxvn_trang phuc truyen thong.jpg
Phụ nữ Lô Lô với bàn tay khéo léo thêu hoa văn trên trang phục truyền thống. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng được lập hồ sơ khoa học, xếp hạng cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt. Việc UNESCO công nhận nhiều di sản văn hóa phi vật thể, như: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2008); Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (2019); Nghệ thuật Xòe Thái (2022) và Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm (2024) cũng là thành quả của sự phối hợp giữa các cấp chính quyền và cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hóa.

Hằng năm, Đảng và Nhà nước đều tổ chức gặp mặt những người có uy tín, già làng, trưởng bản, và nghệ nhân (những người đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số) và trao tặng Danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú cho những cá nhân có đóng góp xuất sắc trong việc gìn giữ di sản văn hóa, bao gồm nghệ thuật dân gian, tập quán, tín ngưỡng, tri thức, ngữ văn, tiếng nói, chữ viết và lễ hội truyền thống.

Những nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc cũng được triển khai mạnh mẽ tại các địa phương.

Hiện nay, cả nước đã có 30 tỉnh triển khai với 700 trường học tiếng dân tộc thiểu số; phát hành 8 chương trình tiếng dân tộc (Chăm, Khmer, Gia Rai, Bana, Êđê, Mông, Mnông, Thái) và 6 bộ sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số (Chăm, Khmer, Gia Rai, Bana, Êđê, Mông). Nhiều địa phương đã khảo sát, thống kê, sưu tầm tiếng nói, chữ viết, thư tịch cổ của các dân tộc; biên soạn, xuất bản sách tiếng dân tộc thiểu số.

Nhiều địa phương đã khai thác các giá trị văn hóa, tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Một số mô hình phát triển du lịch đã hình thành và hoạt động khá hiệu quả, như du lịch cộng đồng ở Bản Mển (Điện Biên), Bản Áng (Sơn La), bản Nậm Đăm (Hà Giang), bản Thẳm (Lai Châu)…; tuyến du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc;” “Con đường xanh Tây Nguyên;” “Không gian cồng chiêng Tây Nguyên;” “Du lịch cội nguồn,” “Cội nguồn Tây Bắc,” “Sắc màu vùng cao;” “Du lịch vòng cung Tây Bắc”…

ttxvn_du lich cong dong.jpg
Trải nghiệm đốt lửa trại tại khu du lịch cộng đồng Tiên Yên. (Ảnh: Hiếu Tùng/ TTXVN phát)

Việc triển khai chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch đã góp phần phục hồi, bảo tồn, phát huy nhiều giá trị văn hóa đặc trưng; đồng thời tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, qua đó thúc đẩy quá trình xóa đói, giảm nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Bên cạnh đó, các chương trình phục dựng lễ hội truyền thống và hỗ trợ nghệ nhân dân gian đã được triển khai rộng khắp, góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.

Những lễ hội truyền thống, với các nghi thức, phong tục đặc trưng, không chỉ thu hút sự tham gia của cộng đồng mà còn là dịp để giáo dục thế hệ trẻ về cội nguồn, lịch sử và những giá trị tinh thần quý báu.

Việc hỗ trợ các nghệ nhân dân gian cũng được chú trọng, từ việc cấp kinh phí, tổ chức các lớp đào tạo, đến việc tạo điều kiện cho họ truyền dạy nghề cho thế hệ sau. Những hoạt động này không chỉ góp phần bảo tồn mà còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề truyền thống, bảo vệ sự đa dạng văn hóa của đất nước.

Đối mặt với thách thức và giải pháp

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, việc bảo tồn văn hóa dân tộc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là sự phát triển kinh tế thị trường, đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Các giá trị văn hóa truyền thống có nguy cơ mai một nếu không có những biện pháp bảo vệ kịp thời.

Để khắc phục tình trạng này, cần tăng cường giáo dục về giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là cho thế hệ trẻ. Các công nghệ số hóa di sản, việc bảo tồn văn hóa gắn liền với phát triển du lịch bền vững cũng cần được đẩy mạnh.

Ngoài ra, chính sách hỗ trợ nghệ nhân, già làng, trưởng bản – những người giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền dạy văn hóa – cũng cần được chú trọng hơn nữa.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của toàn xã hội, không chỉ của Đảng và Nhà nước. Văn hóa dân tộc là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của đất nước. Việc bảo vệ và phát huy những giá trị này không chỉ giúp khẳng định bản sắc quốc gia mà còn tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia giàu đẹp, văn minh và đậm đà bản sắc dân tộc./.

(Vietnam+)



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/giu-gin-va-phat-huy-ban-sac-van-hoa-dan-toc-nen-tang-cho-phat-trien-ben-vung-post1000273.vnp

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp “hút” ứng viên tiềm năng bằng hình ảnh thương hiệu

Một thương hiệu uy tín không chỉ khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường lao động, mà còn góp phần giữ chân nhân viên bằng việc tạo ra môi trường làm việc tích cực và bền vững. Doanh nghiệp “hút” ứng viên tiềm năng bằng hình ảnh thương hiệuMột thương hiệu uy tín không chỉ khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường lao động, mà còn góp phần giữ chân nhân viên bằng...

Vietnam Airlines được vinh danh “Ý tưởng phát triển bền vững” vì nỗ lực bảo vệ môi trường

Vietnam Airlines vừa vinh dự giành giải thưởng “Ý tưởng phát triển bền vững” tại Lễ trao giải Human Act Prize 2024, với dự án “Góp lá vá rừng - Vì một Việt Nam xanh và phát triển bền vững”. Vietnam Airlines xuất sắc giành giải thưởng “Ý tưởng bền vững” tại Human Act Prize 2024. Ảnh VNA Human Act Prize là giải thưởng thường niên do Báo Nhân Dân chỉ đạo tổ chức, nhằm tôn vinh các cá nhân, tổ...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024

Tối 14/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị (thành phố Đông Hà), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Ngày hội quy tụ 16 tỉnh, thành phố tham gia gồm: Bắc Giang, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi,...

Giới thiệu nhiều sản phẩm đặc sắc của bà con dân tộc tỉnh Tuyên Quang

(Tổ Quốc) - Nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2024 của tỉnh Tuyên Quang, mới đây, tại thành phố Hải Phòng, Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên...

Tiền thù lao cho người bảo tồn tiếng dân tộc thiểu số ở Bắc Giang là thế nào?

Nghị quyết số 71/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành các chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy tiếng dân tộc thiểu số giai đoạn 2024-2030. Theo nghị quyết này, người tham...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tìm hiểu thông tin về những biểu tượng của Lễ Giáng sinh

Lễ Giáng Sinh còn gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Christmas, Xmas hay Noel kỷ niệm ngày Chúa Jesus ra đời; qua thời gian trở thành ngày lễ quốc tế và được biết nhiều hơn với cây thông, ông già Noel.Đường phố trên khắp thế giới rực rỡ trong không khí chờ đón Giáng sinhThái Lan: Không khí Giáng sinh hiện diện khắp thủ đô BangkokCây thông Giáng sinh độc đáo thắp sáng bầu trời Đà Nẵng Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tim-hieu-thong-tin-ve-nhung-bieu-tuong-cua-le-giang-sinh-post1002537.vnp

Du lịch Huế “cất cánh” bằng thế mạnh di sản văn hóa

Huế sẽ tập trung ưu tiên cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu; ưu tiên phát triển ngành dịch vụ, du lịch có lợi thế dựa trên việc phát huy giá trị di sản, văn hóa. Năm 2025 là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước ngoặt Thừa Thiên-Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, đem đến nhiều vận hội mới cho địa phương. Đây cũng là năm Thừa...

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam là dịp để các chủ thể văn hóa, nghệ nhân, diễn viên, vận động viên quần chúng các dân tộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, tự giới thiệu nét đẹp văn hóa. Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với sự tham gia của 1.500 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 16 tỉnh,...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam: ‘Sắc màu hội tụ’ tại đất thiêng Quảng Trị

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị diễn ra từ ngày 13-16/12 tập trung giới thiệu những nội dung có tính tiêu biểu trong bản sắc văn hóa các dân tộc của 16 tỉnh, thành phố. Tối 14/12, tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Quảng Trị (thành phố Đông Hà), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ khai mạc...

Đường sắt cao tốc Berlin-Paris: Hành trình 8 giờ kết nối hai thủ đô châu Âu

Tuyến đường dài 1.100 km này sẽ hoạt động mỗi ngày một chuyến, đi qua các ga Frankfurt South, Karlsruhe và Strasbourg, với thời gian hành trình 8 giờ. Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Công ty đường sắt quốc gia Đức Deutsche Bahn (DB) đã chính thức đưa vào vận hành tuyến tàu cao tốc trực tiếp nối liền Berlin và Paris từ ngày 16/12, đánh dấu bước tiến mới trong giao thông đường sắt châu Âu....

Bài đọc nhiều

Nhan sắc ngọt ngào của người đẹp đăng quang Hoa hậu Việt Nam thời đại 2024

Chung kết Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024 vừa diễn ra tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả, danh hiệu tân Hoa hậu thuộc về người đẹp Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên đến từ Quảng Trị. Cô hiện là sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.Tân Hoa hậu sở hữu số đo 3 vòng 83-62-88cm, có vẻ đẹp trong sáng và ngọt ngào.Ngoài ra, danh hiệu Á hậu 1, 2, 3...

Dấu ấn “đặc biệt” trong sự nghiệp ca hát của CEO Ong Xinh Lounge & Karaoke

(NADS) - Trong đêm Chung kết Gala xếp hạng Tiếng hát Việt toàn cầu 2024 vừa diễn ra tại Nhà hát VOH - TP.HCM, cái tên Thu Trang đã được xướng lên với danh hiệu "Giải đặc biệt". Qua nhiều biến cố, Thu Trang cuối cùng đã "về đích" thành công khi đảm nhận nhiệm vụ CEO của tổ hợp giải trí Ong Xinh Lounge & Karaoke, đồng thời ghi thêm một dấu son trong sự nghiệp ca...

Nhà sáng lập OpenAI: AI sẽ tìm ra cách tự đào tạo chính nó

Ilya Sutskever, đồng sáng lập và cựu trưởng nhóm nghiên cứu của OpenAI, dự báo việc huấn luyện mô hình AI mà con người từng biết sẽ không còn tồn tại. Chuyên gia AI này đã rời OpenAI - công ty mà ông là một trong những nhà sáng lập, vào đầu năm nay để thành lập phòng thí nghiệm AI riêng có tên Safe Superintelligence Inc.  "Việc huấn luyện trước (pre-training) như chúng ta biết sẽ không còn tồn tại",...

Amazon, Meta, OpenAI tìm cách cải thiện quan hệ với ông Trump

Amazon, Meta và CEO OpenAI Sam Altman đều thông báo sẽ quyên góp 1 triệu USD cho quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump. CEO Mark Zuckerberg và nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos có quan hệ không mấy êm đềm với Tổng thống đắc cử Donald Trump. CEO OpenAI Sam Altman đang trong một cuộc chiến pháp lý nảy lửa với Elon Musk, một trong những người ủng hộ lớn nhất của ông Trump. Tất cả những...

Công ty Luật SALA: Chuyên gia pháp lý đồng hành cùng doanh nghiệp

Công ty Luật SALA tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật và từng công tác tại cơ quan thanh tra nhà nước, tại một số đơn vị thuộc Tập đoàn...

Cùng chuyên mục

Di dời tài sản tại dự án đất bị lấn chiếm rộng hơn 4.000m2 ở Hoàng Mai

TPO - Các lực lượng chức năng quận Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) đã tiến hành di dời tài sản, quây tôn khu vực đất dự án bị lấn chiếm với diện tích hơn 4.000m2. 17/12/2024 | 10:39 Hà Nội TPO - Các lực lượng...

Con út ‘gây say nắng’ của ông Trump nói được bao nhiêu thứ tiếng vẫn là điều bí ẩn

Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, từ chuyện đời tư đến khả năng học vấn của cậu út nhà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - Barron Trump từ lâu đã thu hút sự tò mò của công chúng. Theo truyền...

Từ 9h ngày 21-12 người dân được vào tham quan Triển lãm quốc phòng

Theo thông báo mới nhất từ ban tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm từ 9h ngày 21-12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30. Cụ thể, từ 9h-11h ngày 19-12...

Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX: Chờ bật lên sức mạnh của thanh niên

Ngay trước thềm Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024-2029), Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến các bạn trẻ từ nhiều vùng miền cả nước. Tôi chờ đợi đại hội đề ra chiến lược, chương trình đột phá, đổi mới...

Nữ vận động viên taekwondo Châu Tuyết Vân đại diện thanh niên báo công tại đại hội

Nữ vận động viên vừa giành 2 HCV Giải vô địch quyền taekwondo thế giới Châu Tuyết Vân đại diện 980 đại biểu báo công, tưởng nhớ anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội LHTN Việt Nam. ...

Mới nhất

Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, rét đậm giảm dần, Trung Bộ giảm mưa

(ĐCSVN) – Hôm nay (17/12), Bắc Bộ nhiệt độ tăng nhẹ; vùng núi đêm trời rét, có nơi rét đậm, rét hại, nhiệt độ 6-11 độ C. Trung Bộ giảm mưa, Nam Bộ hửng nắng, sáng mát mẻ, trời mù.   ...

Sản phẩm OCOP Hà Nội

LTS: Sau gần 6 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thành phố Hà Nội đã có 2.711 sản phẩm được công nhận; trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 12 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.473 sản phẩm 4 sao và 1.220 sản phẩm 3 sao. Nhằm hỗ trợ người sản xuất, hợp...

NASA giải mã bí ẩn về vệ tinh Io của sao Mộc

Theo nghiên cứu mới, các nhà khoa học NASA đã phát hiện những núi lửa tại vệ tinh Io của sao Mộc là những núi lửa mạnh nhất trong hệ Mặt trời. Bề mặt vệ tinh Io của sao Mộc với rất nhiều núi lửa đang hoạt...

Nhếch nhác hầm chui cửa ngõ phía Đông TP.HCM xây 8 năm chưa xong

Sau 8 năm khởi công, hầm chui nút giao Trạm 2 trên Xa lộ Hà Nội, hướng từ TP.HCM đi Đồng Nai đến nay vẫn chưa hoàn thành. ...

Loại rau mùa đông vừa đắng vừa ngọt nằm trong top 10 loại rau tốt nhất thế giới, giúp bổ phổi, ngừa ung thư,...

GĐXH – Loại rau mùa đông có vị vừa đắng vừa ngọt này nằm trong top 10 loại rau tốt nhất thế giới. Rau có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn, nhưng chỉ cần bạn đem...

Mới nhất

Sản phẩm OCOP Hà Nội